Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Cảm nhận về hình tượng nhân vật viên quản ngục hay nhất. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Cảm nhận về hình tượng nhân vật viên quản ngục ấn tượng:
Nhà văn Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc giai đoạn 1930-1945, bạn đọc sẽ nhớ đến truyện ngắn nổi tiếng của ông: ”Chữ người tử tù”. Một cuộc kì ngộ diễn ra ở chốn ngục tù chật hẹp với nhiều mâu thuẫn. Nhân vật nổi bật nhất là nhân vật Huấn Cao – một người anh hùng, một nghệ sĩ tài hoa. Nhưng nhắc đến Huấn Cao chúng ta không thể quên viên quản ngục: “một thanh âm trong trẻo” giữa chốn ngục tù.
Quản ngục được giới thiệu ngay từ đầu tác phẩm trong cuộc trò chuyện với thầy thơ. Cái tên Huấn Cao xuất hiện trong lệnh bắt, khiến viên quản ngục ngạc nhiên. Ông hỏi thầy Thơ về Huấn Cao với thái độ kín đáo, quan tâm và mến mộ. Nhân vật quản ngục với chức danh là một viên quan lại cấp thấp, không lương nhưng có thể coi là một người có chức vụ, một người đại diện cho luật pháp của triều đình. Ngay từ phần giới thiệu ban đầu, người viết đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhân vật này.
Một viên quan coi ngục, nhưng khi nhắc đến, nó khiến mọi người sợ hãi, họ gắn liền với những định kiến: những kẻ xảo quyệt, tham lam,…. Nhưng hình ảnh người quản ngục mà Nguyễn Tuân xây dựng thì rất khác: một quản ngục đặc biệt, ở ông có lòng biệt nhỡn với những người tài.
Viên Quản ngục chỉ có ước muốn duy nhất là xin được chữ Huấn Cao để treo trong nhà mình. Đó là một ước nguyện thực sự tao nhã. Ông vô cùng quan tâm đến Huấn Cao. Khi biết tin Huấn Cao đến nhà tù, ông đã sai người dọn dọn lại mọi thứ chu đáo.
Sau đó khi Huấn Cao đến, viên quản ngục lại muốn được tiếp đón Huấn Cao bằng sự tiếp đón đặc biệt. Khi được lính áp giải hỏi, nhắc về những biện pháp tra tấn thông thường thì viên quan ngục trả lời một cách bình tĩnh, không giống mọi ngày khiến bọn chúng đều giật mình. Ông nhìn Huấn Cao với ánh mắt “hiền lành” và thái độ nhiệt tình không thể tìm thấy ở một người coi ngục với một tù nhân. Mỗi ngày viên quản ngục cũng biệt đãi Huấn cao, dâng rượu thịt ngon, không chỉ với Huấn Cao mà còn mời tất cả bạn bè của ông Huấn.
Sau đó, một ngày nọ, viên quản ngục đến thăm Huấn Cao với vẻ khép nép, bị Huấn Cao mắng và tỏ ra khinh thường: “Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây.” Viên quản ngục lễ phép, nhã nhặn, cung kính đáp: “Xin lĩnh ý.” Qua thái độ và cách cư xử bình tĩnh của viên quản ngục, ta thấy được tâm hồn cao quý của ông.
Khi biết Huấn Cao đồng ý tặng chữ, viên quản ngục đã chuẩn bị lụa trắng, mực thơm. Sự chuẩn bị đó dành cho việc xin chữ thể hiện sự trân trọng cái đẹp của viên quản ngục. Xin chữ Huấn Cao với thái độ “khúm núm” để thấy được sự coi trọng của viên quản ngục gianh cho Huấn Cao. Trước vẻ đẹp của bức thư pháp, viên quản ngục đã trở thành bạn tâm giao, là tri kỷ của tử tù.
Người cai ngục nghe theo lời khuyên của Huấn Cao “nên lui về quê nhà” để giữ gìn lương tâm rồi hãy “nghĩ đến chuyện chơi chữ…”. Người cai ngục cúi chào tử tù và nói trong nước mắt: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đối với viên quản ngục, Huấn Cao như một đấng thiêng liêng, truyền cảm hứng.
Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công bút pháp lãng mạn để xây dựng hình ảnh người quản ngục, hoàn toàn khác biệt với những định kiến trước đó. Viên quản ngục hiện lên là một người yêu cái đẹp, tôn trọng người tài, tôn trọng ánh sáng của lương tâm. Dù sống trong nơi có những người xấu xa nhưng luôn giữ phẩm chất tốt đẹp.
2. Cảm nhận về hình tượng nhân vật viên quản ngục hay nhất:
“Chữ người tử tù” là truyện ngắn nổi bật nhất trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong truyện ngắn, ngoài nhân vật Huấn Cao nổi bật với vẻ ngoài hiên ngang, anh hùng, tài giỏi, thì hình ảnh viên quản ngục cũng sang lấp lánh với những vẻ đẹp riêng.
Viên quản ngục là người quản lí ở chốn lao tù, làm việc trong môi trường đầy rẫy tội phạm, nhưng lại có những sở thích cao quý. Khi Huấn Cao bị bọn lính tỉnh giao cho quản ngục, viên quản ngục nhìn sáu tù nhân mới vào với vẻ dịu dàng và nhân hậu, kèm theo là sự kiêng nể. Không chỉ ra lệnh cho người dọn dẹp phòng giam của Huấn Cao, ngày còn lại còn sai người mang rượu đến cho ông Huấn. Khi vào phòng giam của Huấn Cao, dù bị ông Huấn buông lời chửi mắng, nhưng viên quản ngục vẫn điềm đạm, không hề nóng giận mà lại càng ngày càng kính trọng Huấn Cao, ông tự thừa nhận mình là kẻ tiểu lại.
Viên quản ngục luôn giành sự chăm sóc đặc biệt cho tử tù Huấn Cao ngay tại nơi mình quản lý, đó là việc vô cùng dũng cảm. Trong tù, mọi người sống bằng sự lừa dối và tàn nhẫn, xung quanh có rất nhiều tai mắt, nếu hành động “biệt nhỡn” Huấn Cao bị phát hiện thì ngày Huấn Cao ra pháp trường cũng là ngày viên quản ngục bị xử tội chém.
Đánh đổi mạng sống của mình để gianh cho Huấn Cao một sự ưu ái đặc biệt, đó là một hanh động vô cùng liều lĩnh và cũng rất bản lĩnh. Dù mục đích cuối cùng của việc đó là để xin chữ của Huấn Cao, nhưng phải nhận ra rằng nếu không có tình yêu cái đẹp trong mình, viên quản ngục sẽ không thể làm được điều đó.
Viên quản ngục thực ra là một người có lòng lương thiện, chỉ là phải sống trong sự tăm tối của lao từ. Dù vậy vẫn giữ tấm lòng thiện lương. Điều đó được biểu hiện qua những đêm suy ngẫm và mất ngủ của viên quản ngục chỉ vì nghĩ rằng mình đã chọn sai nghề.
Trong suốt câu chuyện, nhân vật viên quản ngục luôn được nhà văn Nguyễn Tuân đặt cạnh Huấn Cao, hai nhân vật được đặt trong một mối quan hệ có lúc trực tiếp, có lúc lại gián tiếp, khi thì mẫu thuẫn đối lập nhau, tất cả nhằm tạo nên cốt truyện chặt chẽ, một câu chuyện độc đáo và riêng biệt, tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Ngôn ngữ trang nghiêm, cổ kính, phù hợp với không khí xưa cũ, đưa người đọc trở về quá khứ, góp phần tạo nên tính chân thực của câu chuyện.
3. Cảm nhận về hình tượng nhân vật viên quản ngục ý nghĩa nhất:
“Chữ người tử tù” là một tác phẩm ấn tượng của Nguyễn Tuân. Trong tác phẩm, ngoài nhân vật Huấn Cao chúng ta không thể không nhắc đến nhân vật Viên quản ngục.
Viên quản ngục tuy sống trong môi trường ngục tù tăm tối nhưng là một người lương thiện và có sở thích cao quý. Đó là nét chữ đẹp của Huấn Cao. Nếu như các viện quan tầm thường khác đều thích vàng bạc, danh vọng, quyền lực thì ở viên quản ngục lại hoàn toàn trái ngược.
Ông có tầm nhìn xa trông rộng và tâm hồn hoàn toàn thoát khỏi những cám dỗ của vật chất và sự tăm tối của ngục tù. Ông là quan nhưng không kiêu ngạo, ông chỉ biết làm tròn bổn phận của mình. Ông như một âm thanh trong trẻo trong bản nhạc hỗn loạn đó. Mong muốn của ông là một ngày nào đó sẽ có một bức tranh chữ của Huấn Cao viết và treo trong nhà thì thật tuyệt biết bao.
Ông luôn tỏ thai độ kính trọng với những lời dặn của Huấn Cao. Viên quan hứa rằng sau khi nhận được chữ của Huấn Cao ông sẽ trở về quê hương để giữ lương tâm trong sáng. Hai dòng lệ tuôn rơi từ đôi mắt ông như thể hiện sự hối hận của mình. Ta có thể thấy được ở hình ảnh viên quản ngục là một người thiện lương, luôn biết trân trọng những cái đẹp, giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.
Một lần nữa, chúng ta phải suy ngẫm về tài năng uyên bác của Nguyễn Tuân. Ông không chỉ xây dượng hình ảnh tuyệt đẹp của người tử tù Huấn Cao mà bên cạnh đó còn làm nổi bật nhân vật viên quản ngục với những giá trị cao đẹp sâu trong nhân vật. Vẻ đẹp của viên quản ngục tỏa sáng lấp lánh giữa chốn ngục tù tăm tối. Cánh cửa nhà tù không thể lấy đi lương tâm trong sáng và những mong muốn cao quý của ông.