Buộc thôi việc được biết đến là hình thức kỷ luật nghiêm khác được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện hành vi phạm tội nhất định. Vậy cán bộ công chức, viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc?
Mục lục bài viết
1. Cán bộ công chức, viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc?
1.1. Đối với công chức:
Buộc thôi việc được biết đến là hình thức xử lý kỉ luật nặng nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức…Quyết định này không cho cán bộ, công chức tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước do vi phạm kỉ
– Cá nhân này trong quá trình công tác có hành vi vi phạm và đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
– Cá nhân này thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu, để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
– Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra hành vi của cá nhân có sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Bên cạnh đó, pháp luật về công chức có quy định nghiêm cấm cá nhân là công chức nghiện ma túy. Nếu phát hiện ra tình trạng này thì sẽ bị buộc thôi việc, để chứng minh trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
– Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 13 thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
1.2. Đối với viên chức:
Việc áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc có thể được áp dụng đối với cá nhân là viên chức, cụ thể tại Điều 57 Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH 2019 Luật Viên chức có ghi nhận những nội dung sau:
Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đồng thời, Tại Điều 19
– Viên chức giữ chức vụ là quản lý vì có hành vi vi phạm mà bị cách chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý bị cảnh cáo nhưng vẫn có sự tái phạm;
– Cố tình sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Có cơ sở chứng minh rằng cá nhân này nghiện ma túy, thông qua xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, pháp luật quy định viên chức bị phạt tù nhưng hưởng án treo không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc.
2. Khi nào cá nhân được áp dụng hình phạt án treo đối với hành vi vi phạm?
Án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội khi bị phạt tù không quá 03 năm, đồng thời cũng phải căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Với cách hiểu trên thì án treo không phải là hình phạt, mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm;
Pháp luật cũng đã ghi nhận những trường hợp người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân có hành vi vi phạm và đã bị xử phạt tù không quá 03 năm;
– Người bị xử phạt tù có nhân thân là người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật trước khi thực hiện hành vi vi phạm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc;
– Xét đến với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
– Đối với trường hợp người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
– Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
– Cần đảm bảo rằng có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017);
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự;
– Cá nhân cần phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;
Để xác định nơi cư trú rõ ràng thì phải xem xét nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định Luật Cư trú 2020 mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo;
Còn việc xác định nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo
– Án treo không cần phải áp dụng nếu cá nhân có khả năng tự cải tạo và có cơ sở cho rằng hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì không bắt buộc cá nhân này phải chấp hành hình phạt tù;
– Đối với các quyết định liên quan hình thức xử phạt thì việc Tòa án xem xét đưa ra quyết định cho bị cáo hưởng án treo phải được xem xét một cách cẩn thận, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017;
– Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH 2019 Luật Viên chức;
– Nghị định số 71/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của