Đi xuất khẩu lao động là mong muốn của không ít người với hi vọng đổi đời, nhưng cũng không ít cá nhân chỉ vì chạy không đúng cửa mà “tiền mất, tật mang”. Bài viết dưới đây là làm rõ việc cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động.
Mục lục bài viết
1. Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động:
Hiện nay, việc lừa đảo bằng hình thức môi giới xuất khẩu lao động đã và đang diễn ra rất phổ biến. Thực tế, với nhiều thủ đoạn khác nhau, các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ “nhái”, “giả” tên công ty xuất khẩu lao động có tiếng hoặc lợi dụng danh nghĩa công ty… để chiếm đoạt tài sản. Các công ty không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn đăng tuyển tìm người trên các trang web du lịch, xuất nhập khẩu một cách rất rầm rộ, chủ yếu họ đăng tìm những người đi làm việc tại các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,….
Theo quy định hiện nay, ngoài các địa phương được phái cử thì không có bất cứ cá nhân hay tổ chức, đơn vị nào được phép tuyển dụng lao động đối với chương trình này. Do đó, các đối tượng lừa đảo mạo danh lập website giả trông rất giống những website chuyên nghiệp có dịch vụ môi giới đi xuất khẩu lao động, theo đó là những hình ảnh đưa tiễn người lao động tại sân bay. Chính vì như vậy, những người dân dễ cả tin, thiếu hiểu biết đã sập bẫy chúng, liên hệ với họ với nhu cầu muốn được đi xuất khẩu lao động. Với những lời chào mật ngọt, những chính sách ưu đãi, những cam kết, hứa hẹn ảo mà người dân tin, sau đó ký hợp đồng và đưa tiền cho họ, sau đó họ cao chạy xa bay.
Theo các trang báo mạng đưa tin, số lượng người bị lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động xảy ra rất nhiều., cụ thể Anh N.H.T (ở tỉnh Bắc Giang) cho biết: Thời gian qua, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, vì thế anh có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Trên mạng xã hội Facebook, anh quen một đối tượng quảng cáo là giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu lao động, có thể đưa anh đi làm việc đúng với tay nghề cơ khí của anh tại Nhật Bản. Tin lời, anh nộp tiền đặt cọc 20 triệu đồng. Tuy nhiên, chờ đợi mấy tháng, anh không nhận được thông báo đi học tiếng Nhật và làm thủ tục xuất khẩu lao động như cam kết. Liên hệ lại thì đối tượng nêu trên đã khóa Facebook cá nhân và số điện thoại cũng không còn liên lạc được.
Các chiêu trò lừa đảo này đã được cảnh báo rất nhiều lần trên các trang mạng xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vẫn còn rất nhiều người dân bị lừa bởi không tìm hiểu kỹ, cũng như thiếu trang bị cho mình kiến thức, quy định pháp luật về xuất khẩu lao động. Cũng một phần những đối tượng bị lừa là người nông dân xuất phát từ vùng quê nghèo, kiến thức còn hạn chế với mong muốn được đổi đời.
2. Khi bị lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động, người dân cần làm gì?
Khi phát hiện mình bị các đối tượng môi giới xuất khẩu lao động, người dân cần bình tĩnh thu thập các thông tin, bằng chứng trao đổi giữa các bên để tiến hành tố cáo đến cơ quan chức năng.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
– Đơn tố cáo (theo mẫu bên dưới).
– Giấy tờ tùy thân (gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người nộp hồ sơ.
– Các tài liệu, hồ sơ chứng minh việc bị lừa đảo như các ảnh chụp đoạn chat tin nhắn; video, ghi âm, các giao dịch chuyển tiền,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, người dân cần nộp đơn tố cáo kèm các bằng chứng đến cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Dưới đây là mẫu tố cáo hành vi lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động và hướng dẫn cách viết người dân tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
………, ngày …..tháng……..năm 20… |
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản)
Kính gửi: | CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN …… |
VIỆN KIỂM SÁT ………………… |
Họ và tên tôi: ……Sinh ngày: ……
CMND/CCCD số: ……
Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh …
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại: ……
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: Trần Văn D Sinh ngày: ……
CMND/CCCD số: ……
Ngày cấp: …Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại: ……
Vì Anh/Chị Trần Văn D đã có hành vi mạo danh để lừa đảo tài sản của tôi gồm 70.000.000 VNĐ (bằng chữ: bảy mươi triệu đồng)
Sự việc cụ thể như sau:
Vào ngày X tháng X năm 2023, anh Trần Văn D liên hệ với gia đình tôi, tự xưng là người môi giới công ty xuất khẩu lao động sang Nhật. Do chúng tôi thấy anh có giấy tờ chứng nhận là nhân viên công ty môi giới này, mà con tôi đang cần việc gấp, nên đã đồng ý trả trước 60 triệu tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động cho anh D, để anh D giúp chúng tôi sắp xếp trung tâm học tiếng Nhật hai tháng và làm giấy tờ sang nước ngoài. Nhưng khi đã chuyển khoản xong, chúng tôi gọi lại thì điện thoại của anh D lại không liên lạc được nữa, đến công ty kia hỏi thì họ báo rằng không có nhân viên này.
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh Trần Văn D đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là sáu mươi triệu đồng của gia đình tôi.
Hành vi của Anh/Chị Anh Trần Văn D có dấu hiệu phạm tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ” – qui định của Bộ luật hình sự năm 2015 tại điểm c khoản 2 Điều 174 Tội Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Cụ thể được quy định như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh Trần Văn D Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh Trần Văn D về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc anh Trần Văn D phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo | |
(ký và ghi rõ họ tên) |
3. Giải pháp ngăn chặn tình trạng lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động:
– Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm được các chiêu thức và tình trạng của các đối tượng lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động hiện nay.
– Các cấp, các ngành của các tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì cần liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp đưa đi lao động nước ngoài có đủ năng lực, tư cách pháp nhân, kiên quyết không qua khâu trung gian để hạn chế kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
– Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những đối tượng lừa đảo người dân đi xuất khẩu lao động.
– Khi phát hiện thông tin, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và trình báo cho cơ quan công an để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý.
– Các cơ quan, chính quyền phối hợp kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các doanh nghiệp cung ứng lao động ra nước ngoài để chủ động phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các doanh nghiệp “môi giới”, “lừa đảo” đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
– Đối với lực lượng công an cần thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động xuất khẩu lao động để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động trên địa bàn tỉnh.
– Người dân khi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động cần hỏi ý kiến người thân, bạn bè hay những người mình tin tưởng để cập nhật, nắm bắt tình hình, không nghe lời bạn bè, người quen đi qua biên giới tìm việc, kể cả khi đi bằng con đường chính ngạch.
– Người dân cũng cần phải tỉnh táo, cảnh giác với những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao”.
– Người dân cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về địa điểm, công việc nơi chuẩn bị đến làm việc, tìm hiểu về thân nhân, lai lịch của người giới thiệu việc làm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.