Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát giao thông. Cảnh sát giao thông có được phép đánh người vi phạm không?
Tham gia giao thông là hoạt động diễn ra thường xuyên của các cá nhân. Để điều tra quản lý vận hành trật tự giao thông luôn cần đến cảnh sát giao thông. Vậy cảnh sát giao thông có được phép đánh người vi phạm không? Dưới đây là bài phân tích về vấn đề này.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát giao thông:
– Cảnh sát giao thông là lực lượng chức có thẩm thẩm quyền quản lý trật tự an toàn giao thông. Các cán bộ cảnh sát giao thông là những người được đào tạo chính quy, được bồi dưỡng nghề nghiệp, các hoạt động nhất định trong công tác nghề. Cảnh sát giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì trật tự giao thông công cộng, ngăn chặn những hành vi vi phạm giao thông xảy ra.
– Thực tế, ý thức tham gia giao thông của người dân Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Do đó, nếu không có cảnh sát giao thông, việc tham gia giao thông của người dân sẽ không được quản lý. Các hành vi vi phạm an toàn giao thông sẽ diễn ra. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông, sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông.
– Là chủ thể điều tiết, quản lý hoạt động tham gia giao thông, cảnh sát giao thông có cho mình những quyền hạn nhất định. Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA, cảnh sát giao thông có những quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Cảnh sát giao thông được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này; quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông; giấy tờ của phương tiện giao thông; giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật. Kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, cảnh sát giao thông được quản lý hoạt động chấp hành an toàn giao thông của người dân, bao gồm việc kiểm tra, giám sát…
+ Cảnh sát giao thông được áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Thực tế, khi tham gia giao thông, rất nhiều đối tượng có hành vi vi phạm an toàn giao thông. Để tránh hành vi vi phạm đó gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông khác, cũng như dẫn đến những hệ lụy, cảnh sát giao thông có quyền thực hiện ngăn chặn những hành vi đó. Cùng với đó, cảnh sát giao thông có quyền xử lý các hành vi vi phạm giao thông đường bộ; trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
+ Cảnh sát giao thông được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông; hoặc trường hợp khác gây mất trật tự , an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra, hoặc có nguy cơ xảy ra; Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra; kiểm soát được huy động phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân; người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản. Cảnh sát giao thông được điều tiết hoạt động tham gia giao thông của người dân. Họ giống như những nhà chỉ huy, đưa ra phương hướng để quá trình tham gia giao thông diễn ra thông thoáng hơn.
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cảnh sát giao thông được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Điều này phục vụ cho công tác quản lý trật tự an toàn giao thông của cảnh sát giao thông diễn ra tối ưu; ngăn chặn những hành vi chống đối của người vi phạm an toàn giao thông.
+ Cảnh sát giao thông là cán bộ chức năng có nhiệm vụ giám sát, quản lý hoạt động tham gia giao thông của người dân. Do đó, trong một số trường hợp, cảnh sát giao thông được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định: phân lại luồng, phân lại tuyến; nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông. Hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Có thể thấy, cảnh sát giao thông là lực lượng có chức năng quản lý hoạt động giao thông cũng như trật tự an toàn giao thông nước ta. Chính vai trò đặc biệt quan trọng đó, nên Nhà nước đã để cho Cảnh sát giao thông được nắm những quyền hạn nhất định. Song, những quyền hạn đó chỉ xoay quanh việc quản lý trật tự an toàn giao thông, cũng như các biện pháp để đảm bảo thực hiện chức năng vốn định một cách tối ưu nhất.
2. Cảnh sát giao thông có được phép đánh người vi phạm giao thông?
– Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA, cảnh sát giao thông có những quyền hạn được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Trong điều luật quy định về quyền hạn của cảnh sát giao thông, không có quy định nào nói về việc cho phép cảnh sát giao thông Tuy nhiên, trong quy định không có điều khoản nào cho phép cảnh sát giao thông có quyền đánh người vi phạm hay dùng vũ lực với người vi phạm.
– Thực tế, trong quá trình tham gia giao thông, có rất nhiều đối tượng tham gia có hành vi vi phạm an toàn giao thông. Việc vi phạm an toàn giao thông của các đối tượng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến họ, mà còn gây ảnh hưởng đến các cá nhân, chủ thể tham gia giao thông khác. Do đó, trong một số trường hợp nhất định, Cảnh sát giao thông buộc phải dùng các biện pháp khống chế các đối tượng vi phạm nhằm ngăn chặn hậu quả của hành vi vi phạm đó gây ra. Ví dụ, có một nhóm đối tượng trẻ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, lượn lách đánh võng trên đường. Cán bộ chức năng đã thổi phạt, yêu cầu các đối tượng này tấp vào lề đường, nhưng các đối tượng này vẫn cố phóng nhanh để trốn thoát. Trên đường chạy trốn cảnh sát giao thông, họ còn lượn lách, đánh võng, bấm còi khiêu khích. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia giao thông khác. Sự va quệt với phương tiện của các đối tượng này khiến nhiều người khác bị thương. Do đó, cảnh sát giao thông đã phóng xe cơ động đuổi theo, dùng biện pháp cưỡng chế để buộc các đối tượng này dừng xe, sau đó lập biên bản xử lý. Như vậy, đối với những hành vi vi phạm an toàn giao thông cần được xử lý để tránh rủi ro xảy ra, cảnh sát giao thông có thể sử dụng biện pháp khống chế. Tuy nhiên, sự khống chế này nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không phải là hành vi bạo lực hay đánh người vi phạm.
– Về nguyên tắc, trong những trường hợp thực hiện cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ; bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trong trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục, cảnh sát giao thông được phép sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc vũ thuật để khống chế đối tượng vi phạm.
Như vậy, dựa trên sự phân tích về các quy định của pháp luật trên, Cảnh sát giao thông không có quyền được đánh người vi phạm. Nếu trong trường hợp cá nhân tham gia giao thông vi phạm an toàn giao thông, cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn; đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính. Thực tế, trong nhiều trường hợp, cảnh sát giao thông phải sử dụng võ thuật, vũ lực để khống chế cá nhân vi phạm khi họ có hành vi chạy trốn hay thực hiện việc vi phạm. Tuy nhiên, các biện pháp khống chế bằng vũ lực chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết (khi sự chống trả của cá nhân vi phạm gây ảnh hưởng cho sức khỏe, tính mạng của cảnh sát giao thông và mọi người xung quanh); trong các trường hợp xử lý vi phạm thông thường, cảnh sát giao thông không được đánh hay dùng vũ lực với người vi phạm.