Đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật. Cán bộ công chức, viên chức Nhà nước tham gia đánh bạc (bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự) đều sẽ phải nhận thêm các biện pháp kỷ luật tại nơi làm việc và bên Đảng (nếu là Đảng viên).
Mục lục bài viết
- 1 1. Viên chức đánh bạc có bị buộc thôi việc không?
- 2 2. Giáo viên đánh bạc bị khai trừ ra khỏi Đảng không?
- 3 3. Cấm cán bộ, công chức, viên chức vào casino đánh bạc:
- 4 4. Phó hiệu trưởng nhà trường đánh bạc có bị cách chức không?
- 5 5. Đánh bạc bị khai trừ ra khỏi Đảng không?
- 6 6. Bị xử phạt đánh bạc có được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không?
- 7 7. Bị xử phạt hành chính vì đánh bạc có bị xử lý kỷ luật bên Đảng không?
1. Viên chức đánh bạc có bị buộc thôi việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Em tôi là giáo viên tiểu học bị vi phạm pháp luật về hành vi đánh bạc và cả hai đều bị phạt tiền. Vậy em tôi có bị buộc thôi việc không? Và nếu bị buộc thôi việc gia đình tôi muốn khiếu nại thì gửi cơ quan nào?
Luật sư tư vấn:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức theo Điều 52 Luật viên chức 2010 bao gồm:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc;
Căn cứ Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về các trường buộc thôi việc đối với viên chức. Trong trường hợp của bạn, bạn chỉ mới bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc chứ chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Do đó, nhà trường không có quyền áp dụng hình thức buộc thôi việc với em của bạn.
Nếu áp dụng hình thức buộc thôi việc thì em của bạn có quyền khiếu nại đến hiệu trưởng nhà trường để được giải quyết. Trình tự, thủ tục khiếu nại thực hiện theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011. Nếu không được giải quyết thỏa đáng thì bạn có quyền khiếu nại lần hai đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết.
2. Giáo viên đánh bạc bị khai trừ ra khỏi Đảng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Hiện tôi đang là một giáo viên trung học phổ thông. Vừa rồi tôi có đánh bạc và bị khởi tố về hành vi này. Khi ra tòa, tôi bị tòa tuyên áp dụng hình phạt tiền, tôi đã chấp hành hình phạt của tòa. Sau đó, Đảng bộ nơi tôi công tác có tiến hành khai trừ Đảng với tôi và họ nói tôi còn phải chịu những hình thức xử lý nữa, có thể bị cho thôi việc. Vậy tôi muốn hỏi, tôi đã chấp hành hình phạt tòa án tuyên và cũng đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, liệu tôi có còn bị áp dụng hình thức xử lý nào nữa không? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam ( Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011) quy định các hình thức kỷ luật đối với đảng viên.
Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 2 Quy định số 181/QĐ-TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm: Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
Như vậy, theo quy định trên thì do anh đã bị áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng rồi thì không bị xử lý kỷ luật theo hình thức kỷ luật khác nữa trong Đảng. Tuy nhiên vì anh là giáo viên – viên chức nhà nước nên ngoài xử lý kỉ luật về mặt Đảng còn bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật viên chức và Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Theo đó nếu anh chỉ bị phạt tiền không bị phạt tù thì sẽ không bị áp dụng hình thức kỉ luật buộc thôi việc.
3. Cấm cán bộ, công chức, viên chức vào casino đánh bạc:
Căn cứ Chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 09 năm 2016 quy định về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.
Theo đó, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
– Không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức.
– Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.
– Tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền khi thực thi nhiệm vụ, công vụ.
– Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ; không đùn đẩy trách nhiệm, né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ.
– Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng.
– Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của Chính phủ, chính quyền các cấp đối với Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
– Các bộ, ngành, địa phương rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; quán triệt, triển khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả hoạt động…
– Thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước.
– Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời các nội dung được lấy ý kiến, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phải đầy đủ thủ tục, nội dung…
– Các bộ, ngành, địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tính chất nghiêm trọng; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các vấn đề xã hội quan tâm.
– Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm túc việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục cấp các loại giấy phép, đăng ký tài sản, đăng ký kinh doanh, xuất nhập cảnh, thuế, hải quan, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, tuyển sinh, công chứng…
– Các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát, tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán trước công luận những hành vi vi phạm, gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính, đồng thời, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
4. Phó hiệu trưởng nhà trường đánh bạc có bị cách chức không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư: Tôi là viên chức, giữ chức vụ phó hiệu trưởng. Tôi có tham gia đánh bài, bị công an kết luận là có hành vi đánh bài ăn tiền và bị phạt hành chính. Tổ chức Đảng xử lý kỷ luật tôi là cảnh cáo. Xin hỏi tôi có bị cách chức không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Luật viên chức 2010, Điều 19 quy định những việc viên chức không được làm. Đồng thời theo quy định tại Điều 12 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật cách chức.
Theo thông tin bạn kể trên, hành vi đánh bài ăn tiền của bạn chỉ bị xử lý hành chính, và tổ chức Đảng chỉ xử lý kỷ luật bạn dưới hình thức cảnh cáo; kết hợp với quy định của pháp luật về hình thức kỷ luật cách chức thì hành vi của bạn chưa đến mức bị cách chức. Và hình thức kỷ luật mà bạn phải chịu đó là khiển trách, căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP.
5. Đánh bạc bị khai trừ ra khỏi Đảng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Em trai tôi đánh bạc và đã bị cơ quan công an tạm giữ, giá trị tài sản thu giữa được tại đó là 6 triệu đồng. Vậy tôi muốn hỏi là em trai tôi có bị truy tố TNHS về tội này không? Em trai tôi là Đảng viên thì có bị làm sao không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 321
Thứ hai, về hình thức kỷ luật đối với em bạn trong trường hợp em bạn là đảng viên. Căn cứ theo quy định tại Quyết định 181/QĐ-TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Căn cứ theo quy định trên thì em trai của bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật tại điểm a, khoản 3 Điều 30 với hình thức kỷ luật là Khai trừ ra khỏi Đảng (Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức).
6. Bị xử phạt đánh bạc có được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được phố nơi sinh sống giới thiệu ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân phường. Trước đây, tôi có chơi tú lơ khơ nhằm mục đích hùn tiền để ăn sáng của những người thua lại nhưng đã bị công an xã xử phạt hành chính. Vậy tôi có đủ điều kiện ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Hành vi đánh bạc của anh đã vi phạm một trong những tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân là không chấp hành pháp luật do đó anh sẽ không đủ điều kiện ứng cử vào Hội đồng nhân dân cấp xã.
Anh chưa nói rõ anh bị xử phạt hành chính là từ khi nào? Căn cứ Điều 7
Như vậy, anh phải xác định rõ anh đã được xóa tiền sự hay chưa? Nếu đã được xóa thì có thể anh sẽ được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
7. Bị xử phạt hành chính vì đánh bạc có bị xử lý kỷ luật bên Đảng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi phạm tội đánh bạc số tiền thu tại chiếu là 2.350.000 VNĐ vào ngày 16/11/2015 bị tòa án xử ngày 31/5/2016 kết luận tôi vô tội theo luật hình sự mới, tôi bị vi phạm hành chính. Vậy tôi sẽ bị kỷ luật Đảng ở mức nào?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 30 Quy định 181-QĐ/TW về xử lý kỉ luật Đảng viên vi phạm.
– Căn cứ Điều 11 Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW thực hiện một số điều của Quy định 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đẩng viên vi phạm.
– Trong trường hợp của bạn, hành vi đánh bạc của Đảng viên bị xử lý kỷ luật, hình thức xử lý kỷ luật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Đối với hành vi đánh bạc bị xử phạt hành chính mà không cấu thành tội phạm hình sự thì ở mức độ ít nghiêm trọng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Quy định 181-QĐ/TW và Điều 11 Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW, đối với trường hợp Đảng viên trực tiếp thực hiện hành vi đánh bạc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lí kỷ luật bằng hình thức khiển trách.