Hiện nay, dưới sự phát triển của công nghệ thông tin, tình hình tội phạm lừa đảo qua facebook ngày càng gia tăng. Nhằm giúp bạn đọc tránh bị lừa đảo, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những cảnh giác với thủ đoạn lừa tình, lừa tiền qua Facebook.
Mục lục bài viết
1. Cảnh giác với thủ đoạn lừa tình, lừa tiền qua Facebook:
Hiện nay, trên mạng internet xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo trên mạng dùng các chiêu thức mỗi ngày một tinh vi hơn. Có thể kể đến là hình thức dùng facebook giả danh người nước ngoài làm quen, tán tỉnh con mồi.
Các thủ đoạn đối tượng lợi dụng các hình thức mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Telegram… mục đích để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản đã nhiều lần được cơ quan chức năng cảnh báo; cơ quan báo chí truyền thông đưa tin nhằm nâng cao cảnh giác cho người dân để người dân có thể phòng tránh được bẫy của các đối tượng này.
Hiện nay, có rất nhiều người chia sẻ rằng bản thân đã gặp một số đối tượng tự xưng là người nước ngoài để kết bạn qua mạng xã hội Facebook làm quen, tán tỉnh.
Đối tượng lừa đảo cho biết đang sống nước ngoài và thường dùng những lời lẽ quan tâm, hỏi han, chăm sóc con mồi. Sau vài ngày nhắn tin, đối tượng đã chủ động tạo dựng niềm tin đến với con mồi bằng những món quà có giá trị như: Điện thoại, đồng hồ, nước hoa, túi xách hàng hiệu, trang sức để gửi về Việt Nam tặng cho con mồi.
Sau một thời gian ngắn, con mòi sẽ bắt đầu nhận được một cuộc gọi tự xưng là nhân viên bưu cục tại các tỉnh và yêu cầu chuyển tiền để thanh toán tiền cước. Ngoài ra, các đối tượng tự xưng nhân viên bưu cục cũng viện ra nhiều lý do như: Đảm bảo vận chuyển an toàn; thanh toán tiền thuế; hàng trốn thuế… yêu cầu con mồi chuyển tiền.
Như vậy, theo phương thức lừa tình, lừa tiền hiện nay diễn ra phổ biết, do đó người dùng hết sức lưu ý để tránh gặp những rủi ro cho bản thân.
2. Những chiêu trò lừa đảo cần cảnh giác qua facebook:
Nhận quà từ bạn nước ngoài làm quen qua facebook hiện nay, cối tượng lừa đảo tự giới thiệu mình là người nước ngoài, kết bạn, liên lạc, làm quen để tạo mối quan hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội.
Sau khi nói chuyện, khi thấy đã tạo được lòng tin ở đối phương, đối tượng lừa đảo sẽ thông báo muốn chủ động tặng quà bằng cách gửi tiền, quà từ nước ngoài về Việt Nam. Sau đó, đối tượng này sẽ yêu cầu người bị hại phải nộp tiền để nhận quà với những lý do như cước vận chuyển, thuế, phí… vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt.
– Hack Facebook để nhắn tin mượn tiền
Chiêu trò hack facebook là chiêu lừa đảo đã không còn xa lạ trong những năm gần đây, các đối tượng lừa đảo thường lập facebook hoặc chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản của một người rồi nhắn tin lừa những người thân của chủ tài khoản hoặc bạn bè của chủ tài khoản để nhờ chuyển tiền.
– Thông báo trúng thưởng tiền, tài sản có giá trị qua facebook cũng là một hình thức phổ biến. Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng phương thức gửi tin nhắn thông báo trúng có giá trị lớn như thưởng xe máy, điện thoại, đồng hồ hoặc tiền mặt… Sau đó, yêu cầu người bị hại nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.
– Gửi link giả qua facebook để đánh cắp thông tin ngân hàng
Thủ đoạn thường thấy là gửi tin nhắn qua facebook để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả, sau đó đối tượng lừa đảo yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, thông tin thẻ,…khi có được đầy đủ các thông tin này, đối tượng sẽ rút tiền trong tài khoản của nạn nhân.
– Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến tài khoản ngân hàng. Sau đó, yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi cắt cổ.
– Lợi dụng dịch bệnh để gửi link độc hoặc lừa bán thuốc giả qua facebook việc lợi dụng tình hình dịch bệnh các đối tượng lừa đảo gửi thư điện tử và tệp đính kèm hoặc liên kết dẫn đến các nội dung về cập nhật tình hình dịch bệnh. Sau khi mở tệp đính kèm hay nhấp vào liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc, từ đó để lộ thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng.
3. Cách phòng tránh lừa đảo để không bị mất tiền:
Để sử dụng facebook một cách hiệu quả, không mắc bẫy lừa đảo từ các đối tượng xấu, người dùng cần lưu ý những điều sau:
– Cảnh giác đối với những cuộc điện thoại từ những số máy lạ, đặc biệt là những số máy có đầu số nước ngoài.
– Tuyệt đối không được cung cấp những thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa xác nhận hoặc chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì.
– Không được truy cập vào những đường link gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ; không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp mà người lạ hướng dẫn thực hiện.
– Không mua, bán hoặc cho mượn Giấy chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát liên quan đến bản thân.
– Giữ bí mật, không được cung cấp những thông tin cá nhân, số điện thoại hoặc thông tin về tài khoản ngân hàng… cho bất kỳ người lạ nào gọi đến.
– Không nên thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội, kể là của người thân, bạn bè. Nếu trường hợp cần chuyển thì cũng nên xác định rõ đối phương trường hợp người nhận không nghe máy hoặc viện lý do không tiện nói chuyện thì kiên quyết không chuyển khoản để tránh những trường hợp người thân, bạn bè bị hack tài khoản mạng xã hội.
– Không chuyển hoặc nộp tiền cho bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai. Tuyệt đối không được cung cấp mã OTP của mình cho người khác; hạn chế công khai về ngày sinh, số Căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng để tránh rủi ro.
– Không nên nhẹ dạ mà tin vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.
– Khi tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền được một số đổi tượng cố ý chuyển nhầm thì không được sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân. Mà nhanh chóng liên lạc với ngân hàng để giải quyết vấn đề.
– Không để các đối tượng lừa đảo lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối, tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Bị lừa rồi có cách nào đòi lại tiền không?
Việc bị lừa tiền thì người bị hại rất khó để tự mình đòi lại tiền từ những kẻ lừa đảo. Do đó, khi biết mình đã bị lứa thì người bị hại nên tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi mình cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được cơ quan công an giải quyết.
Trường hợp làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn trình báo lên cơ quan công an
– Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại ;
– Kèm theo chứng cứ để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).
Nếu bị hại đến trực tiếp trụ sở Công an tố cáo thì bị hại mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.
Bên cạnh đó, ngoài phương án trên thì bị hại cũng có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an địa phương.
Sau khi tiếp nhận tố giác và điều tra, nếu trường họp tìm được kẻ lừa đảo, cơ quan chức năng sẽ xử lý thích đáng và tìm cách trả lại tiền cho người bị lừa đảo.
5. Kẻ lừa đảo sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
– Theo quy định hiện nay, đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản dưới 02 triệu và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt, người thực hiện hành vi lừa đảo sẽ bị phạt hành chính.
– Theo khoản 1 Điều 15
– Trường hợp xử lý hình sự,căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Theo đó, tùy vào tính chất mức độ,vào số tiền chiếm đoạt cũng như các tình tiết liên quan, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị áp dụng mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
–