Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm. Có được tạm giữ bằng lái xe và đăng ký xe hay không?
Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm. Có được tạm giữ bằng lái xe và đăng ký xe hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em bị cảnh sát cơ động bắt vì không đội mũ bảo hiểm, đã bị giữ bằng láy và đăng ký xe máy của em. Hẹn em ra chốt cảnh sát giao thông giải quyết, nhưng sau đó, em ra đó thì cảnh sát đã rời đi. Bây giờ em làm sao để tìm lại được bằng lái và đăng ký xe và cảnh sát cơ động có quyền xử phạt không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
2. Luật sư tư vấn:
Khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 66, Điều 67."
Điểm i) Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội:
"mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy "không cài quai đúng cách khi tham gia giao thông trên đường bộ".
Như vậy, trong trường hợp này, cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP cũng quy định:
"2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
Như vậy, bạn chỉ bị tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Cảnh sát cơ động giữ đồng thời cả 02 giấy tờ trên là không đúng quy định pháp luật.
Để lấy lại giấy tờ xe, bạn phải đến trụ sở của đội cảnh sát cơ động để giải quyết.