Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi? Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi? Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp nào? Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi?
Mục lục bài viết
1. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi:
Việc chấm dứt nuôi con nuôi có thể xảy ra khi rơi vào các trường hợp quy định tại điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010
– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
– Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi
2. Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi:
Điều 26, Luật Nuôi con nuôi quy định về thẩm quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi bao gồm:
– Cha mẹ nuôi.
– Con nuôi đã thành niên.
– Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi:
– Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi, trước tôi có nhận nuôi con nuôi, nhưng hiện tại người con này có hành vi phá tán tài sản của gia đình tôi, tự ý bán xe máy và lấy trộm tiền của vợ chồng tôi để tiêu xài. Vậy cho tôi hỏi, tôi muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi có được hay không?Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
5. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
6. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
7. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
8. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
9. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
10. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy, đối với trường hợp con nuôi của bạn có hành vi phá tán tài sản của vợ chồng bạn, lấy trộm tiền và bán xe máy đi lấy tiền tiêu xài mà không được sự đồng ý của vợ chồng bạn thì vợ chồng bạn có quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi theo Khoản 3 Điều 25 Luật nuôi con nuôi.
4. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi:
– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
– Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi được khôi phục.
– Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.
5. Chấm dứt việc nuôi con nuôi do có hành vi xâm hại tình dục:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi quý công ty. Tôi muốn công ty tư vấn trường hợp như sau: Tôi có 1 người bạn được nhận làm con nuôi từ nhỏ, nay đã đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 17 tuổi. Hiện tại bạn tôi đang bị bố nuôi lạm dụng tình dục, hiếp dâm nhiều lần. Trường hợp bạn tôi muốn bỏ quyền nuôi con của bố mẹ nuôi thì phải làm gì? Sau đó, bạn tôi chưa đủ 17 tuổi thì quyền giám hộ pháp luật với bạn ấy sẽ như thế nào??
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 13
“Điều 13. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.”
Như vậy, hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để xâm hại tình dục là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nuôi con nuôi theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010.
– Căn cứ Điều 25 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
“Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”
Như vậy, đối với trường hợp cha nuôi của bạn của bạn có hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để xâm hại tình dục là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nuôi con nuôi theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì đủ căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi.
“Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Cha mẹ nuôi.
2. Con nuôi đã thành niên.
3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Tuy nhiên, con nuôi chỉ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi đã thành niên mà theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Do đó, trong trường hợp bạn của bạn chưa đủ 18 tuổi thì chưa được quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, đối với hành vi xâm hại tình dục của cha nuôi thì có thể cấu thành tội phạm hình sự về tội hiếp dâm theo quy đinh tại
Do đó, trong trường hợp cha nuôi có hành vi lạm dụng tình dục nhiều lần đối với con gái thì có thể cấu thành tội phạm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 về tội hiếp dâm với khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm. Khi đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này, bạn của bạn cần tố cáo cơ quan công an có thẩm quyền để xác minh, làm rõ và có hình thức xử lý đối với hành vi này.
– Căn cứ Điều 47
“Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.”
Như vậy, trong trường hợp bạn của bạn có căn cứ yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với cha nuôi thì nếu còn cha mẹ đẻ hoặc mẹ nuôi hoặc ông bà thì sẽ là người giám hộ cho bạn đó. Nếu không còn người thân thích thì người nào đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ là người giám hộ của bạn đó.
– Căn cứ Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ như sau:
“Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”