Cảm nhận về hai câu thơ: Lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi bay đã được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp đỡ cho các em học sinh tham khảo, cùng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới. Mời quý độc giả và các em học sinh cùng tham khảo một số mẫu văn cảm nhận dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Cảm nhận Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài trời mưa bụi bay hay nhất:
Ông đồ có lẽ đã bị xã hội bỏ rơi, thế nhưng ông đã cố gắng níu kéo cuộc đời của mình một cách thầm lặng và ngồi bên lề “phố đông người qua”. So với thời đại mới đang phát triển và bon chen thì ông đồ cũng chỉ là một “chiếc lá vàng” úa tàn đang rụng rời một cách cay đắng:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Đây là hai câu thơ gợi hình, gợi cảm vô cùng phong phú. Hình ảnh “lá vàng” đã gợi nhớ cho chúng ta đến sự tàn phai, rơi rụng một cách thầm lặng và đáng thương tiếc. Thế nhưng vào đầu mùa xuân tại sao lại có sự xuất hiện của hình ảnh “lá vàng”? Lá vàng rơi trên giấy là một câu thơ hay, giấy trong câu thơ chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Và hình ảnh lá vàng có lẽ đã gợi cho chúng ta nhớ đến thân phận của ông đồ trong bài thơ này. Ông đồ đã bị xã hội bỏ rơi và đây cũng được xem là một hình ảnh buồn. Nỗi buồn của ông đồ là một nỗi buồn âm thầm, nó khiến cho cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ nay đã trở nên xót xa và vô cùng đìu hiu:
”Ngoài trời mưa bụi bay”, câu thơ gợi nhớ cho chúng ta đến nỗi buồn, nỗi buồn ấy giống như một làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là những cơn mưa bụi, mưa bay thế nhưng cơn mưa ấy cũng hoàn toàn có đầy đủ sức để có thể xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Đó cũng chỉ là một lớp người quá mong manh và nhỏ bé trong xã hội này.
2. Cảm nhận Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài trời mưa bụi bay đặc sắc:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Những câu thơ khiến cho người đọc phải cảm thấy vô cùng xót thương cho hình ảnh của ông đồ. Ông đồ hiện lên vô cùng ảm đạm và có nhiều nỗi buồn. Người đọc chúng ta có thể cảm thấy rõ nét tình cảnh đáng thương của ông đồ già. Thông thường thì khi hoa đào nở ông đồ sẽ xuất hiện giống như một hình ảnh tiêu biểu của mùa xuân, ông vẫn ngồi ở nơi đông người để bày “mực tàu giấy đỏ”, đặc biệt là trên những tuyến phố đông đúc người qua lại sắm tết. Thế nhưng trái lại là cảnh người vô cùng thờ ơ và hờ hững nước qua, có vẻ như không ai quan tâm rằng ông đồ vẫn đang ngồi đó, mọi thứ vẫn diễn ra như thường lệ thế nhưng dường như một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam ta từ trước đến nay đã bị lãng quên ngay trên những con phố, tuyến đường mà không ai hay biết. Thảm cảnh thê lương đó đã khiến cho ông đồ không thể không cảm thấy nhói lòng và đau đớn và đặc biệt người đọc chúng ta có lẽ cũng cảm thấy những nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn vì quá khứ đã bị lãng quên. Chẳng còn đâu cảnh mọi người nô nức đi xin chữ, háo hức chờ đợi đến lượt mình. Tất cả mọi người đã lướt qua một cách phũ phàng khiến cho tác giả và người đọc chúng ta đứng ngồi không yên trước khung cảnh đã thay đổi.
Hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi bay” là hai câu thơ vô cùng đặc sắc và tâm đắc nhất của tác giả. Hình ảnh “lá vàng” đã gợi ra một không khí u buồn, ảm đạm, vô cùng quạnh hiu, gợi cho người đọc hình dung đến sự tàn phai và rơi rụng. Không những thế, hình ảnh lá vàng lại còn rơi trên giấy, ông đồ không nhặt lên mà cứ để cho những chiếc lá đỏ rơi hoài, phủ đi tất cả những trang giấy của ông đồ, đây là một hình ảnh thể hiện sự đau buồn lên đến tột đỉnh. Đọc đến đây, người đọc chúng ta có lẽ đã cảm thấy rõ nét tâm trạng và nỗi buồn của ông đồ, bởi vì một thời huy hoàng của ông này đã không còn. Chúng ta để ý rằng, mùa xuân trong câu thơ của tác giả đã xuất hiện hình ảnh của lá vàng rơi trên những trang giấy trắng. Lá vàng rơi khiến cho người đọc chúng ta liên tưởng rõ nét tới mùa đông, thế nhưng tại sao hình ảnh lá vàng ấy lại rơi trong mùa xuân khi không khí tràn ngập sự ấm áp. Có phải chăng hình ảnh của ông đồ chính là hình ảnh của những chiếc lá vàng kia, tức là hình ảnh lá vàng đang ẩn dụ cho hình ảnh của ông đồ, đó là một hình ảnh của sự tàn phai và thể hiện cho một thời quá khứ đã qua thế nhưng người ta vẫn đang muốn níu giữ. Nhưng rồi lá vàng rơi thì tất cả mọi người đều thấy nhưng hình ảnh của ông đồ thì không ai hay. Ở đây là mùa xuân mà mưa không phải là “phơi phới bay” mà lại là “mưa bụi bay”. Ông đồ gầy gò và ốm yếu hiện lên dường như cũng đã bị vùi lấp trong làn mưa bụi ấy. Dường như tất cả người đọc chúng ta đang khóc thương cho tình cảnh éo le và vô cùng tội nghiệp của ông đồ. Hai câu thơ đã tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc, diễn tả vô cùng khéo léo tình cảnh éo le của ông đồ.
3. Cảm nhận Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài trời mưa bụi bay điểm cao:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Bằng hy vọng mong manh còn sót lại, đã cố gắng từng chút một vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi chờ đợi giữa mùa xuân. Thế nhưng đáp lại sự chờ đợi vô vọng đó chính là sự cấp nập qua lại của tất cả mọi người, mọi người mang trong mình một tâm trạng hào hứng và dường như đã quên đi sự xuất hiện của ông đồ. Giữa cái ồn ào và náo nhiệt xung quanh là một bóng dáng vô cùng cô độc của ông đồ, và dường như một thời quá khứ đã bị lãng quên trong lòng của tất cả mọi người. Sự đối lập giữa hình ảnh ông đồ và cuộc sống tấp lập đã khiến cho nhà thơ phải ngậm ngùi xót thương. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi đó với bóng dáng trầm tư, suy lắng. Từng đợt lá vàng rơi xuống và rơi trên giấy của ông đồ khiến cho khung cảnh trở nên vô cùng ảm đạm, khiến cho con người chúng ta dâng lên nỗi niềm xót xa và hình ảnh ấy cũng đánh động trực tiếp vào lương tri của mỗi con người. Không gian hoang vắng trở nên vô cùng thê lương hơn bao giờ hết. Bất chợt khiến chúng ta phải nhớ đến câu thơ của Yến Lan: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. Hình ảnh “lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi nhớ một không gian thấm đậm nỗi buồn, đó cũng chính là số phận đáng buồn của ông đồ, số phận ấy có lẽ đã đang đến hồi kết thúc.
Đoạn thơ trên chính là một đoạn thơ tiêu biểu được trích trong bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên, miêu tả rõ nét tâm trạng của ông đồ trong thời đại suy tàn. Đoạn thơ đã sử dụng xuất sắc biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để có thể thể hiện rõ nét niềm thương cảm trước hình ảnh ông đồ vô cùng lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như đang bất động, vô cùng cô đơn và lẻ loi giữa dòng người qua lại, những người qua đường thể hiện rõ nét thái độ thờ ơ và không hề để ý tới sự tồn tại của ông đồ. Hai câu thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật vô cùng tinh tế để lại nỗi buồn trong lòng người đọc, nỗi buồn của con người dường như cũng đang thấm đẫm vào nỗi buồn của cảnh vật. Hình ảnh lá vàng và hình ảnh mưa bụi là những hình ảnh giàu giá trị gợi hình, những hình ảnh ấy đã vẽ lên một bức tranh xuân vô cùng âm thầm và lặng lẽ, thế nhưng cũng vô cùng ảm đạm với gam màu xám, trầm và nhạt nhòa. Hai câu thơ đã thể hiện tình cảnh thê lương của nghề viết và ngày tàn của nền nho học, đồng thời hai câu thơ ấy cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, sự xót thương của nhà thơ trước số phận của những nhà nho và một nền văn hóa của Việt Nam đã bị lãng quên.
4. Gợi ý nêu cảm nhận Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài trời mưa bụi bay:
Hai câu thơ đã sử dụng xuất sắc biện pháp tả cảnh ngụ tình:
+ Hình ảnh đẹp thế nhưng lại gợi ra sự lụi tàn;
+ Tâm trạng của ông đồ là một tâm trạng buồn, bẽ bàng và tâm trạng ấy gắn liền với những đồ vật của ông đồ như giấy, mực,…;
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa khiến cho khung cảnh trở nên vô cùng sinh động, mang đậm tâm trạng sầu bi của con người;
+ Sử dụng nhiều hình ảnh thiên nhiên như lá vàng, mưa bụi đã tô đậm hơn sự lạnh lẽo, cô đơn của không gian cũng như sự vô tình, hờ hững, lãng quên của con người;
+ Đây là hai câu thơ rất đẹp, thể hiện sự hoài cổ rõ nét, hai câu thơ đã ghi lại dấu ấn và mang đến cho người đọc chúng ta nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, đó là những nét đẹp về văn hóa tinh thần của một thời “vang bóng”.
THAM KHẢO THÊM: