Tạm giữ xe là một trong những biện pháp được áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền nhận thấy thật sự cần thiết để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Vậy cảnh sát cơ động có được quyền tạm giữ xe không? Cùng tìm hiểu nhé
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát cơ động có được quyền tạm giữ xe không?
Căn cứ theo quy định tại hoản 3 điều 74
– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ sẽ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm
Dẫn chiếu theo khoản 1, khoản 2 điều 82 của
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện của người thực hiện hành vi tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
– Để bảo đảm thi hành đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt vẫn còn có thể ra quyết định tạm giữ phương tiện, các giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Trường hợp khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, tuy nhiên người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, qua các quy định được trích dẫn trên đây, có thể thấy rằng: người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở đây bao gồm cả cảnh sát cơ động, theo đó để đảm bảo việc thi hành các quyết định xử phạt hành chính, ngăn chặn việc vi phạm hành chính thì cảnh sát cơ động vẫn có thể giữ phương tiện giao thông của người vi phạm.
2. Cảnh sát cơ động có được dừng xe, kiểm tra giấy tờ của người đi đường không?
Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của cảnh sát cơ động được tiến hành trong các trường hợp được quy định khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2015/TT-BCA, cụ thể như sau:
– Trường hợp khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
– Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện đã có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện dùng để sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy;
– Trường hợp khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm.
Khi đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao nếu có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, thì cảnh sát cơ động có quyền thẩm quyền kiểm tra hành chính các phương tiện đang lưu thông trên đường.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát cơ động:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đỏi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao có liên quan đến lĩnh vực giao thông, cảnh sát cơ động sẽ có thẩm quyền tiến hành xử phạt một số hành vi vi phạm giao thông, đơn cử như:
– Đỗ xe chiếm vào một phần đường xe chạy không đặt ngày báo hiệu nguy hiểm theo quy định;
– Bấm còi inh ỏi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian được xác định từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
– Dừng xe, đỗ xe vào phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
– Dừng xe, đỗ xe không sát vào mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc mà không chèn bánh;
– Mở cửa xe, để cửa xe mở mà không bảo đảm an toàn;
– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; dừng xe trên đường để đi xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;
– Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
– Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;
– Dừng xe, đỗ xe mà không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe;
– Dừng xe, đỗ xe vào phần đường dành cho người đi bộ qua đường;…
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động:
Theo khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh cảnh sát cơ động 2013, nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động là tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
4.1. Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động:
Theo quy định Điều 7 Thông tư 58/2015/TT-BCA các nhiệm vụ của cảnh sát cơ động phải thực hiện, bao gồm:
– Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và thực hiện kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn về xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; nếu trường hợp phát hiện thì ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.
– Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân về đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát.
– Báo cáo, đề xuất trực tiếp với cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
4.2. Quyền hạn của cảnh sát cơ động:
Theo Điều 8 Thông tư 58/2015/TT-BCA cảnh sát cơ động được phép được thực hiện trong phạm vi quyền hạn của mình, cụ thể như sau:
– Kiểm soát người và phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
– Xử lý về hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.
– Áp dụng các biện pháp ngăn chặn dựa theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu đơn vị, tổ chức, cơ quan, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Sử dụng vũ khí, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ và phương tiện, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
– Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Theo đó, cảnh sát cơ động có quyền hạn kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
Như vậy theo các quy định trên, cảnh sát cơ động quyền kiểm tra hành chính đối với một số hành vi có liên quan đến trật tự an toàn giao thông theo nhiệm vụ và quyền hạn đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2022;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Thông tư 58/2015/TT-BCA Quy định tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng cảnh sát cơ động.
THAM KHẢO THÊM: