Trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm Quê người với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 8. Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Cảm nhận tình cảm, tâm sự của nhà thơ trong Quê người hay nhất:
Mẫu 1:
Bài thơ “Quê người” được sáng tác bởi ngòi bút của nhà thơ Vũ Quần Phương đã chạm đến một chủ đề sâu sắc và nhạy cảm về nỗi nhớ quê hương. Đồng thời qua đó thể hiện tâm trạng của một người con trữ tình đang trải qua cuộc sống ở một nơi xa quê. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ vô cùng tinh tế cùng những hình ảnh mô tả để tạo nên một không khí buồn bã, cô đơn và đầy nghẹn ngào. Bằng một hồi thơ trong trẻo và giàu cảm xúc, bài thơ “Quê người” của nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự đã ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Thông qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được một cách sâu sắc về nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa xứ. Người con ấy lúc nào cũng luôn tìm kiếm bóng hình quê hương qua từng hình ảnh, từng khung cảnh xung quanh.
Mẫu 2:
Bài thơ “Quê người” của Vũ Quần Phương là một tác phẩm thể hiện sâu sắc và chân thực nhất những tâm tư, tình cảm của nhà thơ khi phải xa quê hương. Quê hương là nơi mà nhà thơ đã sinh ra và lớn lên, là nơi lưu giữ những kỷ niệm, hồi ức đẹp đẽ nhất của cuộc đời ông. Chính vì vậy mà vùng đất vốn đơn sơ này lại trở thành nơi thiêng liêng, một thánh địa ngự trị trong tấm lòng của nhà thơ. Hoàn cảnh đã buộc ông phải rời xa quê hương và đi đến những đất nước xa lạ. Đối với ông, nơi nào cũng là quê người, cũng thật xa lạ, lạnh lẽo và cô đơn. Rõ ràng, đó cũng là những hình ảnh núi non, mây trắng, nắng vàng, ngôi nhà… nhưng đối với ông, tất cả đều dường như quá đỗi xa lạ và chẳng có gì thân thuộc giống như quê hương mình. Nội tâm của nhà thơ đã chống cự và dựng lên một bức tường vô hình nhằm ngăn cách quê người với quê mình. Càng làm như vậy, tác giả càng trở nên khó hòa nhập và gắn bó với nơi ở mới, đồng thời lại càng trở nên cô đơn hơn nữa. Cảm giác lạc lõng, chơi vơi của nhà thơ Vũ Quần Phương đã được thể hiện rõ qua từng bức tranh thơ trong tác phẩm “Quê người”.
Mẫu 3:
Bài thơ “Quê người” của nhà thơ Vũ Quần Phương là một bài thơ chứa đầy tâm tư nặng trĩu của một người con phải rời xa quê hương. Cảm giác khao khát, bồn chồn này, tình cảm nhớ nhung, khắc khoải ấy được thể hiện sâu sắc trong từng ánh mắt, từng suy nghĩ của một người đang phải sống ở nơi đất khách quê người. Tình yêu quê hương sâu sắc mà nhà thơ dành cho nơi chôn rau cắt rốn của mình khiến ông phân biệt rõ ràng, phân định rạch ròi mỗi nơi mình đặt chân đến đều là quê người. Nếu là quê hương của người khác thì có nghĩa rằng đó không phải là quê hương của mình. Cho nên, không thể yêu quý, gắn bó và quan trọng như quê hương của mình được. Ngay cả núi non, mây trời, tia nắng, những ngôi nhà… vốn thường thấy ở khắp mọi nơi, nhưng sao vẫn còn thật xa lạ đối với nhà thơ như vậy. Lý do là vì ông đã so sánh và đối chiếu nó với những gì có ở quê hương mình. Chính bởi điều đó , lại càng khiến cho nhà thơ thêm sầu muộn nặng trĩu lòng, vì chính bản thân ông đang cố gắng tách mình ra khỏi hiện tại, bỏ mặc bản thân trở nên cô đơn và lạc lõng. Khi ấy nỗi nhớ quê hương lại càng mạnh mẽ, sâu sắc, da diết và khắc khoải hơn bao giờ hết. Nhà thơ đã khéo léo truyền tải những cung bậc tình cảm ấy qua từng câu thơ trong tác phẩm “Quê người” của mình.
2. Cảm nhận tình cảm, tâm sự của nhà thơ trong Quê người ấn tượng:
Mẫu 1:
Đối với bài thơ Quê người của Vũ Quần Phương, bản thân tôi với tư cách là một người đọc đã cảm nhận được một tấm lòng nhớ quê hương đầy da diết của tác giả. Trong tác phẩm, nhân vật trữ tình của bài thơ đang đứng ở một nơi xa lạ, cố gắng tìm kiếm hình bóng của quê hương qua những cảnh vật tưởng chừng rất quen thuộc mà nơi nào cũng có thể bắt gặp. Đó là hình ảnh của nắng vàng, của mây trắng, các ngọn núi hay các dãy nhà nhưng rồi càng nhìn ngắm kỹ thì nhà thơ lại càng nhận ra rằng mọi sự vật dường như đều quá đỗi xa lạ. Bởi rõ ràng nơi đây không phải là quê hương của mình, thì làm sao có thể yêu mến và quan trọng với mình được. Chính điều này càng khiến cho nỗi cô đơn càng thêm bủa vây và xâm lấn lấy tâm hồn của nhân vật trữ tình. Và khổ thơ cuối giống như một lời dặn lòng của tác giả, bởi vì quá nhớ quê hương mà đành nhìn mây trắng, nắng hanh. Dẫu vậy nhân vật trữ tình vẫn cảm thấy trong lòng rằng bản thân mình chỉ như một người lữ khách qua đường, ngay cả hạt bụi bám trên dày cũng là bụi của quê người mà thôi. Bài thơ “Quê người” của Vũ Quần Phương thực sự đã gây cho tôi nhiều ấn tượng và cảm nhận sâu sắc.
Mẫu 2:
Bài thơ “Quê người” của Vũ Quần Phương là một áng thơ đầy chất trữ tình, phản ánh nỗi lòng của nhà thơ khi xa quê. Thông qua những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như nắng, mây, đồi núi, nhà thơ đã gửi gắm nỗi nhớ da diết về quê hương. Mỗi câu thơ như một nét vẽ, khắc họa nên bức tranh quê hương đầy màu sắc và sống động. Nhà thơ đã sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh và cảm xúc để mô tả sự thay đổi của cảnh vật, từ đó thể hiện sự thay đổi trong tâm hồn mình khi xa cách quê hương. Bài thơ không chỉ là lời tâm sự của một con người nhớ quê, mà còn là tiếng lòng của những người con xa xứ, luôn hướng về cội nguồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Cảm nhận tình cảm, tâm sự của nhà thơ trong Quê người ý nghĩa:
Bài thơ “Quê người” của Vũ Quần Phương là một tác phẩm thơ hiện đại, sử dụng thể thơ mới bảy chữ để thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu sắc của nhà thơ. Qua từng câu thơ, Vũ Quần Phương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ và đối ngữ, cùng với ngôn từ giàu hình ảnh và cảm xúc, để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của mình khi xa quê. Nhà thơ đã vẽ nên bức tranh quê người với những hình ảnh quen thuộc như nắng, mây, đồi nhuộm vàng, và lá cây, nhưng đối với ông những hình ảnh ấy dù quen thuộc lại mang một nét lạ lẫm khi ông nhìn chúng từ xa, qua góc nhìn của một người con xa xứ.
Tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương được thể hiện qua việc ông tìm kiếm bóng hình của quê hương ấy trong mọi thứ xung quanh, từ hình ảnh nắng vàng hanh trên núi xa đến bụi đường dưới chân. Mỗi chi tiết trong bài thơ đều chứa đựng nỗi nhớ và tình yêu quê hương tha thiết, khắc khoải của tác giả. Vì mảnh đất mình đang đặt chân lên chỉ là quê người chứ không phải quê của mình, nên những hình ảnh quen thuộc đều thật xa lạ với tác giả. Hiện tại trở nên quá lạ lẫm, khi ông phải sống xa cách mảnh đất quê hương đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Cho nên, ông không tránh khỏi những cảm giác cô đơn và sầu muộn vì chính bản thân mình đang tự tách ra khỏi cuộc sống đời thực để mơ tưởng về quê hương yêu dấu trong lòng.
“Quê người” không chỉ là một bài thơ về nỗi nhớ quê, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự tinh tế trong cảm xúc và tư duy của nhà thơ. Vũ Quần Phương đã dùng hồn thơ của mình để ghi lại những cảm nhận sâu sắc nhất về quê hương, qua đó tạo nên một dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và miêu tả, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái riêng và cái chung của nỗi nhớ quê hương trong mỗi con người Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: