Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập dựa trên những căn cứ pháp lý nào?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký đối với nhãn hiệu là việc làm cần thiết nhằm bảo hộ đối với nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được xác lập khi đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó, quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam có thể phát sinh thời gian bảo hộ nhãn hiệu trên 3 cơ sở và tương ứng với các cơ sở này để chứng minh quyền đang được bảo hộ tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Các tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu
– Thứ nhất: quyết định cấp văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu) của Cục sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, việc chứng minh nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam sẽ dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp.
– Thứ hai: quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam (do Cục sở hữu trí tuệ ban hành và chỉ áp dụng với các chủ thể nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu)
* Lưu ý: khi xác định chủ thể quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam trong trường hợp này là: quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam chỉ được cấp sau khi Luật sở hữ trí tuệ có hiệu lực (01/07/2006). Đối với các nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam theo pháp luật trước ngày 01/07/2006, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định về việc ra quyết định như vậy. Trong trường hợp này, chứng cứ chứng minh quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam (do Cục sở hữu trí tuệ cấp) hoặc xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế đang được bảo hộ tại Việt Nam (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới- WIPO cấp)
– Thứ ba: trên cơ sở sử dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng chứ không phải trên cơ sở đăng ký, một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng thì mặc dù không đăng ký nhưng chủ sở hữu vẫn có quyền chống lại người khác thực hiện các hành vi bị coi là xâm phạm quyền. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nộp các chứng từ, chứng cứ chứng minh nhãn hiệu hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng. Và để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, trước hết phải chứng minh nhãn hiệu đó được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Các tiêu chí được sử dụng để xem xét một nhãn hiệu nổi tiếng hay không được quy định tại Điều 75
Như vậy, luật sở hữu trí tuệ quy định căn cứ phát sinh quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam bao gồm: quyết định cấp văn bằng bảo hộ; quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt nam, trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được tính từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn ở Cục sở hữu trí tuệ, hay từ ngày nộp đơn ở cơ quan sở hữu công nghiệp ở một nước khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia (ngày ưu tiên)
Ví dụ: một nhãn hiệu nộp đơn năm 2006, cấp bằng năm 2007, sẽ được tính bảo hộ từ năm 2007 đến năm 2006 + 10= 2016.
Nhãn hiệu sắp hết hạn có thể được gia hạn bảo hộ với thời hạn không hạn chế, cho tới chừng nào chủ sở hữu nhãn hiệu ngừng không sử dụng nhãn hiệu hay ngừng hoạt động. Ngoại lệ của nguyên tắc 10 năm nói trên là những nhãn hiệu được bảo hộ theo Thỏa ước Madrid. Các nhãn hiệu này được bảo hộ kể từ ngày đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đến hết 20 năm kể từ khi nhãn hiệu này được nộp đơn tại các quốc gia bảo hộ lần đầu.
2. Thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu
Việc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu chủ yếu thông qua thủ tục đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc pháp luật quy định đăng kí quyền SHCN là một thủ tục bắt buộc bởi nhiều lí do:
– Thứ nhất, việc nộp đơn đăng kí bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là cơ sở pháp lý để xác định tư cách của chủ sở hữu, xác định thứ tự đăng kí bảo hộ, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng.
– Thứ hai, đăng kí bảo hộ là một cách thức để công khai hóa quyền sở hữu đối với các loại tài sản vô hình cho các chủ thể khác biết.
– Thứ ba, thông qua các thủ tục đăng kí, Nhà nước có thể khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại.
Giống như quyền SHCN, quyền SHCN đối với nhãn hiệu mang tính lãnh thổ tuyệt đối, nó chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ cuả cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định đã công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ đó
3. Căn cứ phát sinh quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Thứ nhất, việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng không cần thực hiện thông qua thủ tục đăng ký.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 103/2006/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định về Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:
“2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Do đó, nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng nhãn hiệu
Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 bao gồm:
“1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”
Như vậy, để xác định là nhãn hiệu nổi tiếng thì phải căn cứ vào các tiêu chí trên theo quy định của pháp luật.
Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, cụ thể là: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.”
Tiêu chí thực tiễn sử dụng là tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Điều đó xuất phát từ tính chất nổi tiếng của một nhãn hiệu, khi qua quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu đó mới được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Nếu pháp luật có các quy định về việc đăng ký như một điều kiện để xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ là một điều không hợp lý. Bởi vì việc đó sẽ trái với nguyên tắc sử dụng liên tục (Khoản 4 Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
Từ những quy định của luật thì trên thực tế, để xác nhận một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng thì cần có sự xem xét và công nhận của một trong ai cơ quan là: Tòa án và Cục sở hữu trí tuệ. Tòa án và Cục sở hữu trí tuệ sẽ chỉ xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân theo từng việc cụ thể.
Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Luật sư
Yêu cầu xem xét nhãn hiệu nổi tiếng có thể diễn ra trong các trường hợp sau:
+ Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng.
+ Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng.
+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.
+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.
Quy định ghi tại Điều 6
1. Quyền tác giả: được bảo hộ theo cơ chế tự động có nghĩa là quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, mà không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức…, không phụ thuộc vào việc tác giả đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan: phát sinh từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không , cản trở vàgây phương hại đến vệc tác giả thực hiện quyền tác giả của mình.
3. Quyền sở hữu công nghiệp: căn cứ phát sinh và xác lập quyền sở hữu công nghiệp với từng đối tượng là khác biệt.