Mặc dù đã được cảnh báo rộng rãi nhưng vẫn có nhiều người nhẹ dạ cả tin bị các đối tượng lừa nạp tiền để được nhận món quà từ nước ngoài gửi về. Vì thế, người dân cần phải cảnh giác hơn nữa với thủ đoạn lừa đảo tặng quà hoặc tặng tiền từ nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tặng quà, tiền từ nước ngoài:
1.1. Dấu hiệu đặc trưng cần phải lưu ý của hình thức lừa đảo này:
Hiện nay tình trạng lừa đảo thông qua hình thức tặng quà và tặng tiền từ nước ngoài diễn ra vô cùng phổ biến. Cần phải cảnh giác với những dấu hiệu đặc trưng của hình thức lừa đảo này như sau:
Thứ nhất, các đối tượng gửi qua là người nước ngoài hoặc giả danh là người nước ngoài, tạo điều kiện làm quen qua mạng xã hội và chưa từng gặp, chỉ liên hệ thông qua các trang mạng để tạo lòng tin với bị hại. Sau một khoảng thời gian nói chuyện quen biết thì đối tượng đã lợi dụng lòng cả tin của người dân để nhờ họ làm trung gian nhận những món quà và tài sản lớn có giá trị chuyển từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam.
Thứ hai, thông qua thủ đoạn tiết lộ cho nạn nhân biết trong gói quà gửi về lãnh thổ của Việt Nam sắp tới có nhiều tài sản có giá trị lớn ví dụ như tiền, vàng, trang sức đắt giá … sau đó các đối tượng liệt kê ra nhiều lý do thuyết phục khác nhau do người dân nhận hộ những món quà này, mặc dù các tài sản này bị cấm gửi qua đường bưu điện và chuyển phát nhanh.
Thứ ba, khi nặn chanh chấp nhận làm trung gian để nhận các món quà chuyển từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam thì đối tượng sẽ lấy danh nghĩa nhân viên công ty giao hàng hoặc nhân viên hải quan, lấy danh nghĩa của ngân hàng để gọi điện cho nạn nhân yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vận chuyển và thuế hải quan, hoặc phạt tiền vì xoay thấy trong gói hàng có vàng, có ngoại hối và có trang sức đắt giá … vì vậy cần phải nộp thuế thì mới được thông quan tại cửa khẩu.
Thứ tư, yêu cầu chuyển khoản, tuy nhiên trong mọi trường hợp đều chuyển vào số tài khoản cá nhân tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi nạn nhân đã tin tưởng và chuyển khoản cho đối tượng thì đối tượng lừa đảo sẽ khóa tài khoản mạng xã hội sau đó nhanh chóng chuyển tiền chiếm đoạt được ba tài khoản tại các ngân hàng khác nhau, và cuối cùng thì số tiền lừa đảo đó sẽ được rút ở một ngân hàng nước ngoài.
Người dân cần phải lưu ý những thủ đoạn trên để nhận ra dấu hiệu lừa đảo của người phạm tội. Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đặt ẩn danh và hoạt động ngày càng tinh vi, quá trình đưa đạo được thực hiện thông qua không gian mạng trong khi nạn nhân chưa được gặp mặt trực tiếp và nạn nhân thiếu thông tin về các đối tượng lừa đảo này cho nên gây khó khăn cho công tác tìm kiếm và điều tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngày nay do mạng xã hội ngày càng phát triển và ngày càng trở nên rộng rãi với nhiều người, cho nên có nhiều đối tượng đã ẩn danh và liên kết với nhiều công dân tại các quốc gia khác nhau. Vì vậy chiêu trò lừa đảo này qua mạng phát triển vô cùng phổ biến, không chỉ đến những đối tượng trong nước mà còn đến từ những đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia khác. Trong đó thì các bạn phổ biến nhất của những người bạn nước ngoài là kết bạn facebook và zalo … nhầm mục đích làm quen và tiếp cận nạn nhân, sau một thời gian nói chuyện thì các đối tượng ngoài ý muốn chuyển tiền và chuyển quà từ nước ngoài về để làm quà cho các nạn nhân. Hiện nay căn cứ theo quy định của pháp luật thì có ghi nhận một số bưu phẩm cấm gửi bao gồm:
– Cấm không được vận chuyển các loại tiền giấy, tiền kim loại hoặc chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa được ra công, các loại đá quý hoặc đồ trang sức có giá trị cao hoặc các vật phẩm có giá trị khác;
– Bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên nếu pháp luật nước gửi và pháp luật nước tiếp nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín.
Như vậy, tiền và một số loại quà, đặc biệt là quà có giá trị ví dụ như trang sức … được coi là hàng hóa và vật phẩm cấm gửi qua đường bưu chính, do vậy sẽ không có chuyện ai đó từ nước ngoài được gửi tiền mặt qua đường bưu chính về lãnh thổ của Việt Nam để làm quà. Người dân cần phải lưu ý điều này để tránh mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo. Đồng thời, tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo theo như phân tích ở trên thì người dân cần phải hết sức cảnh giác khi được đề nghị nộp tiền nhận quà. Mọi người không nên công khai hình ảnh và công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội, khi sử dụng tài khoản ngân hàng nhất là các ngân hàng có giao dịch chuyển tiền quốc tế thì mới dân cần phải cẩn thận bảo mật các dữ liệu tài khoản nhằm tránh bị lộ thông tin cá nhân và tuyệt đối không được tiết lộ mã xác thực tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai với bất kỳ lý do gì. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần phải thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để được tiếp nhận và giải quyết. Người dân cần phải nâng cao công tác tuyên truyền và tìm hiểu rõ hơn về những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức nhận bưu phẩm, nhận quà tặng qua mạng xã hội, qua đó nâng cao ý thức phòng chống tội phạm trên thực tế.
1.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo tặng quà, tiền từ nước ngoài:
Hành vi lừa đảo trên mạng hiện nay được biến tấu với nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có thủ đoạn lừa đảo tặng quà và tặng tiền từ nước ngoài.
Khi thực hiện hành vi lừa đảo này, các đối tượng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 174 của
2. Hướng xử lý khi bị lừa đảo tặng quà, tiền từ nước ngoài:
Khi bị lừa đảo thông qua hình thức tặng tiền hoặc tặng quà từ nước ngoài, thì nạn nhân cần phải bình tĩnh và giải quyết theo hướng sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tố cáo về hành vi lừa đảo qua mạng. Bộ hồ sơ nhìn chung sẽ bao gồm:
– Đơn trình báo công an theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy tờ tùy thân của bị hại;
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh hành vi vi phạm của đối tượng.
Bước 2: Thu thập chứng cứ để trình báo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bị hại có thể chuẩn bị những chứng cứ dưới hình thức: Vật chứng, dữ liệu điện tử, ghi âm hoặc ghi hình, lời khai, tin nhắn … với các đối tượng phạm tội.
Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật. Người bị hại có thể tới trực tiếp trụ sở công an hoặc liên hệ thông qua số điện thoại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm lừa đảo, trong đó có hai cơ quan mà nạn nhân có thể tố giác trong trường hợp này đó là Cơ quan điều tra và viện kiểm sát.
3. Mẫu đơn trình báo về việc lừa đảo tặng quà, tiền từ nước ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
一一一一一一
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN TRÌNH BÁO
Kính gửi:
– Công an quận/huyện …;
– Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện …
Tôi tên là: …
Sinh ngày: …
Chứng minh nhân dân số: …
Ngày cấp: …
Nơi cấp: …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi làm đơn này xin trình báo với
Thứ nhất: …
Thứ hai: …
Từ những hành vi nêu trên, có thể khẳng định ông/bà … đã dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là …
Tôi cho rằng hành vi này của ông/bà … có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà … về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
– Buộc ông/bà … phải trả lại số tiền cho tôi.
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu đính kèm: …
Người trình báo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–