Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Ngữ văn

Cảm nhận về hình tượng Người lái đò sông Đà hay nhất

  • 01/08/202401/08/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    01/08/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Ở tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng người lái đò với vẻ đẹp vừa bình dị vừa độc đáo. Dưới đây là dàn ý và một số cảm nhận cụ thể về hình tượng này. Cùng với đó, chúng tôi cũng giới thiệu 01 bài văn mẫu cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà hay nhất.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Dàn ý cảm nhận về hình tượng Người lái đò sông Đà:
      • 2 2. Một người lao động bình dị đã cống hiến thầm lặng mà cao cả:
      • 3 3. Một người anh hùng trên sông nước với sự dũng cảm, tài trí, bản lĩnh:
      • 4 4. Một người nghệ sĩ tài hoa:
      • 5 5. Văn mẫu cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà:

      1. Dàn ý cảm nhận về hình tượng Người lái đò sông Đà:

      Mở bài:

      Giới thiệu tác giả, tác phẩm

      Giới thiệu hình tượng người lái đò sông Đà: là hình tượng trung tâm của tác phẩm với những vẻ đẹp tráng lệ: người anh hùng sông nước, người nghệ sĩ tài ba và người lao động bình dị.

      Thân bài:

      a. Cảm nhận hình tượng người lái đò sông Đà:

      Người lái đò là một người lao động bình dị đã cống hiến thầm lặng mà cao cả: 

      Vẻ đẹp này được thể hiện qua lai lịch và ngoại hình của ông:

      Lai lịch: 

      – Chừng 70 tuổi, là một tay đò lão luyện

      – Lâu năm trong nghề, hằng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo, từng trăm lần xuôi ngược trên dòng sông và tự tay lái chính hơn 60 lần.

      – Am hiểu đặc điểm của con sông ““nhớ tỉ mỉ… những luồng nước”

      → Biểu tượng cho những con người say mê với công việc, tình yêu với nghề nghiệp mà bất chấp hiểm nguy, vất vả. Nguyễn Tuân không gọi nhân vật với cái tên cụ thể, chỉ đơn giản là “ông lái đò”, tên gọi gắn liền với nghề nghiệp để khắc họa hình ảnh người lao động bình dị giống bao người khác. 

      Ngoại hình:

      – Còn rất khỏe và tráng kiện.

      – “Tay lêu nghêu như cái sào”.

      – Chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh

      – Nhỡn giới “vời vợi như mong một cái bến xa”.

      – Thân hình vạm vỡ “gọn quánh như chất sừng, chất mun”.

      => Thân thể ông lái đò mang đậm dấu ấn của nghề nghiệp, chứng tỏ ông là một con người yêu nghề, gắn bó với nghề.

      Người lái đò là một người anh hùng trên sông nước:

      Thể hiện qua thái độ ung dung, bình tình tĩnh trong từng trận chiến: 

      Trùng vây thứ nhất: Đá thác hiếu chiến (bệ vệ oai phong, hất hàm), nước thác làm thanh viện ùa vào đòi bẻ cán chèo, đội thuyền, túm lấy thắt lưng, bóp chặt hạ bộ, ông cố nén vết thương, kẹp chặt cuống lái, tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn tỉnh táo.

      Trùng vây thứ hai: Tăng thêm cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh bị bố trí lệch đi, ông đò thay đổi chiến thuật, cưỡi lên thác sông Đà, lái miết một đường chéo, rảo bơi chèo lên… sấn lên chặt đôi ra để mở đường vào cửa sinh.

      Trùng vây thứ ba: Bên phải, bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ, ông đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa.. lượn được.

      –> Vượt thạch trận sông Đà đã chứng minh sự dũng cảm, kiên cường của nhân vật: Ông nắm chắc từng luồng nước, từng con sóng, binh pháp của thần sông thần đá. Ông thuộc lòng từng cửa sinh, cửa tử, từng đá hòn đá tảng, từng cái hút nước trên thạch trận..

      – Hình dung ra bộ mặt dữ tợn của nước, đá, sóng, gió, cảm nhận được thái độ giận dữ, tâm trạng cáu kỉnh của nó để rồi có những sách lược chiến thắng từng con thác, từng tảng đá. 

      Người lái đò là một người nghệ sĩ tài hoa:

      – Những hành động đều nhanh gọn, dứt khoát và điêu luyện. “Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép, vút, vút… Cửa ngoài rồi cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được.”

      – Ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường.

      b. Đánh giá về hình tượng người lái đò sông Đà: 

      – Ý nghĩa trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm:  Xây dựng hình tượng người lái đò vừa có phẩm chất anh hùng vừa tài hoa nghệ sĩ là một cách nhìn, cách khám phá và khẳng định con người Việt Nam trong thời đại mới.

      Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật này:

      – Sử dụng từ ngữ chính xác, sinh động. Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác, tài hoa, ông đọc nhiều, đi nhiều, biết rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, tác phẩm “Người lái đò sông Đà” người đọc đã thu nhận một khối tri thức hết sức phong phú, đa dạng về cả lịch sử, địa lý, địa chất, thậm chí cả quân sự, võ thuật.

      – Bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân hết sức phong phú, đa dạng. Ông không chỉ miêu tả bằng thị giác mà cả bằng xúc giác,… Đặc biệt ông sử dụng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo bất ngờ, đưa lại cho người đọc cảm xúc, …. Câu văn của ông biến đổi rất linh hoạt, có những câu văn ngắn nhịp điệu tiết tấu nhanh, miêu tả cuộc quyết đấu giữa ông lái đò và sông Đà tạo nên kịch tính hấp dẫn. 

      – Trí tưởng tượng độc đáo giúp xây dựng hình tượng nhân vật sinh động

      Xem thêm:  Các dạng đề thi THPT Quốc gia về Người lái đò sông Đà

      Kết bài:

      Khẳng định lại tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân nói chung và khả năng xây dựng hình tượng nhân vật điển hình của tác giả.

      2. Một người lao động bình dị đã cống hiến thầm lặng mà cao cả:

      Người lái đò hiện lên trước hết là một người lao động vô danh, làm lụng âm thầm cống hiến. Ở một độ tuổi chừng 70, lâu năm trong nghề lái đò, tự tay lái chính hơn 60 lần, hằng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo, từng trăm lần xuôi ngược trên dòng sông nhưng vẫn mang sắc vóc thân hình “gọn quánh chất sừng chất mun” như một chàng trai trẻ. Một loạt câu văn so sánh giàu sức gợi tả ““tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”.  Ở diện mạo của ông lái đò chỉ có một điểm duy nhất chứng tỏ tuổi ông đã cao đó là “cái đầu bạc quắc thước”… Diện mạo, ngoại hình của ông lái đò gây ấn tượng mạnh với người đọc, bởi nó trái ngược hoàn toàn với cái tuổi bảy mươi trải qua bao gió mưa, đó là diện mạo, ngoại hình của một chàng thanh niên lực lưỡng, dẻo dai, cường tráng. Càng đẹp hơn khi vóc dáng được đặt trong môi trường lao động. Thân hình quắc thước, điêu luyện được ví như khối “vàng mười” quý báu, mang đậm dấu ấn nghề nghiệp, có được do suốt đời vật lộn với sông nước nên cần phải có một thể lực phi thường để chiến đấu lại với những con thác dữ. Ông lái đò là một người tài trí, hiểu rõ con sông Đà như là một bàn tay của mình vậy. Ông thuộc lòng từng con thác, từng hút nước, xoáy nước. Thậm chí là từng tảng đá trên sông. Nói như Nguyễn Tuân là ông lái đò hiểu rõ: “binh pháp của thần sông, thần đá,…”. Chỉ người dày dặn kinh nghiệm lắm mới làm được như vậy. Nguyễn Tuân không để nhân vật biểu lộ trực tiếp nhưng người ta đều thấy được niềm say mê với công việc, tình yêu với nghề nghiệp mà bất chấp hiểm nguy, vất vả của người lái đò, hay cũng chính là của tất cả những người lao động bình dị, mộc mạc.

      3. Một người anh hùng trên sông nước với sự dũng cảm, tài trí, bản lĩnh:

      Để làm nổi bật phẩm chất này, tác giả đặt nhân vật người lái đò trong cuộc chiến đấu, đương đầu với con sông Đà đầy hiểm trở, đầy nguy nan. Cuộc chiến đấu của người lái đò có thể chia thành 3 chặng vượt thác phá ba trùng vi thạch trận. 

      Ở trùng vi thứ nhất, sông Đà mở ra năm cửa trận, trong đó có bốn cửa tử và một cửa sinh nằm “lập lờ phía tả ngạn”. Vừa vào trận, sóng nước, đá sông hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo vô khí, đá trái thúc vào bụng, vào hông thuyền. Sóng nước có cái hung hăng của kẻ bắt đầu xung trận: “sóng nước như thể quân liều mạng”, thậm chí nó còn nham hiểm, thủ đoạn “đánh đến miếng đòn độc hiểm nhất hòng tiêu diệt đối phương ngay tại trận”. Nước như đô vật túm thắt lưng ông đò rồi đánh miếng đòn độc, đánh vào chỗ hiểm. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi. Chỉ cần một từ ghép “méo bệch” mà Nguyễn Tuân đã thể hiện nỗi đau đớn ghê gớm làm biến dạng khuôn mặt người méo xệch và cả nhợt nhạt, tê tái. Dẫu vậy, ông đò không hề nao núng vẫn bình tĩnh nén mọi đau đơn, tỉnh táo chỉ huy “sáu bơi chèo” để phá tan cái trùng vi thạch trận thứ nhất. Ông đò thực là một chiến sĩ dũng cảm, gan dạ. 

      Sau hiệp 1, người lái đò không được nghỉ ngơi mà phá luôn trùng vi thạch trận thứ hai, thứ ba. Ở trùng vi thạch trận thứ hai, kẻ địch ngoan cố và xảo quyệt, nó thay chiến thuật, “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào và cửa sinh bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn… Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”.  Kẻ thù dường như say máu, muốn quyết đấu một phen vật ngã con người đơn độc. Ông đò với kinh nghiệm dày dặn đã nắm chắc binh pháp của thân sông, thần đá thuộc quy luật phục kích của lũ đá, cùng bản lĩnh của con người không chịu khuất phục ”Cưỡi lên thác Sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”, “đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Nắm chặt được cái bờm của sóng đúng luồng rồi ông đò ghì cương lái phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết một đường chéo con thuyền lướt nhanh, bất ngờ khiến cả bọn đá thủy quân không kịp trở tay, khiến ”Cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đá tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Hình tượng tảng đá lớn, rêu phủ xanh dưới ngòi bút Nguyễn Tuân lại trở thành một sinh thể có hồn với vẻ mặt xanh lè – mặt cắt không còn hạt máu – với nỗi sợ hãi khủng khiếp vì không ngờ gặp phải đối thủ đáng gờm như thế. Ông đò người chỉ huy ấy dũng mãnh, phi thường. Ông hoàn toàn làm chủ, nắm thế chủ động trong trận đấu này. 

      Xem thêm:  Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Người lái đò sông Đà siêu hay

      Đến trùng vi thứ ba, sông Đà hiện lên như một con thú dữ, điên cuồng muốn nuốt chửng con người. Ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là luồng chết cả, còn luồng sống ở ngay giữa con thác. Cộng thêm ‘”thác nước ầm ầm, hơi nước mù mịt” hòng che mắt người lái đò. Ông đò như một người chỉ huy dày dạn cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa, giữa đó ” Vút vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được” như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước. Bản hùng ca vượt thác lên đến cao trào., con thuyền bé nhỏ nhưng có sức mạnh khổng lồ, lướt nhanh trên đầu sóng, sóng nước của Sông Đà. Trên con thuyền vun vút đó chúng ta nhìn rõ hình ảnh người lái đò anh hùng vừa thông minh, khôn khéo như một viên tướng. Cuối vẫn là con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên, vẫn là con người cưỡi lên thác ghềnh, phá toang từng thế trận. 

      Người lái đò mặc dù chỉ có cây chèo cùng con thuyền nhỏ nhưng có sức mạnh lớn lao, vượt phá, đấu chọi với thiên nhiên khắc nghiệt ấy giống như một vị anh hùng, dễ làm bạn đọc liên tưởng đến vị thần thoại Thủy Tinh. Tuy nhiên, đến đoạn sau, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa hình tượng người lái đò đến gần hơn với đời thường. Khi vượt qua thác ghềnh dữ dội, con thuyền “vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. Ông lái đò cùng những người lái thuyền trong đêm ấy đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và chỉ toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh, trở về cuộc sống bình dị, chân chất. Hình tượng ông đò vĩ đại nhưng không xa vời. 

      4. Một người nghệ sĩ tài hoa:

      Nhưng dũng cảm và gan dạ chưa đủ, mà người lái đò còn có tài nghệ cầm lái đến mức điêu luyện và nghệ thuật mới có thể vượt qua thiên nhiên khốc liệt ấy. Đây là nét đẹp nổi bật và độc đáo của nhân vật. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân đơn thuần là của những người làm thơ, viết văn mà là cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm cũng có thể là người nghệ sĩ. Ở tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là “tay lái ra hoa”. Những hành động đều nhanh gọn, dứt khoát và điêu luyện. “Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép, vút, vút… Cửa ngoài rồi cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được.” Nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường. Người nghệ sĩ luôn say mê công việc, chinh phục mọi giới hạn.

      5. Văn mẫu cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà:

      Với mười lăm bài tùy bút và một bài thơ phác thảo sau chuyến thực tế ngược miền Tây Bắc điệp trùng mà đầy kỳ thú, tập “Tùy bút sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân ra đời (1960) đã góp cho văn học nước nhà một tác phẩm giá trị khẳng định cuộc sống và con người Tây Bắc trong sự nghiệp dựng xây đất nước “Người lái đò sông Đà” là một thiên tùy bút đặc sắc trong tập tùy bút của Nguyễn Tuân. Đặc biệt hình ảnh ông lái đò dũng cảm và tài ba đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong tâm trí người đọc. Cùng với hình tượng này, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân càng rõ thêm, ấn tượng thêm.

      Nhân vật ông lái chắc chắn sẽ bị mờ nhạt nếu như tác giả chỉ miêu tả ông trong cuộc mưu sinh phẳng lặng trên sông nước hiền hòa. Người lái đò trong tác phẩm thực sự trở thành hình tượng chân thật và sống động là sự ký thác ý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, văn sỹ suốt một đời say mê kiếm tìm và khẳng định cái đẹp. Hình tượng ông lái đò đẹp một cách kiêu hãnh trong mối tương quan đồng hiện với nhân vật sông Đà dữ dằn mà kỳ vĩ ! Đấy cũng chính là dụng ý tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân, khi ông muốn “ghi” ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà

      Vẻ đẹp đầy ấn tượng về ông lái đò là sự tồn tại sống động trước thử thách ghê gớm của dòng sông Đà. Ta hình dung như cả một “thạch trận trên sông” dàn giăng muốn bổ chụp hòng nuốt lấy con thuyền và ông lái. Trong tình thế ấy, sông Đà mới dữ dội và kỳ quái làm sao: “Nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng, đám hòn chia làm ba hàng chắn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc…”. Trong trận đồ bát quái đó “với đá, nước thác reo hò làm thanh viện… những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt”, sông nước mà dữ dằn như quỷ dữ. Nhưng cũng chính từ cảnh tượng dữ dội mà kỳ vĩ ấy, hình tượng ông lái hiện lên rõ ràng trong vẻ đẹp của sức mạnh và bản lĩnh cao cường.

      Xem thêm:  Chủ đề, thể loại của tác phẩm Người lái đò Sông Đà là gì?

      Thiên nhiên muốn lấn át, muốn nuốt sống, ông lái đò bình tĩnh và quả cảm vượt lên sóng dữ: “Ông lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hắt lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Bao nhiêu thử thách của sông nước ông lái phải vượt qua. Không có nghị lực phi thường và sự bình tĩnh chủ động làm sao ông qua được con quỷ dữ sóng nước: “có lúc chúng muốn đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đồ vật túm thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt…”.

      Quả là nhà văn Nguyễn Tuân đã huy động một binh chủng ngôn ngữ thật đa dạng, ở nhiều lĩnh vực để miêu tả đầy kịch tính, đầy ấn tượng về cuộc giao tranh giữa con người (ông lái đò) và thiên nhiên (sông Đà). Những cảm giác mạnh luôn đến với ta đấy là cái dữ dội mà kỳ vĩ của dòng nước ấy là cái bình tĩnh chủ động đầy quả cảm, đầy bản lĩnh của ông lái đò. Con người dũng cảm tài ba và thiên nhiên dữ tợn kỳ quái cùng lao vào trong cuộc quyết chiến. Và hình tượng ông lái đò càng về sau càng trở nên kiêu dũng, quyết liệt đến tận cùng trong cuộc giao đấu. Ông lái vượt lên sóng dữ bằng dũng khí tuyệt vời bởi ông “cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ… Ông lái đò ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà miết một đường chèo về phía cửa đá ấy”.

      Một đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là “thiên nhiên hay con người đều được chú ý khám phá ở phương diện văn hóa, mĩ thuật của nó”. Vì thế, ta còn bắt gặp ở đây hình ảnh một ông lái đò rất mực tài hoa, nghệ sĩ bên cạnh vẻ đẹp của lòng dũng cảm và bản lĩnh cao cường trước thử thách của thiên nhiên.

      Một tư thế tuyệt đẹp của ông lái lúc “ghì cương” mà “phóng nhanh vào cửa sinh” cho ta thấy ấn tượng về một chàng kỵ sĩ dũng mãnh và rất đỗi hào hoa. Một phong thái bình thản, tự tin khi ông lái ứng chiến với sóng dữ”… đè sắn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Và hình ảnh con thuyền vượt lên “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước…” đem đến cho ta một cảm giác vừa sảng khoái, vừa hả hê trước sự chiến thắng của ông lái – nghệ sĩ. Và đây – hình ảnh cuối của người lái đò cũng là hình ảnh tập trung của sự ký thác tâm tình và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

      “…Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tư do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của dòng nước sông Đà. Hình tượng ông lái đò một con người lao động bình dị mà phi thường được Nguyễn Tuân khắc họa như một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đây là một cách nhìn, cách khám phá và khẳng định con người Việt Nam trong thời đại mới ! Chính vì thế tùy bút “Người lái đò sông Đà” nói riêng và mười lăm thiên tùy bút về sông Đà của Nguyễn Tuân nói chung đã góp phần khẳng định vẻ đẹp của cuộc sống mới và con người mới trên đất nước Việt Nam chúng ta.

      Bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” mà ấn tượng mạnh mẽ là cuộc vượt thác sông Đà của ông lái đò giúp chúng ta nhận ra một điều lý thú: vẻ đẹp hào hùng tài hoa của những người lao động bình thường nơi có dòng sông ngọn thác hoang vu kia là có thật. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu chỉ có ở nơi chiến trường với tiếng súng tiếng bom gầm.

      Đọc hết “Người lái đò sông Đà” mà tâm trí ta vẫn như hiển hiện hình ảnh ông lái đò dũng mãnh và hào hoa với con thuyền nhỏ cưỡi lên sóng dữ mà đi tới mà chiến thắng, vẻ đẹp ấy huy hoàng và tráng lệ làm sao!

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      THAM KHẢO THÊM:

      • Nhận định, liên hệ mở rộng tác phẩm Người lái đò sông Đà
      • Phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân siêu hay
      • Phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà chọn lọc siêu hay

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Cảm nhận về hình tượng Người lái đò sông Đà hay nhất thuộc chủ đề Người lái đò sông Đà, thư mục Ngữ văn. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Tóm tắt Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn

      Người lái đò sông Đà kể về thiên nhiên hùng vĩ của sông Đà và tài năng, dũng cảm của những người lái đò. Sông Đà với thác nước nguy hiểm, đá ngầm và thạch trận, trở nên thơ mộng khi nhìn nhận màu nước biến đổi theo mùa. Để nắm bắt được cụ thể nội dung, mời các bạn tham khảo bài viết Tóm tắt Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Các bộ đề đọc hiểu Người lái đò sông Đà có kèm đáp án

      Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên, con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Dười đây là Các bộ đề đọc hiểu Người lái đò sông Đà có kèm đáp án, mời các bạn tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận

      Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã làm nổi bật hình ảnh người lao động từng trải, nhiều kinh nghiệm, mưu trí, dũng cảm trong việc đối diện với thiên nhiên. Để tìm hiểu thêm về tác phẩm, mời bạn đọc theo dõi bài viết Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận nhé.

      ảnh chủ đề

      Hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà

      Dưới đây là bài viết phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà chọn lọc siêu hay. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để củng cố các kỹ năng cần thiết cho bài viết kiểm tra sắp tới.

      ảnh chủ đề

      Cuộc đời, phong cách, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân

      Nguyễn Tuân đã để lại cho văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, có giá trị nhân văn cao và ảnh hưởng lớn đến thế hệ độc giả. Dưới đây là bài viết về cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.

      ảnh chủ đề

      Phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà

      Thứ gọi là chất vàng thử lửa trong quan niệm của Nguyễn Tuân bắt nguồn từ những công việc nét đẹp bình thường nhất trong đời sống người dân lao động. Dưới dây là bài viết về phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà hay nhất. Mời bạn đọc theo dõi!

      ảnh chủ đề

      Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà

      Người lái đò sông Đà là một trong những tuyệt bút của nhà văn Nguyễn Tuân. Ở đó, đã phô diễn một Nguyễn Tuân đa tài đi kiếm tìm cái đẹp. Bài phân tích dưới đây sẽ hướng dẫn phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyên Tuân.

      ảnh chủ đề

      So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương ngắn gọn

      So sánh sông Đà và sông Hương để thấy những nét đặc trưng nổi bật nhất ở hai con sông quê hương đất nước. Qua đó giúp cho chúng ta có cái nhìn phong phú, đa chiều về vẻ đẹp quê hương. Sau đây là bài văn so sánh hình tượng sông Đà và sông Hương ngắn gọn và hay nhất.

      ảnh chủ đề

      Dàn ý phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình dòng sông Đà

      Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa từ dòng chảy, màu nước, đến sự trữ tình bên hai bờ sông. Để có một bài phân tích vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà tốt, dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu những mẫu dàn ý phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình dòng sông Đà hay nhất.

      ảnh chủ đề

      Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà chọn lọc hay nhất

      Trong Người lái đò sông Đà, tác giả đã thành công trong việc xây dựng hình tượng con sông Đà với hai nét tính cách: vừa hung bạo, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình. Mà trong đó, vẻ đẹp hung bạo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều độc giả. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích về vẻ hung bạo, dữ dội của con Sông Đà.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Phân tích văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
      • Bàn tay mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng
      • Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Trình bày ý kiến về: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT
      • Phân tích văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư hay nhất
      • Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự tự tin trong cuộc sống
      • Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương ngắn gọn nhất
      • Phân tích Con chim chiền chiện của Huy Cận hay nhất
      • Các bộ đề đọc hiểu bài Tư cách mõ của Nam Cao có đáp án
      • Cảm nhận về nhân vật cô em gái Kiều Phương hay nhất
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • NATO là gì? Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
      • Sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng
      • Khóc nhiều sẽ bị gì? Khóc nhiều quá thì có bị mù không?
      • Dịch vụ đại diện xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Tóm tắt Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn

      Người lái đò sông Đà kể về thiên nhiên hùng vĩ của sông Đà và tài năng, dũng cảm của những người lái đò. Sông Đà với thác nước nguy hiểm, đá ngầm và thạch trận, trở nên thơ mộng khi nhìn nhận màu nước biến đổi theo mùa. Để nắm bắt được cụ thể nội dung, mời các bạn tham khảo bài viết Tóm tắt Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Các bộ đề đọc hiểu Người lái đò sông Đà có kèm đáp án

      Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên, con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Dười đây là Các bộ đề đọc hiểu Người lái đò sông Đà có kèm đáp án, mời các bạn tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận

      Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã làm nổi bật hình ảnh người lao động từng trải, nhiều kinh nghiệm, mưu trí, dũng cảm trong việc đối diện với thiên nhiên. Để tìm hiểu thêm về tác phẩm, mời bạn đọc theo dõi bài viết Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận nhé.

      ảnh chủ đề

      Hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà

      Dưới đây là bài viết phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà chọn lọc siêu hay. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để củng cố các kỹ năng cần thiết cho bài viết kiểm tra sắp tới.

      ảnh chủ đề

      Cuộc đời, phong cách, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân

      Nguyễn Tuân đã để lại cho văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, có giá trị nhân văn cao và ảnh hưởng lớn đến thế hệ độc giả. Dưới đây là bài viết về cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.

      ảnh chủ đề

      Phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà

      Thứ gọi là chất vàng thử lửa trong quan niệm của Nguyễn Tuân bắt nguồn từ những công việc nét đẹp bình thường nhất trong đời sống người dân lao động. Dưới dây là bài viết về phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà hay nhất. Mời bạn đọc theo dõi!

      ảnh chủ đề

      Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà

      Người lái đò sông Đà là một trong những tuyệt bút của nhà văn Nguyễn Tuân. Ở đó, đã phô diễn một Nguyễn Tuân đa tài đi kiếm tìm cái đẹp. Bài phân tích dưới đây sẽ hướng dẫn phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyên Tuân.

      ảnh chủ đề

      So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương ngắn gọn

      So sánh sông Đà và sông Hương để thấy những nét đặc trưng nổi bật nhất ở hai con sông quê hương đất nước. Qua đó giúp cho chúng ta có cái nhìn phong phú, đa chiều về vẻ đẹp quê hương. Sau đây là bài văn so sánh hình tượng sông Đà và sông Hương ngắn gọn và hay nhất.

      ảnh chủ đề

      Dàn ý phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình dòng sông Đà

      Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa từ dòng chảy, màu nước, đến sự trữ tình bên hai bờ sông. Để có một bài phân tích vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà tốt, dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu những mẫu dàn ý phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình dòng sông Đà hay nhất.

      ảnh chủ đề

      Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà chọn lọc hay nhất

      Trong Người lái đò sông Đà, tác giả đã thành công trong việc xây dựng hình tượng con sông Đà với hai nét tính cách: vừa hung bạo, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình. Mà trong đó, vẻ đẹp hung bạo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều độc giả. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích về vẻ hung bạo, dữ dội của con Sông Đà.

      Xem thêm

      Tags:

      Người lái đò sông Đà


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Tóm tắt Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn

      Người lái đò sông Đà kể về thiên nhiên hùng vĩ của sông Đà và tài năng, dũng cảm của những người lái đò. Sông Đà với thác nước nguy hiểm, đá ngầm và thạch trận, trở nên thơ mộng khi nhìn nhận màu nước biến đổi theo mùa. Để nắm bắt được cụ thể nội dung, mời các bạn tham khảo bài viết Tóm tắt Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Các bộ đề đọc hiểu Người lái đò sông Đà có kèm đáp án

      Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên, con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Dười đây là Các bộ đề đọc hiểu Người lái đò sông Đà có kèm đáp án, mời các bạn tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận

      Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã làm nổi bật hình ảnh người lao động từng trải, nhiều kinh nghiệm, mưu trí, dũng cảm trong việc đối diện với thiên nhiên. Để tìm hiểu thêm về tác phẩm, mời bạn đọc theo dõi bài viết Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận nhé.

      ảnh chủ đề

      Hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà

      Dưới đây là bài viết phân tích hình ảnh chiến đấu gian lao trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà chọn lọc siêu hay. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để củng cố các kỹ năng cần thiết cho bài viết kiểm tra sắp tới.

      ảnh chủ đề

      Cuộc đời, phong cách, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân

      Nguyễn Tuân đã để lại cho văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, có giá trị nhân văn cao và ảnh hưởng lớn đến thế hệ độc giả. Dưới đây là bài viết về cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.

      ảnh chủ đề

      Phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà

      Thứ gọi là chất vàng thử lửa trong quan niệm của Nguyễn Tuân bắt nguồn từ những công việc nét đẹp bình thường nhất trong đời sống người dân lao động. Dưới dây là bài viết về phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà hay nhất. Mời bạn đọc theo dõi!

      ảnh chủ đề

      Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà

      Người lái đò sông Đà là một trong những tuyệt bút của nhà văn Nguyễn Tuân. Ở đó, đã phô diễn một Nguyễn Tuân đa tài đi kiếm tìm cái đẹp. Bài phân tích dưới đây sẽ hướng dẫn phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyên Tuân.

      ảnh chủ đề

      So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương ngắn gọn

      So sánh sông Đà và sông Hương để thấy những nét đặc trưng nổi bật nhất ở hai con sông quê hương đất nước. Qua đó giúp cho chúng ta có cái nhìn phong phú, đa chiều về vẻ đẹp quê hương. Sau đây là bài văn so sánh hình tượng sông Đà và sông Hương ngắn gọn và hay nhất.

      ảnh chủ đề

      Dàn ý phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình dòng sông Đà

      Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa từ dòng chảy, màu nước, đến sự trữ tình bên hai bờ sông. Để có một bài phân tích vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà tốt, dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu những mẫu dàn ý phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình dòng sông Đà hay nhất.

      ảnh chủ đề

      Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà chọn lọc hay nhất

      Trong Người lái đò sông Đà, tác giả đã thành công trong việc xây dựng hình tượng con sông Đà với hai nét tính cách: vừa hung bạo, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình. Mà trong đó, vẻ đẹp hung bạo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều độc giả. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích về vẻ hung bạo, dữ dội của con Sông Đà.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ
      ID: 44308