Khái quát chung về nghĩa vụ riêng rẽ? Căn cứ phát sinh và thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ?
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, Xuất phát từ sự tương trợ lẫn nhau thì đối với một người không có nghĩa vụ nhưng họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đối với một công việc của người khác, từ đó quan hệ nghĩa vụ cũng được phát sinh tương ứng với nghĩa vụ là quyền của các bên tương đương với nhau. Khi nhiều người thực hiện một công việc nào đó nhưng mỗi người họ lại thực hiện một phần công việc một cách riêng rẽ, thì cá nhân đó phải thực hiện nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ của mình. Vậy Căn cứ phát sinh và thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ đối với họ là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Khái quát chung về nghĩa vụ riêng rẽ
1.1. Nghĩa vụ riêng rẽ là gì?
Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là nghĩa vụ có nhiều người tham gia, trong đó các chủ thể cùng thực hiện quyền hoặc cùng thực hiện nghĩa vụ, nhưng phần quyền hoặc nghĩa vụ của mỗi chủ thể là độc lập và riêng biệt với nhau. (Điều 288 Bộ luật dân sự 2015)
Theo đó ta có thể hiểu đơn giản nghĩa vụ riêng rẽ đó là các cá nhân thực hiện mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ ví dụ như A, B, C cùng nhận trang trí một ngôi nhà trong đó A nhận lăn sơn, B nhận trang trí đèn, C nhận trang trí tường nhà. Như vậy A, B, C cùng nhận nhiệm vụ trang trí nhưng nhiệm vụ của mỗi người riêng rẽ với nhau.
1.2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ
Theo quy định tại Điều 278 Bộ Luật Dân sự 2015 về Thời hạn thực hiện nghĩa vụ như sau:
“1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
3. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải
Như vậy có thể thấy căn cứ vào quy định trên thì giới hạn thời gian để các bên thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ cũng vậy, thông thường do các bên chủ thể thỏa thuận về nghĩa vụ riêng rẽ sẽ được thực hiện trong thời gian cụ thể nào. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền ấn định khoảng thời gian này, các bên chủ thể sẽ phải thực hiện theo. Xét về nguyên tắc, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác hoặc luật khác có liên quan quy định khác. Điều này được giải thích, khi pháp luật quy định bên có nghĩa vụ phải thực hiện trước hoặc sau thời hạn nhất định thì lúc đó các bên trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện theo nguyên tắc này.
Theo đó, đối với thời gian để thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ cũng vậy, có thể dựa trên quy định trên đó là các bên thỏa thuận với nhau thời hạn thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ. Khi các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định về thời hạn thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
2. Căn cứ phát sinh và thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư có thể giúp tôi tìm hiểu các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự riêng rẽ. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Tại Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Như vậy từ quy định trên ta thấy có 06 căn cứ để phát sinh nghĩa vụ dân sự riêng rẽ theo quy định của pháp luật. Theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Tại Điều 287. Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
Theo đó dựa trên quy định về thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ như chúng tôi đã nêu ở trên thì mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ đó là về nguyên tắc, nếu pháp luật không có quy định khác hoặc các bên trong quan hệ nghĩa vụ không thỏa thuận khác mà phát sinh nghĩa vụ nhiều người thì mỗi người được xác định là có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ nhau. Như các ví dụ trên, mỗi người đều được xác định là có những phần nghĩa vụ nhất định với từng chủ thể mang quyền. Mối quan hệ của những người mang nghĩa vụ ở thực tế có thể được xác định là gần gũi, quen biết nhưng khi đã xác lập quan hệ nghĩa vụ, họ là một chủ thể độc lập tự tạo ra cho mình những phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ.
Ngoài ra cũng theo quy định như trên thì ta có thể thấy mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đó sẽ là một điểm khác biệt cơ bản giữa nghĩa vụ riêng rẽ và các loại nghĩa vụ khác ở chỗ, khi phát sinh loại nghĩa vụ này, mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình mà không phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người khác. Đặc điểm này của nghĩa vụ riêng rẽ lại một lần nữa khẳng định các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự luôn độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Khi chủ thể tham gia vào quan hệ nghĩa vụ qua đó làm phát sinh các quyền, lợi ích nhất định thì họ cũng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản một cách tương xứng với những quyền và lợi ích đó. Khi pháp luật không quy định, các chủ thể không thỏa thuận khác, việc chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình tạo ra địa vị pháp lý cho chính họ.
Nhiều người thực hiện nghĩa vụ được hiểu như sau:
– Nhiều người có nghĩa vụ đối với một người có quyền;
– Nhiều người có nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền.
Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là loại nghĩa vụ dân sự nhiều người cùng thực hiện nghĩa vụ đối với một công việc cụ thể, theo đó mỗi một người trong số những người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ dân sự của mình một cách độc lập, không liên quan đến người khác, hoặc mỗi một người trong số những người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện riêng phần quyền của mình.
Ví dụ: Một nhóm bạn cùng vào quán cơm gọi cơm ăn. Nếu không có ai trả toàn bộ phần cơm thì mỗi người phải tự trả tiền cho phần cơm của mình. Chủ quán không có quyền yêu cầu người này trả tiền thay cho người khác. Đây là trách nhiệm riêng rẽ.
Nói chung trong quan hệ dân sự, khi có một bên tham gia là một nhóm người (gồm các cá nhân hoặc pháp nhân) thì vấn đề trách nhiệm riêng rẽ hay trách nhiệm liên đới thường được yêu cầu làm rõ ngay từ đầu để tránh rắc rối trong việc tranh chấp thực hiện nghĩa vụ sau này.
Theo những điều chúng tôi đã phân tích như trên thì nếu các cá nhân không thực hiện đúng quy định về nghĩa vụ riêng rẽ của họ theo thỏa thuận giữa các bên, gây thiệt hại hay tổn thất cho bên kia sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là khắc phục những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu khi có hành vi gây thiệt hại cũng như có sự kiện tài sản gây thiệt hại. Trên cơ sở đó nhằm duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho lẽ công bằng được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Để có thể đạt được mục đích này, không chỉ đòi hỏi các quy định về bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được ban hành kịp thời, đầy đủ và đúng đắn, mà còn đòi hỏi việc áp dụng các quy định này cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đây chính là lý do khẳng định việc xây dựng các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hoàn toàn cần thiết.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Căn cứ phát sinh và thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.