Căn cứ xác định mức lương áp dụng cho trường hợp lao động qua đào tạo nghề. Mức lương tối thiểu vùng I của người lao động qua đào tạo nghề.
Căn cứ xác định mức lương áp dụng cho trường hợp lao động qua đào tạo nghề. Mức lương tối thiểu vùng I của người lao động qua đào tạo nghề.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! – Về chế độ tiền lương Doanh nghiệp tôi đã có áp dụng thang bảng lương và tăng lương theo tối thiểu vùng (doanh nghiệp tôi thuộc vùng 1). – Doanh nghiệp tôi chưa rõ về vấn đề lao động qua đào tạo tại Doanh nghiệp, lao động làm việc bao lâu thì mới gọi là lao động qua đào tạo để được cộng thêm 7% vào tiền lương cơ bản. Căn cứ vào đâu để xác định mức lương áp dụng cho trường hợp này.Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 90 “
Điều 5
"a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 153/2016/NĐ-CP, người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
+ Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại
+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
+ Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
>>> Luật sư tư vấn về mức lương đối với người đã qua đào tạo nghề: 1900.6568
+ Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định
+ Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
+ Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
+ Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Như vậy, để xác định lao động đã qua đào tạo nghề thì phải dựa vào bằng cấp hoặc, chứng chỉ. Hoặc nếu được công ty đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được công ty bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề thì vẫn phải cộng thêm 7% vào lương. Vì thể, mức lương cơ bản công ty bạn tự quy định nhân với hệ số lương tối thiểu của công ty phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng: Đối với vùng 1: 3.750.000đ (chưa qua đào tạo) và 3.750.000 + (7% x 3.750.000) = 4.012.500 đồng/ tháng (đối với người có đào tạo cấp nghề trở lên).