Lừa đảo qua Zalo ngày càng trở nên phổ biến do số lượng người sử dụng ứng dụng ngày càng tăng và các chiêu thức lừa đảo được thực hiện ngày càng trở nên tinh vi khó phát hiện. Bài viết dưới đây là một số thông tin hữu ích về các chiêu trò lừa đảo phổ biến qua zalo mà bạn cần lưu ý
Mục lục bài viết
1. Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Zalo:
1.1. Hack tài khoản Zalo lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến qua zalo hiện nay đó là các đối tượng xấu sẽ tạo một website có những đường link độc hoặc mã QR độc mà khi người dùng nhấn vào các đường link độc hoặc sử dụng zalo để quét các mã QR này sẽ ngay lập tức bị các đối tượng xấu chiếm đoạt tài khoản zalo của mình.
Sau khi đã chiếm đoạt được tài khoản zalo của người dùng chúng sẽ tiến hành nghiên cứu các đoạn hội thoại, tin nhắn của mình và các bạn bè ở trên zalo và nhắm tới các đối tượng tiềm năng là người thân hoặc bạn bè thân thiết của người dùng trên zalo để nhắn tin nhờ vay tiền hoặc chuyển khoản vào số tài khoản ngân hàng có tên đăng ký giống với tên của người dùng zalo và thúc dục bạn chuyển tiền nhanh do cần gấp. Điều này dẫn đến nhiều người tin tưởng không kiểm tra lại thông tin số tài khoản ngân hàng cũng như xác thực xem người nhắn tin với mình có đúng là bạn bè hoặc người thân trên zalo hay không mà vội vàng chuyển tiền theo yêu cầu, sau khi chuyển tiền các đối tượng này sẽ chặn liên lạc với bạn đồng nghĩa việc bạn đã bị kẻ gian chiếm đoạt số tiền này.
1.2. Giả danh các cơ quan chức năng yêu cầu cài đặt app để hưởng các ưu đãi:
Các đối tượng lừa đảo sẽ giả danh Công an hoặc cán bộ thuế liên hệ vận động người dân cài đặt áp khai báo thuế theo quy định để được giảm thuế VAT (Giá trị gia tăng) 2%. Nhiều người dân tin tưởng thông tin nên đã cài đặt app, tuy nhiên sau đó bị rút hết số tiền trong tài khoản ngân hàng của mình do các app này có thể đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng của bạn sau đó đăng nhập tài khoản ngân hàng và tiến hành chuyển tiền qua smart banking. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần nhanh chóng
1.3. Kêu gọi giúp đỡ người khó khăn trên mạng Zalo:
Hiện nay, việc từ thiện đang được nhiều người quan tâm và kẻ gian đã lợi dụng tấm lòng thương người của người dân đăng tải những thông tin sai sự thật về một số người đang gặp hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ về tài chính để chữa bệnh hiểm nghèo hoặc vượt qua hoạn nạn hoặc giả mạo các tổ chức từ thiện được nhà nước cho phép hoạt động để vận động người dân chuyển tiền vào số tài khoản ngân hàng của những đối tượng này để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều trường hợp tinh vi hơn có thể lấy thông tin từ những vụ việc có thật trên thực tế đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tự tạo lập một tài khoản ngân hàng có tên của người có hoàn cảnh khó khăn để tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ từ những mạnh thường quân. Tuy nhiên, sau khi số tiền đã được chuyển vào tài khoản ngân hàng của những đối tượng xấu thì những đối tượng này sẽ chuộc lợi từ số tiền từ thiện này còn người thực sự có hoàn cảnh khó khăn thì không được nhận số tiền từ thiện.
Vì vậy, để hoạt động từ thiện được đúng mục đích, phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam bạn cần cảnh giác trước những thông tin kêu gọi từ thiện trên các trang mạng hoặc cá nhân đăng tải không chính thống. Và chỉ thực hiện hoạt động từ thiện khi xác thực được cá nhân, tổ chức nhận quyên góp được cho phép hoạt động.
1.4. Lừa đảo qua ví điện tử Zalopay:
Zalo pay là một ví điện tử được sử dụng khá phổ biến của những người dùng zalo. Chính vì vậy các đối tượng xấu đã lợi dụng uy tín của ví điện tử này để tạo những email, tin nhắn hoặc cuộc gọi tới người sử dụng ví zalopay để thông báo bạn đã trúng thưởng hoặc nhận được các voucher. Và để nhận được những ưu đãi này, yêu cầu người dùng sẽ phải chuyển một số tiền nhất định để thanh toán phí vận chuyển hoặc thuế thu nhập cá nhân.
Một chiêu trò tinh vi hơn là những đối tượng lừa đảo thường giả danh là nhân viên của zalo pay để liên lạc với khách hàng. Ban đầu sẽ lấy ý kiến của khách hàng về sử dụng ví zalopay có gặp điều gì khó khăn hoặc vướng mắc để lấy lòng tin của khách hàng. Sau đó yêu cầu khách hàng điền thông tin của mình vào một đường link cho sẵn với lý do nâng cấp hệ thống hoặc phục vụ quản lý bảo mật thông tin khách hàng. Một khi đã có được những thông tin bảo mật của khách hàng chúng sẽ tiến hành đánh cắp tài khoản zalopay và chiếm đoạt số tiền ở trong tài khoản.
Ngoài ra còn có một chiêu thức khá phổ biến dạo gần đây đó là việc kêu gọi đầu tư qua ví zalopay dưới hình thức ”Zalopay chứng chỉ quỹ” mang danh nghĩa là hệ thống đầu tư của zalopay giới thiệu cho khách hàng để tham gia kiếm tiền qua ví điện tử này. Những người giả danh là nhân viên của zalopay sẽ hướng dẫn rất nhiệt tình cho người dùng tham gia vào việc đầu tư kiếm tiền thậm chí còn tạo dựng các hình ảnh là feedback của những người dùng trước về việc xác nhận đã kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư vào ví zalopay. Ban đầu bạn có thể được thu lợi như lời mời gọi của nhân viên zalopay giả danh này nhưng khi bạn đã đầu tư số tiền lớn hơn, hoa hồng được nhiều hơn thì cũng là lúc bạn không thể rút được số tiền đã đầu tư và tiền hoa hồng từ tài khoản zalopay của mình.
Như vậy, có thể thấy các chiêu trò lợi dụng qua ví điện tử zalopay rất tinh vi, vì vậy người dùng cần phải hết sức cảnh giác tuyệt đối không chia sẻ các thông tin quan trọng như thông tin về tài khoản, mật khẩu, mã OTP.,..cho những người già danh là nhân viên của zalopay cũng như điền thông tin vào các đường link của trang web nào khác ngoài ứng dụng zalopay không rõ nguồn gốc, hoặc đăng ký tài khoản zalopay cho người khác.
Khi phát hiện bị lừa đảo, bạn cần nhanh chóng báo cáo với hệ thống của zalopay là liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để được xác thực thông tin khi có dấu hiệu nghi ngờ bị lừa đảo hoặc phong tỏa tài khoản zalopay tránh trường hợp bị rút hết số tiền trong tài khoản.
1.5. Giả mạo tài khoản Zalo để chiếm đoạt tài sản:
Các đối tượng lừa đảo sẽ lập một tài khoản zalo có tên giống với người thân của bạn và mở một tài khoản ngân hàng cùng tên. Người này sẽ kết bạn với bạn và thông báo rằng tài khoản chính ban đầu đã bị hack nên kết bạn lại với bạn bằng tài khoản này. Vì vậy, bạn không có nghi ngờ về việc đây có đúng là tài khoản của người bạn trên zalo của mình hay không.
Khi đã có thể kết bạn được với bạn những đối tượng lừa đảo này sẽ tiếp tục tiến hành hành vi lừa đảo bằng việc đưa ra những thông tin rằng trong thời gian này bạn của bạn đang gặp khó khăn về tài chính nên cần vay một khoản tiền và hứa sẽ trả lại ngay hoặc yêu cầu bạn chuyển tiền qua tài khoản rồi sẽ đưa lại tiền mặt cho bạn. Nhiều trường hợp do tin tưởng nên không kiểm tra lại thông tin số tài khoản cũng không yêu cầu xác minh có đúng là người bạn của mình hay không mà đã chuyển tiền, vì vậy đã bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã chuyển.Chỉ đến khi bạn phát hiện ra thì đối tượng này đã xóa toàn bộ tin nhắn và chặn thông tin liên lạc với bạn.
2. Bị lừa đảo qua Zalo, làm sao lấy lại tiền?
Vì các đối tượng lừa đảo qua mạng cụ thể là qua ứng dụng zalo đều sử dụng những thông tin cá nhân giả nhiều tài khoản ngân hàng hoặc mua sim rác để liên hệ với bạn, vì vậy bạn rất khó để xác định được đối tượng lừa đảo này là ai và cư trú ở đâu. Do đó, để tự mình lấy lại được số tiền này là điều bất khả thi.
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên nhanh chóng thông báo với
Trước khi trình báo ra phía cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát bạn cần chuẩn bị một số những tài liệu cơ bản sau đây.
Thứ nhất, tất cả những đoạn tin nhắn, email, hội thoại có thể hiện nội dung yêu cầu bạn chuyển tiền cho đối tượng này qua số tài khoản ngân hàng cá nhân của người lừa đảo.
Thứ hai, bạn cần tiến hành ra chi nhánh ngân hàng sao kê tổng số tiền mà bạn đã chuyển cho các đối tượng lừa đảo này.
Thứ ba, soạn đơn tố cáo tội phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo mẫu quy định. Bạn cần lưu ý trong phần thông tin người bị tố cáo do bạn không nắm rõ được thông tin cá nhân của những đối tượng này vì vậy, hãy cung cấp tất cả những thông tin mà bạn có, ví dụ như: số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, đường link trang web hoặc căn cước công dân mà những đối tượng này đã cung cấp cho bạn để lấy lòng tin và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành xác minh thông tin về đối tượng lừa đảo này.
Thứ tư, bạn cần một bản sao công chứng căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu và các giấy tờ thay thế khác.
Lưu ý: bạn cần xác định được cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua zalo sẽ là nơi tội phạm xảy ra nghĩa là nơi bạn thực hiện giao dịch chuyển tiền cho đối tượng này là các chi nhánh ngân hàng mà bạn đăng ký sử dụng.
Nếu bạn lựa chọn đến trực tiếp cơ quan công an để trình báo sự việc.Thì bạn chỉ cần mang theo các tài liệu, chứng cứ và giấy tờ tùy thân bản chính. Sau khi tới cơ quan Công an sẽ tiến hành khai báo và lấy lời khai cụ thể.
Ngoài 02 cách trên, bạn còn có thể trình báo hành vi lừa đảo qua ứng dụng zalo tới phòng an ninh mạng qua các đường dây nóng sau đây:
Nếu bạn ở khu vực thành phố Hà Nội bạn có thể gửi trực tiếp các đường link hoặc tình huống lừa đảo trực tuyến tới đường dây nóng 113 hoặc trang facebook của công an thành phố Hà Nội.
Nếu bạn ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể liên lạc trực tiếp đến số điện thoại 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về sự việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
Hoặc gọi điện tới số điện thoại Phòng án ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Bộ luật HÌnh sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.