Vi phạm giao thông đường bộ là hành vi diễn ra phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi người tham gia giao thông vi phạm và được cảnh sát giao thông mời xuống xe để làm việc thì người tham gia giao thông thường có thái độ chống chế, không hợp tác. Vậy khi người tham gia giao thông vi phạm thì cảnh sát giao thông có được quy phim người vi phạm giao thông hay không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cảnh sát giao thông được sử dụng để phát hiện người vi phạm giao thông đường bộ:
- 2 2. Nguyên tắc phát hiện người vi phạm giao thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
- 3 3. Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không?
1. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cảnh sát giao thông được sử dụng để phát hiện người vi phạm giao thông đường bộ:
Để kiểm tra và phát hiện ra các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần phải sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để hỗ trợ. Theo đó, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ dùng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại Danh mục 1 được ban hành kèm theo Nghị định số 135/2021/NĐ-CP. cụ thể các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng bao gồm:
– Phương tiện đo độ dài.
– Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới.
– Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh.
– Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở.
– Thiết bị ghi âm và ghi hình.
– Phương tiện đo khoảng cách giữa hai phương tiện giao thông đang chạy.
– Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh.
– Thiết bị đo, thử chất ma túy.
– Thiết bị ghi đo bức xạ.
– Thiết bị đánh dấu hóa chất.
– Phương tiện đo áp suất khí nén.
– Thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới.
– Phương tiện đo độ ồn.
– Thiết bị đo âm lượng.
– Phương tiện đo nồng độ khí thải.
– Phương tiện đo độ khói.
– Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
– Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
– Thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả.
– Thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình.
– Thiết bị trích xuất dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải.
– Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; hệ thống camera giám sát an ninh, trật tự, điều hành giao thông.
– Bộ máy quét hiện trường.
– Máy vi tính, máy tính bảng lưu trữ kết quả thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Như vậy, để có thể phát hiện người vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông khi được giao quyền quản lý và sử dụng thì cảnh sát giao thông được quyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật trên để phát hiện ra người vi phạm giao thông đường bộ.
2. Nguyên tắc phát hiện người vi phạm giao thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (ở đây là cảnh sát giao thông và cơ quan công an) được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về an toàn giao thông phải được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, người quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì phải bảo đảm các yêu cầu và điều kiện được nêu ra tại khoản 2 Điều 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2020. Cụ thể như sau:
– Phải bảo đảm việc tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
– Khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật thì người quản lý và sử dụng phải tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
– Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì việc sử dụng kết quả thu được phải bảo đảm các yêu cầu và điều kiện sau:
– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
– Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính;
– Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không?
Theo phân tích tại mục 1 của bài viết này thì cảnh sát giao thông khi làm nghiệp vụ, để phát hiện ra được hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ thì có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT cũng đã quy định cụ thể về thiết bị ghi hình khi chụp ảnh trên thực tế phải bảo đảm hình ảnh được ghi lại có hiển thị thời gian cụ thể từng ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình. Trong trường hợp thiết bị được sử dụng để ghi hình phục vụ cho việc phát hiện vi phạm giao thông không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị phải ghi rõ địa điểm ghi hình.
Theo đó, cảnh sát giao thông khi ghi hình người vi phạm giao thông phải đảm bảo việc sử dụng đúng thiết bị ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu người cảnh sát giao thông không sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định mà sử dụng điện thoại, máy ảnh cá nhân để quay phim, chụp hình người vi phạm giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ là hành vi sai phạm. Thêm vào đó, tại khoản 6 Điều 3
Như vậy, cảnh sát giao thông chỉ được phép sử dụng hình ảnh, video thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành, theo quy định của Chính phủ và Bộ giao thông vận tải. Nếu sử dụng thiết bị, phương tiện không đúng theo quy định, cụ thể là sử dụng máy ảnh, điện thoại cá nhân để quay phim người vi phạm thì được xác định là hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
–
– Nghị định số 135/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính;
– Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2017 Quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.