Tình cảm bà cháu thắm thiết được nhà thơ Bằng Việt khắc họa lại trong bài thơ " Bếp lửa" thật đẹp. Đặc biệt, cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa, độc giả sẽ thấy được tình cảm thiêng liêng ấy đã trở thành điểm tựa vững chắc cho người cháu sau này.
Mục lục bài viết
1. Dàn bài cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
– Dẫn dắt cảm nhận về khổ thơ cuối.
1.2. Thân bài:
– Nêu khái quát về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Bếp lửa
– Nêu khái quá những nội dung của khổ thơ trước đó.
– Khổ thơ cuối là lời tự bạch của tác giả, tâm sự về nỗi nhớ thương người bà của mình:
- Hình ảnh bà và bếp lửa luôn thường trực trong tâm hồn của người cháu
- Những thay đổi của cuộc sống hiện đại khiến nỗi nhớ về bà của tác giả luôn sôi trào
- Dòng thơ đầu nói về những sự thay đổi của người cháu về cả thời gian và không gian, cháu đã ở nơi phố thị không còn mùi khói bếp khi xưa.
- Biện pháp liệt kê từ ” trăm” được lặp lại ba lần khẳng định sự thay đổi của cuộc sống mới với nhiều thứ mới mẻ, xa hoa
- Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ có ý nghĩa mở ra những suy tư, nỗi niềm luôn thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương
– Nỗi nhớ về người bà gắn liền với hỉnh ảnh bếp lửa trong khổ thơ thể hiện rõ đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta:
- Dù sau này có lớn lên, trưởng thành và đi xa nhưng người cháu vẫn luôn hướng về người bà – cội nguồn của mình.
- Hình ảnh quê hương với bà luôn đau đáu trong tâm hồn người cháu
- Nhớ về những kỷ niệm xưa là những tình cảm vô cùng quý giá và thiêng liêng.
1.3. Kết bài:
– Cảm nghĩ về khổ thơ cuối trong bài thơ thể hiện rõ tình cảm sâu nặng của nhân vật trữ tình đối với người bà tần tảo của mình.
2. Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa chọn lọc hay nhất:
Quãng đường đời của mỗi con người xuất phát từ khi sinh ra để rồi được nuôi nấng, lớn lên và trưởng thành. Ai cũng sẽ có cho mình những kỷ niệm tuổi thơ của một thời còn bé. Những hoài niệm ấy trở thành điều quý giá và vô cùng thiêng liêng đối với mỗi con người. Với nhà thơ Bằng Việt cũng vậy, điều đó được thể hiện qua bài thơ Bếp Lửa. Đặc biệt, với khổ thơ cuối, tác giả đã ý thức rằng miền ký ức ấy giờ đây sẽ chỉ còn trong lòng người cháu, khiến người đọc không khỏi xót xa:
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Khổ cuối bài thơ là lời bộc bạch chân thành của người cháu khi đã lớn khôn, trưởng thành. Dù cho khoảng cách về không gian, thời gian có xa xôi ” khói trăm tàu, lửa chăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng người cháu vẫn luôn khắc khỏi trong lòng nỗi nhớ khôn nguôi về bà, về bếp lửa. Sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa ” khói lửa” của cuộc sống hiện đại với bếp lửa bình dị, đơn sơ của bà đã cho thấy sức sống bất diệt của ngọn luawt mà bà nhóm lên trong mỗi sớm chiều luôn thường trực và sống mãi trong lòng người cháu. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỷ niệm tuổi thơ về bà – một người truyền lửa, truyền sự sống, tình yêu thương và niềm tin ” dai dẳng” bất diệt cho thế hệ tiếp nối. Chính vì thế nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, nhớ về cội nguồn dân tộc. Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng xa xăm của người cháu luôn đau đáu, tha thiết nhớ tới tuổi thơ, nhớ tới gia đình, nhớ tới quê hương, đấ nước.
Bài thơ ” Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ dạt dào cảm xúc, đoạn thơ cuối kết thúc với câu hỏi tu từ khiến người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỷ niệm ấu thơ của người cháu và tấm chân trình của tác giả đối với người bà kính yêu của mình.
3. Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa chọn lọc ý nghĩa nhất:
Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Thơ của Bằng Việt giàu cảm xúc, tinh tế, giàu suy tư và triết luận. Bài thơ ” Bếp lửa” đưa ông gần hơn đến bạn đọc bởi sự thành công của nó đã khiến người đọc không khỏi nhớ về một thứ tình cảm cao đẹp, thiêng liêng giữa người cháu và bà. Trong đó, đoạn thơ cuối bài đã để lại nhiều suy ngẫm trong lòng mỗi độc giả:
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Kết thúc bài thơ là đoạn thơ giàu suy ngẫm và thật nhiều cảm xúc. Dù giờ đây, khung cảnh ngày xưa không còn, thời gian đã khiến con người thay đổi cả về ngoại nhưng những kỷ niệm về bà cùng tình cảm bà cháu sẽ không bao giờ nguội lạnh. Ở nơi đất khách, có ” ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cũng không sao thay thế được bếp lửa nồng hậu bà nhen. Phép liệt kê này như mở ra trước mắt người đọc những chân trời cháu đã đã đi qua, cuộc sống mở rộng phía trước, đời đã đi lên và còn nhiều điều hy vọng đang chờ đón. Tuy vậy, cháu vẫn nhớ đến quá khứ, nhớ về bếp lửa như một thói quan để tự nhắc nhở bản thân khắc ghi những lời bà dạy bảo. Để rồi, những thành công , trưởng thành của người cháu hôm nay chính sự đúc kết những ngày tháng cơ cực của người bà, sự ươm mầm ấy đã có trái ngọt. Không chỉ trong thơ Bằng Việt, mà trong thơ của Xuân Quỳnh, hình ảnh người bà cũng tuyệt vời như thế. Bà đã trở thành điểm tựa, niềm động viên để người cháu yên tâm trên chiến trường:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cùng vì bà!”
Trước những cơ cực của cuộc đời, những người mẹ, người phụ nữ ấy vẫn chịu thương chịu khó để kết tinh những trái ngọt cho cuộc đời. Đó là những người con, người cháu giỏi giang, sẵn sàng cống hiến cho đất nước. Họ là hiện thân của quê hương, đất nước thân thương mang nặng tình nghĩa để mỗi chúng ta phải luôn nhắc nhở bản thân yêu thương những người phụ nữ xung quanh mình. Đọc thơ Bằng Việt, ta bắt gặp một phong cách rất riêng giày suy tưởng của trí tuệ và cũng rất nhiều rung động tinh tế.
4. Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa chọn lọc ấn tượng nhất:
” Bếp lửa” – một bài thơ xuất sắc của Bằng Viết khi viết về tình cảm bà cháu. Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, để rồi:
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Điệp từ ” trăm” mở ra một thế giới rộng lớn và bao điều mới mẻ. Tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay cao, bay xa đến nơi chân trời cao rộng có ” khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Tuy thế, cháu vẫn khôn nguôi nhớ về bà và bếp lửa quê hương, nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu vó nhau. Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của cháu được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. Bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời. Từ suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lý sâu sắc: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt đầu từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
Câu hỏi kết thức bài thơ động lại trong ta những cung bậc cmar xúc, như nhắc nhở người cháu luôn nhớ về bà, về miền ký ước tuổi thơ. Bài thơ với những hình ảnh bếp lửa ẩn dụ, miêu tả, biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn mang đậm chất trữ tình sâu lắng, bên hình ảnh bếp lửa với ý nghĩa sâu xa thầm kín. Những gì gắn bó với tuổi thơ là những điều nâng đỡ ta lớn lên, trưởng thành, những người cùng ta trải qua tuổi thơ khi nhớ về họ cùng sẽ là khởi đầu cho bước tiếp theo của cuộc đời. Đoạn thơ như nhắc nhở mỗi chúng ta rằng để có được sự trưởng thành như ngày hôm này phải luôn nhớ đến những người đã luôn gắn bó, yêu thương và là điểm tựa cho sự phát triển của bản thân chúng ta.
Khổ thơ cuối khép lại nhưng mở ra một hành trình mới. Có lẽ, nhờ người bà cùng những ký ức tuổi thơ êm đẹp ấy sẽ giúp tác giả có một hành trình thật đẹp sau này.