Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thuộc Bộ Công an, thực hiện biện pháp vuc trang để bảo vệ an ninh, gin giữ trật tự, an toàn xã hội và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Vậy cảnh sát cơ động có được phép xử phạt lỗi vượt đèn đỏ?
Mục lục bài viết
1. Quy định về mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ:
Tín hiệu đèn đỏ trong đèn giao thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng để hỗ trợ điều hướng các phương tiện tham gia giao thông di chuyển một cách hợp lý. Quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ người điều khiển phương tiện giao thông phải bắt buộc dừng lại trước vạch dừng trên đường. Trong trường hợp nếu vạch dừng không có thì người sử dụng phương tiện phải dừng trước đèn giao thông theo chiều đi.
Lỗi vượt đèn đỏ được xác định khi một cá nhân điều khiển không dừng lại mà tiếp tục di chuyển khi đèn tín hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Hành vi này là đang vi phạm quy định về tham gia giao thông và người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ theo Điều 6
+ Khi tham gia giao thông mà chở theo ba người trở lên trên xe;
+ Nếu trực tiếp điều khiển xe có liên quan đến vụ tai nạn giao thông nhưng lại không thực hiện việc dừng lại không giữ nguyên điện trường mà cũng không tham gia cấp cứu người tai nạn trừ một số hành vi vi phạm quy định tại điểm d Khoản 8 của Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Điều khiển phương tiện tham gia giao thông vào các khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với các loại phương tiện đang điều khiển, trừ một số hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 điểm b Khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
+ Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu để được đi làm nhiệm vụ;
+ Khi nhận được hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông tuy nhiên lại không chấp hành theo đúng hướng dẫn;
+ Nếu nhận thấy người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông đưa ra hướng dẫn hoặc hiệu lệnh nhưng lại không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn này;
+ Cá nhân đang điều khiển xe sử dụng ô dù điện thoại di động thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính;
+ Đối với trường hợp người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm B khoản 6 điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; Các trường hợp nêu trên thì cá nhân có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến 3 tháng.
Như vậy, Người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt đèn đỏ có thể sẽ bị phạt tiền với mức từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước giấy phép lái xe từ 1tháng đến 3 tháng tùy thuộc vào hành vi đã nêu trên.
2. Cảnh sát cơ động có được phép xử phạt lỗi vượt đèn đỏ không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được quy định như sau:
Cá nhân là Cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt hoàn toàn được trao thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các điểm ,khoản, điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, bao gồm:
+ Hành vi tiến hành chở người ngồi trên xe sử dụng ô dù gây mất tầm nhìn và nguy hiểm cho người tham gia giao thông;
+ Trong khoảng thời gian từ 22:00 ngày hôm trước đến 5:00 sáng ngày hôm sau mà lại bấm còi trong thời điểm này hoặc sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị khu đông dân cư, trừ trường hợp các loại xe ưu tiên đang đi thực hiện làm nhiệm vụ thì được thực hiện hoạt động này;
+ Tự ý dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
+ Hành động dừng xe, đỗ xe ở lòng lề đường đô thị, hành vi này gây cản trở nghiêm trọng đến giao thông hoặc tụ tập từ ba xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để ở lòng đường đô thị hè phố trái với quy định;
+ Có hành động dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện hoặc những điểm được sử dụng để dừng đón trả khách của xe buýt nơi đường bộ giao nhau hoặc trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; khi nhận thấy những khu vực có biển cấm dừng xe và đỗ xe nhưng lại cố tình thực hiện dừng xe ở khu vực này; các quy định về dừng xe đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt nhưng không tuân thủ theo đúng quy định; dừng xe đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 điểm b khoản 3 Điều 49 của Nghị định này;
+ Thực hiện hành vi chở theo hai người trên xe trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi ,áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
+ Một số hành vi được quy định tại điểm i, điểm k, điểm l khoản 2;điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ,điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
+ Đặc biệt, tại Khoản 4 của Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2019/NĐ-CP cũng đã quy định hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì Cảnh sát cơ động cũng có thẩm quyền được xử phạt khi người tham gia giao thông mắc lỗi vượt đèn đỏ;
Với quy định nêu trên, Cảnh sát cơ động hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt nếu cá nhân điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
3. Cảnh sát cơ động có bắt buộc phải lập biên bản xử phạt lỗi vượt đèn đỏ không?
Căn cứ theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020 đã quy định đầy đủ về các nội dung liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi không lập biên bản. Theo đó vẫn có trường hợp không bắt buộc phải lập biên bản xử phạt vi phạm giao thông nếu trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì mức xử phạt là 500.000 đồng. Người có thẩm quyền xử phạt sẽ phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại địa điểm phát hiện hành vi vi phạm; Đối với trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thông qua sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì phải lập biên bản ghi nhận các nội dung rõ ràng;
Cũng theo quy định thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải được thể hiện đúng về mặt hình thức và nội dung, trong đó phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; cá nhân có hành vi vi phạm thì cũng phải được thể hiện rõ các thông tin về họ, tên, địa chỉ; Ngoài ra, tên, địa chỉ, của tổ chức vi phạm cũng phải được ghi nhận (nếu có); Thông tin liên quan đến hành vi vi phạm, địa điểm xảy ra vi phạm, những chứng cứ và tình tiết liên quan đến giải quyết vi phạm; Với cá nhân ra quyết định xử phạt thì cũng phải nêu rõ được họ, tên, chức vụ, những điều khoản văn bản pháp luật đã được áp dụng trong quyết định xử phạt này; Quan trọng nhất đó là mức phạt tiền phải được ghi rõ để cá nhân bị xử phạt có thể nắm bắt được các thông tin, đảm bảo được quyền lợi của mình.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.