Ngày nay, cán bộ, công chức thông thường đều tham gia trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy cán bộ công chức bị khai trừ Đảng có bị buộc thôi việc?
Mục lục bài viết
1. Khi nào Đảng viên bị áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ Đảng?
Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng thì Đảng viên được coi là người chiến sĩ cách mạng, công dân tiêu biểu có tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc, quy định của điều lệ; tuân theo chủ trương chính sách Đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam. Cá nhân này không chỉ thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân mà khi trở thành Đảng viên còn phải là tấm gương sáng trong việc chấp hành các quy định để quần chúng nhân dân noi theo. Tuy nhiên trong quá trình tham gia và đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam các cá nhân này cũng không thể tránh khỏi việc không tuân thủ tốt hoặc thực hiện đúng vai trò của mình mà nhà nước hoặc Đảng đã giao phó.
Đảng viên nếu có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật trong tổ chức đã quy định. Tại Điều 2 Quy định 69/2022/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ghi nhận các Đảng viên nếu có hành vi vi phạm pháp luật hay điều lệ của Đảng đều bị xử lý nghiêm minh, không hề có sự phân biệt đối xử trước hình thức xử lý kỷ luật của Đảng.
Hiện nay, hình thức kỷ luật buộc thôi việc là một trong bốn hình thức kỷ luật đã được ghi nhận. Được đánh giá là hình thức kỷ luật cao nhất áp dụng đối với Đảng viên chính thức của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng nếu vi phạm một trong các hành vi dưới đây:
– Cá nhân được coi là Đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định, trong quá trình điều tra nếu nhận thấy hành vi vi phạm này có tính chất, mức độ nguy hiểm gây ảnh hưởng đến xã hội và phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Nếu cá nhân này nằm trong trường hợp bị truy nã hoặc đã bị Tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng;
– Đối với trường hợp bị áp dụng hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tổ chức Đảng sẽ căn cứ vào nội dung tính chất mức độ hậu quả và nguyên nhân vi phạm cùng với đó là các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ để thi hành kỷ luật Đảng sao cho tương xứng với hành vi vi phạm của Đảng viên;
– Hành vi là thất thoát tài chính tài sản của Đảng nhà nước của tổ chức cá nhân thì sẽ phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả.
Như vậy, căn cứ vào các nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả mà hành vi của Đảng viên gây ra cùng với đó là một số yếu tố khác thì Đảng viên sẽ bị đưa ra hình thức kỷ luật tương xứng; Khi đảng viên vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng. Đối với những trường hợp Đảng viên dẫn đến thất thoát về tài sản của nhà nước hay của cơ quan tổ chức thì phải có trách nhiệm khắc phục và bồi thường tổn thất mình gây ra.
2. Cán bộ công chức bị khai trừ Đảng có bị buộc thôi việc không?
Thuật ngữ về cán bộ, công chức, và Đảng viên khi được nhắc đến thông thường gắn liền với nhau. Bởi vì, những cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan nhà nước hay viên chức làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập của các cơ quan nhà nước hầu hết đều là những cá nhân gương mẫu tiêu biểu trong đời sống hàng ngày cũng như trong công việc. Chính vì nhũng yếu tố này mà họ được đứng trong hàng ngũ Đảng viên.
Đảng viên không chỉ phải chịu trách nhiệm và tuân thủ những quy định điều chỉnh tổ chức Đảng đề ra các cá nhân này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật điều chỉnh về cán bộ, công chức. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2
Theo đó, Hình thức xử lý kỷ luật Đảng được hiểu là các hình thức áp dụng xử lý khi Đảng viên có những hành vi vi phạm nhất định. Hiện nay có bốn hình thức xử lý kỷ luật cơ bản đối với Đảng viên đó là khiển trách, cảnh cáo, cách chức (đối với người có chức vụ) và khai trừ Đảng nếu có hành vi vi phạm được đánh giá là nghiêm trọng.( Quy định này được ghi nhận tại Điều 7 Quy định số 69-QĐ/TW;
Còn trong Nghị định số 112/2020/NĐ-CP đã ghi nhận các hình thức kỷ luật hành chính với cán bộ tương ứng bao gồm: Đối với cá nhân giữ chức vụ trong cơ quan thì có thể bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm. Hình thức kỷ luật được áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo khi vi phạm sẽ bị áp dụng xử lý kỷ luật hành chính tương ứng là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc.
Từ các văn bản pháp luật nêu trên, cá nhân là Đảng viên có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật hành chính là buộc thôi việc. Xem xét trên thực tế về mức độ tương ứng thì hình thức xử lý kỷ luật khai trừ đảng sẽ tương ứng với hình thức xử lý hành chính là buộc thôi việc. Đồng thời, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 13
Hiện nay, để nhận định cán bộ công chức bị khai trừ Đảng có bị buộc thôi việc hay không vẫn chưa có một văn bản pháp luật cụ thể nào hướng dẫn. Thông thường chỉ dựa trên suy luận từ các nội dung mà văn bản pháp luật điều chỉnh, điều này cũng chưa thật sự rõ ràng, minh bạch tuy nhiên các cá nhân đang là cán bộ, công chức đứng trong hàng ngũ của Đảng cũng nên có những sự tìm hiểu, tránh các trường hợp vì thiếu các thông tin mà ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm của mình.
3. Thời hiệu xử lý kỷ luật buộc thôi việc đảng viên:
Hành vi vi phạm của Đảng viên đến mức bị xử lý kỷ luật phải thực hiện trong một thời hiệu nhất định. Theo ghi nhận tại Điều 4 Quy định 69/2022/QĐ-TW của Ban Chấp hành Trung ưng ban hành ngày 6 tháng 7 năm 2022 thì thời hiệu kỷ luật Đảng viên phải tuân thủ theo các mốc thời gian như sau:
– Khi Đảng viên thực hiện hành vi vi phạm mà hành vi này đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách thì thời hiệu đã kỷ luật Đảng viên là 5 năm;
– Thời hiệu 10 năm chính là khoảng thời gian để cơ quan có thẩm quyền tiến hành áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức đối với cá nhân có hành vi vi phạm;
– Ngoài ra, trong quy định này cũng ghi nhận không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm mà đạt đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; những yếu tố liên quan đến chính trị nội bộ khi vi phạm cũng sẽ không áp dụng; Đồng thời, các vi phạm về quốc phòng an ninh, đối ngoại mà xâm hại trực tiếp đến lợi ích quốc gia, dân tộc; để nhận được sự tin tưởng hoặc tín hiệu từ bên cơ quan cá nhân có thẩm quyền mà Đảng viên này sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Đáng lưu ý:
Cá nhân cần hiểu rõ thời hiệu kỷ luật sẽ tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm cho đến khi tổ chức Đảng có thẩm quyền tiến hành kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật.
Đối với trường hợp được quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 4 Quy định 69/2022/QĐ-TW mà cá nhân là Đảng viên đã có hành vi vi phạm nhưng trong thời gian này lại có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu kỷ luật sẽ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới xảy ra.
4. Công chức được miễn trách nhiệm bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào?
– Các trường hợp được miễn trách nhiệm xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được ghi nhận tại Điều 77 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức, theo đó:
– Cá nhân này thực hiện hành vi được xác định là vi phạm tuy nhiên hoạt động này thực hiện theo quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng người này đã nhận ra và tiến hành báo cáo người ra quyết định nhưng vẫn bị yêu cầu chấp hành;
– Hành động vi phạm của công chức phải diễn ra trong cảnh bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Như vậy công thức dù có thực hiện hành vi vi phạm nhưng có thể được miễn trách nhiệm nếu thuộc một trong hai trường hợp đã nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức;
– Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức · Các văn bản khác;
– Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.