Khổ thơ đầu tiên của bài Tây Tiến đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên Tây Bắc và tâm trạng của người lính. Qua đó, ta cảm nhận được nỗi nhớ da diết, tình đồng đội sâu nặng và tinh thần lạc quan, yêu đời của những người lính Tây Tiến. Dưới đây là bài văn cảm nhận khổ thơ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý chi tiết cảm nhận khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng :
Mở bài:
-
Giới thiệu chung về bài thơ:
+ Vị trí của bài thơ trong nền thơ ca Việt Nam.
+ Tác giả
+ Ý nghĩa của bài thơ.
-
Giới thiệu về khổ thơ đầu:
+ Khổ thơ đầu tiên đã mở ra một không gian nghệ thuật đặc biệt, đặt nền móng cho toàn bộ bài thơ.
+ Khẳng định tầm quan trọng của khổ thơ này trong việc thể hiện chủ đề và cảm xúc của tác giả.
Thân bài
a. Không gian Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ
-
Hình ảnh sông Mã, Tây Tiến:
+ Sông Mã: Biểu tượng cho một thời kỳ hào hùng, gắn liền với những kỷ niệm của người lính.
+ Tây Tiến: Gọi tên một binh đoàn, một địa danh, đồng thời cũng là một biểu tượng cho tinh thần chiến đấu.
-
Địa danh Sài Khao, Mường Lát:
+ Khái quát về vị trí địa lý và ý nghĩa của những địa danh này.
+ Gợi lên không gian rộng lớn, hoang sơ của Tây Bắc.
-
Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Hình ảnh “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” thể hiện địa hình hiểm trở.
+ “Cồn mây” gợi lên vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng.
b. Nỗi nhớ da diết của người lính:
-
Nỗi nhớ về quá khứ:
+ “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”: Câu thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, mơ hồ về những kỷ niệm đã qua.
+ “Súng ngửi trời” gợi lên hình ảnh người lính trong những trận chiến khốc liệt.
-
Nỗi nhớ về đồng đội:
“Bạn bè chung sống chết” thể hiện tình đồng đội sâu nặng, gắn bó.
-
Nỗi nhớ về cuộc sống bình yên:
Qua những hình ảnh thiên nhiên, người đọc cảm nhận được nỗi nhớ về cuộc sống bình yên, giản dị.
c. Nghệ thuật của khổ thơ:
-
Ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm.
+ Sử dụng nhiều từ láy, điệp ngữ tạo nhịp điệu.
-
Biện pháp nghệ thuật:
Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.
-
Cấu trúc câu:
Câu thơ ngắn gọn, súc tích, giàu nhạc điệu.
Kết bài:
- Khái quát lại vẻ đẹp của khổ thơ:
+ Khổ thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên Tây Bắc và tâm trạng của người lính.
+ Khẳng định giá trị nghệ thuật của khổ thơ.
- Ý nghĩa của khổ thơ:
+ Khổ thơ đặt nền móng cho toàn bộ bài thơ.
+ Khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, về tình đồng đội.
2. Cảm nhận khổ thơ đầu tiên bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tây Tiến đã mở ra một không gian nghệ thuật rộng lớn, khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến trong hoàn cảnh chiến tranh đầy gian khổ. Qua những câu thơ ấy, nhà thơ Quang Dũng đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng về tình yêu quê hương, đất nước, về tình đồng đội sâu nặng.
Cảm hứng chủ đạo trong suốt bài thơ là cảm hứng về nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ khó phai của đời người lính Tây Tiến được khắc hoạ thành công ở đoạn đầu của bài thơ
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Tây Tiến là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng. Nhắc đến nhà thơ, không ai không thể không nhớ đến Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh – 1 làng ven bờ sông Đáy, nhớ về đơn vị cũ ông đã viết nên bài thơ. Lúc đầu, ông đặt bài thơ là Nhớ Tây Tiến nhưng về sau đổi lại thành Tây Tiến vì nhà thơ cho rằng chỉ với 2 từ Tây Tiến cũng đủ đã gợi lên nỗi nhớ là cảm hứng chủ đạo chứ không cần đến từ “nhớ”
Là 1 người lính trẻ hào hoa, lãng mạn ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc, sống và chiến đấu nơi núi rừng gian khổ nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng mãnh liệt trong lòng nhà thơ. 1 thời gắn bó sâu đậm với Tây Tiến, với đồng đội, với núi rừng đã làm cho ông không khỏi bồi hồi, xúc động khi nỗi nhớ về Tây Tiến dâng trào trong kí ức của nhà thơ.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”
Câu thơ như tiếng gọi chân thành, tha thiết xuất phát từ trái tim và tâm hồn người thi sĩ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán mở đầu bài thơ, Quang Dũng đã gọi tên cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết về núi rừng Tây Bắc. bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, câu thơ trở nên đẹp diệu kỳ. “Sông Mã” không đơn thuần là 1 con sông mà nó đã trở thành 1 hình ảnh hiện hữu, 1 chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi vui buồn, được mất. “Tây Tiến” không chỉ để gọi tên 1 đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành 1 người bạn ” tri âm tri kỉ” để nhà thơ giãi bày tâm sự
“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Câu thơ thứ 2 với điệp từ “nhớ” được lặp lại 2 lần đã diễn tả nỗi nhớ quay quắt, cồn cào đang ùa vào tâm trí Quang Dũng. tính từ “chơi vơi” kết hợp với từ “nhớ” đã khắc sâu được tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ và nỗi nhớ đó như 1 cơn thác lũ tràn vào tâm trí nhà thơ đã đẩy ông vào trạng thái bồng bềnh, hư ảo. 2 câu đầu và cách dùng từ chọn lọc, gợi hình gợi cảm đã mở cửa cho nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Quang Dũng đã liệt kê hàng loạt các địa danh như: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông… Đó là địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, những nơi họ đi qua và dừng chân trên bước đường hành quân gian khổ, mệt nhọc. Nói đến Tây Bắc, là nói đến vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Có những đêm dài hành quân người lính Tây Tiến vất vả đi trong đêm dày đặc sương giăng, không nhìn rõ mặt nhau. “Đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần không “mỏi”. Bởi ý chí quyết tâm ra đi vì tổ quốc đã làm cho những trí thức Hà thành yêu nước trở nên kiên cường, bất khuất hơn. Quang Dũng đã rất tài tình khi đưa hình ảnh “sương” vào đây để khắc hoạ hơn sự khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Cũng miêu tả về “sương”, Chế Lan Viên cũng đã viết trong “Tiếng hát con tàu”:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”
Có lẽ thiên nhiên rất gắn bó với người lính Tây Bắc nên nó đã trở thành 1 kí ức khó phai trong lòng nhà thơ. Thiên nhiên tuy có đẹp nhưng cũng rất hiểm trở. Có những lúc người lính Tây Tiến phải vất vả để trèo lên đỉnh chạm đến mây trời. Quang Dũng đã khéo léo sử dụng từ “thăm thẳm” mà không dùng từ chót vót” bởi nói “chót vót” người ta còn có thể cảm nhận và thấy được bề sâu của nó nhưng “thăm thẳm” thì khó có ai có thể hình dung được nó sâu thế nào. Bằng những từ láy gợi hình ảnh rất cao như “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, nhà thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được cái hoang sơ, dữ dội của núi rừng Tây Bắc. Nhà thơ cũng rất trẻ trung, tinh nghịch khi đưa hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ ” súng ngửi trời” để cho ta thấy bên cạnh thiên nhiên hiểm trở còn hiện lên hình ảnh người lính với tư thế oai phong lẫm liệt nơi núi rừng hoang vu. Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đã tạo nên vẻ gân guốc, nhọc nhằn đã nhấn mạnh được cảnh quang thiên nhiên Tây Bắc thật cheo leo, hiểm trở
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Điệp từ “ngàn thước” đã mở ra 1 không gian nhìn từ trên xuống cũng như từ dưới lên thật hùng vĩ, giăng mắc. Bên cạnh cái hiểm trở, hoang sơ ta cũng thấy được vẻ đẹp trữ tình nơi núi rừng:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Có những cơn mưa rừng chợt đến đã để lại bao giá rét cho người lính Tây Tiến. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng, nó trở nên lãng mạn, trữ tình hơn. Nhà thơ đã thông minh, sáng tạo khi nói đến mưa rừng bằng cụm từ “mưa xa khơi”. Nó gợi lên 1 cái gì đó rất kì bí, hoang sơ giữa chốn núi rừng. Câu thơ thứ 8 nhiều thanh bằng như làm dịu đi vẻ dữ dội, hiểm trở của núi rừng và mở ra 1 bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng đầy lãng mạn. 8 câu thơ đầu của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc, về đồng đội Tây Tiến nhưng qua những chi tiết đặc tả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, nó đã trở thành 1 kí ức xa xôi trong tâm trí nhà thơ. Đó là 1 nỗi nhớ mãnh liệt của người lính Tây Tiến nói riêng và của những người lính nói chung.
Tuy trên chặng đường hành quân, các anh gặp vô vàn khó khăn, gian nan đến tột bậc nhưng ta vẫn thấy ở các anh có sự can trường tột bậc. Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước. Uy lực của thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn lên một tầm vóc mới. Quang Dũng cũng nói đến sự hi sinh của đồng đội trên những chặng đường hành quân vô cùng khó khăn:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
“Tây Tiến” đã từng có một thời gian không được đưa vào chương trình giảng dạy bởi tác phẩm đã đề cập đến đề tài nhạy cảm trong văn chương Việt Nam thời chiến tranh, đó là viết về cái chết, viết về sự hi sinh. Chúng ta biết rằng, văn chương muốn thuyết phục lòng người thì trước hết phải chân thật. Dù là viết về chiến tranh nhưng Quang Dũng không nề hà, né tránh sự thật đau thương. Vì vậy mà “Tây Tiến” được một lần nữa đưa vào chương trình giảng dạy như một kiệt tác văn chương. Hai tiếng “ anh bạn” cất lên như một tiếng nấc nghẹn ngào. Sức nặng của câu thơ đã dồn vào từ láy “dãi dầu” thể hiện vất vả, khó khăn trên chặng đường hành quân. Đặc biệt thay, tác giả không viết “bị gục xuống” mà ông lại viết là “không bước nữa”, biến các anh từ thế bị động sang chủ động, họ chấp nhận cái chết, coi nó chỉ đơn giản như một giấc ngủ mà thôi. “Súng mũ” là biểu tượng của người lính, cho thấy rằng dù có ra đi, các anh vẫn không quên mình vẫn là một người lính, dù có gục cũng phải “gục lên” súng mũ của người lính, tư thế hi sinh đầy xót xa nhưng cũng thật hào hùng. Hình ảnh về người lính anh dũng hy sinh ấy sau này ta còn bắt gặp trong “Dáng đứng Việt Nam”:
“Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”
Dáng của các anh bộ đội cụ Hồ dù có gục xuống nhưng vẫn không phai mờ trong tâm của Quang Dũng, của đoàn quân Tây Tiến và của cả những người tham gia kháng chiến. Họ đã hy sinh trên chặng đường hành quân, đã có những người lính nằm xuống, rõ ràng súng đã nổ, người dân Việt Nam cũng đổ máu, chiến tranh không phải là trò đùa, có người ra đi thì có người hi sinh, đó là điều rất đỗi bình thường. Người lính ra đi nhưng đồng đội anh lại tiếp bước. “Bỏ quên đời” là cách nói giảm nhẹ sự mất mát, tang thương. Khi người lính từ trần, cái chết bây giờ trở nên không đáng kể. Cách nói giảm phần thê lương mà tăng thêm cái tính chất cao cả, sự hy sinh thầm lặng của những người lính Tây Tiến. Thông qua lăng kính lãng mạn của tác giả thì sự hi sinh ấy hiện về chỉ như giấc ngủ của người lính. Ông thật tài tình khi miêu tả cái chết của người lính nhẹ tựa lông hồng. Nhưng dù thế nào vẫn không thể diễn tả hết được sự xót xa, thương tiếc, vì thế tác giả đành ngậm ngùi đặt dấu chấm cảm “!” cuối câu như một nén nhang tâm tình gửi lại.
Khó khăn chưa dừng lại ở đó, đất Tây Bắc đâu chỉ có đèo cao dốc thẳm hay mưa ngàn suối lũ mà còn biết bao thử thách khó khăn hơn. Chặng đường hành quân của các anh qua núi rừng Tây Bắc đầy hoang dại, bí ẩn, dường như là để thử thách bước chân của người lính :
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Quang Dũng đã chọn ra hai mốc thời gian là “chiều chiều” và “đêm đêm”, đây là thời điểm bộc lộ rõ nhất sự nguy hiểm của chốn rừng núi Tây Bắc, và sự nguy hiểm ấy cứ tuần hoàn, tuần hoàn, mỗi ngày các anh đều phải đối diện với những khó khăn, hiểm nguy như thế. Các anh phải thường xuyên hành quân qua những mảnh đất rừng thiêng nước độc cho nên bị ám ảnh trong tâm hồn là tiếng thác nước gầm thét dữ dội. Ở nơi xa xôi, thiên nhiên làm chủ thì khó khăn như tăng thêm bội phần. “Mường Hịch” với sức nặng dồn vào từ “Hịch” thể hiện bước chân nặng trịch có bóng cọp vờn người, cọp ăn thịt người, cọp xé xác người, cọp giết người. Nhưng nhìn nhận quan bản lĩnh của người lính thì bóng nổ ấy chỉ đơn thuần là trò đùa trẻ con, điều này được thể hiện qua từ “trêu” để thử thách sự gan dạ, độ bền gan của các anh bộ đội cụ Hồ mà thôi.
Và ở những câu thơ này, tác giả mô tả rất chân thực, dù chúng ta không sống ở thời kỳ này, chúng ta vẫn chưa từng đặt chân lên núi non miền Tây, chưa nhập ngũ vào đoàn binh Tây Tiến. Nhưng đọc tác phẩm ta thấu hiểu được gian lao mà người lính trải qua. Để khép lại khổ một, nhà thơ đã kết thúc bằng hai câu thơ đầy cảm xúc thương nhớ, nỗi nhớ ấy phả vào bản làng Tây Bắc thân yêu:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Lần thứ hai trong bài thơ, tác giả gọi tên đơn vị Tây Tiến, phải chăng ông nhớ quá những gian khổ, kỉ niệm gắn bó với các đồng đội của mình trong suốt những năm tháng kháng chiến cùng nhau nên Quang Dũng mới thốt lên “nhớ ôi Tây Tiến” như vậy. Sau chặng đường hành quân vất vả, mệt mỏi các chiến sĩ có dịp dừng chân dựng trại ở một bản làng có tên rất đỗi thân thương-Mai Châu. Ở đây các thiếu nữ dân tộc trẻ trung xinh xắn mang cơm nếp thơm lên cho các anh, cùng các anh quay quần ngồi bên nồi xôi nếp khiến bao nhiêu vất vả, khó khăn đều tan biến. Đây là khung cảnh đậm đà tình quân dân, chiến tranh lùi dần vào trong một góc khuất nào đó nhường chỗ cho một cảnh sinh hoạt vui tươi. Sau thời gian dài hành quân vất vả giữa núi rừng phải chịu đói, chịu khát. Nay các anh được đồng bào Mai Châu đón tiếp bằng “cơm lên khói” cùng mùi hương “thơm nếp xôi” thật là ấm lòng. Quang Dũng đã dùng từ “mùa em”thể hiện sự gần gũi, thân thương và nó gắn bó như “tình em”, các anh bộ đội cụ Hồ nhớ những vụ mùa, nhớ cơm nếp thơm và nhớ cả những bóng hồng miền sơn cước.
Bài thơ “Tây Tiến” dưới ngòi bút của lãng mạn, trữ tình của Quang Dũng đã trở thành 1 kiệt tác của mọi thời đại. Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt bài thơ đó là cảm hứng về nỗi nhớ. Quang Dũng đã miêu tả nỗi nhớ đó bằng ngòi bút tài tình giàu chất nhạc, chất họa và đậm chất thơ. Bài thơ là 1 khúc nhạc của tâm hồn, của cuộc sống. Bởi thế, Xuân Diện thật chính xác khi cho rằng đọc bài thơ “Tây Tiến” như đang ngậm âm nhạc trong miệng. Bài thơ hay bởi lẽ nó được viết nên từ ngòi bút hào hoa, lãng mạn và của 1 người lính Tây Tiến nên nó có 1 cái rất riêng và đẹp. Mang chất lính nên Quang Dũng mới có thể viết nên những vần thơ hay như thế.
3. Các mẫu cảm nhận khổ 1 bài thơ Tây Tiến ngắn gọn:
Mẫu 1:
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, thường được đọc và nghiên cứu trong các môn văn ở trường học. Bài thơ này thể hiện tinh thần, tâm hồn của những người lính trong chiến tranh, khi họ gặp khó khăn, gian khổ.
Bốn câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng mở ra một không khí hoài niệm, nhớ nhung về quê hương, một nơi xa xôi và đầy khó khăn. Câu thơ này tạo nên sự tương phản sâu sắc giữa quê hương và mảnh đất Tây Tiến khắc nghiệt. “Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi!” – Đây là lời kêu gọi tinh thần của người lính, nhấn mạnh khoảng cách, khó khăn khi phải rời xa dòng sông, quê hương. “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” – Bài thơ này tạo nên những hình ảnh kỷ niệm, cuộc sống bình dị nơi quê hương, nơi người lính phải ra đi bảo vệ đất nước. Cảnh rừng núi và cuộc sống tự do, chơi vơi trở thành một phần của ký ức và khát khao. Những câu thơ này giúp thể hiện tâm trạng của người lính, thể hiện tình yêu, sự hy sinh của họ đối với đất nước, tạo nên cảm xúc và sự cảm động trong tâm hồn người đọc.
Những câu thơ tiếp theo miêu tả chặng đường hành quân khó khăn và gian nan của đoàn binh Tây Tiến trong hành quân, qua những vùng đất rừng núi xa xôi, thử thách khắc nghiệt. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” thể hiện hình ảnh sương mù bao phủ khu vực xung quanh cho thấy điều kiện kinh tế và môi trường nghèo nàn của vùng núi Sai Khao, nơi quân đội phải đi qua. Bên cạnh đó cảnh đêm với sự lan tỏa của mùi hoa thể hiện sự tương phản giữa chiến tranh và thiên nhiên tươi đẹp của Mường Lát. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” thể hiện sự gian khổ khi phải vượt qua những con đường trở về dốc và nguy hiểm. “Heo hút cồn mây, súng ngửi trời” tạo nên hình ảnh đội quân Tây Tiến trên cao nguyên, với sự hiểm nguy và bí ẩn của mây trời và cuộc chiến. “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” miêu tả quá trinh vượt qua địa hình đồi núi, cao nguyên, sự khắc nghiệt khi lên xuống. “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” – ám chỉ vùng Pha Luông, một nơi xa xôi và xa lạ, nơi mưa gió khiến hành trình trở nên khó khăn hơn.
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, hy sinh của các chiến sĩ trong chiến tranh Tây Nguyên. Nó tượng trưng cho một phần lịch sử và tâm hồn dũng cảm của người dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Mẫu 2:
Khổ thơ mở đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng mang trong mình lời kêu gọi tha thiết, ngọt ngào. Tiếng gọi này tạo nên tâm trạng sâu lắng, trăn trở của người lính đối với quê hương và những kỷ niệm về quê hương. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!” là lời kêu gọi đầy cảm xúc, như lời tri ân, nỗi nhớ quê hương và cuộc sống bình dị ở Tây Tiến. Sông Mã là thắng cảnh đặc biệt của vùng đất này, và việc đề cập đến nó tạo ra hình ảnh mạnh mẽ về vùng quê xa xôi thân yêu. “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” thể hiện sự khao khát, hoài niệm về cuộc sống tươi đẹp, tự do nơi núi rừng. Khó khăn và tự do bị mất đi khi đối mặt với chiến tranh và thiên tai. Toàn bộ bài thơ này mang một tâm trạng sâu sắc, giàu cảm xúc, thể hiện tình yêu, tâm hồn của những người lính trong chiến tranh, cũng như tình yêu, sự kính trọng đối với quê hương, cuộc sống làng quê.
Hình ảnh sương mù “Sai Khao” tràn ngập lên đoàn quân mệt mỏi tạo nên sự huyền bí và tinh tế. Sương mù che khuất những đoạn đường khó khăn, cảm giác mệt mỏi, căng thẳng khi hành quân ngày càng lộ rõ. “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” với hương hoa lan tỏa trong không khí mang đến vẻ đẹp mê hồn và thuần khiết. Hình ảnh này tạo nên sự tương phản đặc biệt giữa chiến tranh và vẻ đẹp thiên nhiên của Mường Lát. Tổng hợp, những câu thơ này tạo nên một hình ảnh độc đáo về một cuộc hành quân, nơi sự đối đầu giữa con người và thiên nhiên, sự hiểm trở và sự thuần khiết đều góp phần tạo nên một trải nghiệm đầy màu sắc và đa chiều cho quân Tây Tiến.
Những câu tiếp theo có thể mang bối cảnh và tâm trạng tự nhiên hoàn toàn khác so với những câu trước. Trong đoạn văn này, tác giả miêu tả cuộc hành quân của quân Tây Tiến trên địa hình đồi núi, cao nguyên, tạo nên một hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược với tâm hồn yên bình, hăng say của thiên nhiên. Đề cập đến vùng Pha Luông, nơi có gió và mưa khiến hành trình trở nên khó khăn hơn. Những câu thơ này ghi lại sự gian khổ và khó khăn của cuộc hành quân của đoàn binh Tây Tiến, khi họ phải vượt qua những địa hình hiểm trở và đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt.
Các câu thơ cuối cùng của khổ đầu tiên trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã vẽ nên một khung cảnh đẹp đẽ, bình yên trong tâm hồn người chiến binh Tây Tiến. Một lần nữa tác giả tạo ra sự tương phản giữa khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của người lính.
Mẫu 3:
Bài thơ Tây Tiến có thể nhận diện rõ ràng tinh thần hy sinh, đoàn kết của quân đoàn Tây Tiến trong cuộc chiến khốc liệt. Hình ảnh những con đường gian khổ, đèo dốc, sương mù và mưa gió tạo ra một bối cảnh khắc nghiệt, nhưng người chiến binh vẫn kiên định tiến về với quyết tâm bảo vệ quê hương.
Bài thơ “Tây Tiến” mở đầu bằng lời kêu gọi tha thiết và mênh mang, như một lời tri ân, khao khát quê hương và cuộc sống bình dị ở Tây Tiến. Tiếng gọi này thể hiện tình cảm sâu sắc, trăn trở của người lính đối với quê hương và những kỷ niệm về quê hương. Nó là biểu tượng của những cảm xúc mạnh mẽ và không thể kìm nén. “Nhớ chơi vơi” trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng thể hiện sự hồi tưởng về những kỷ niệm và cuộc sống bình dị nơi quê hương, nơi người lính thành phố đã rời xa để tham gia cuộc chiến tranh. Sự “chơi vơi” ở đây có thể hiểu là khắc họa những khoảnh khắc tươi đẹp, ngẫu hứng của tuổi thơ, những kỷ niệm về cuộc sống miền quê và thiên nhiên hùng vĩ. Ghi nhớ những điều này đã trở thành một phần quan trọng trong tâm trạng và tinh thần của những người lính trong chiến tranh, khi họ đối diện với cuộc sống khắc nghiệt và tàn khốc trong một môi trường hoàn toàn khác.
Những địa danh như “Sài Khao” và “Mường Lát” trong bài thơ “Tây Tiến” không chỉ là những vùng đất cụ thể tiêu biểu cho vùng Tây Bắc nói chung, nơi quân Tây Tiến hoạt động và trải qua những khó khăn trong cuộc chiến tranh. Tác giả đã dùng những địa danh này để thể hiện sự gắn bó, tình yêu của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Nỗi nhớ trong bài thơ này thực sự như lan tỏa khắp không gian rộng lớn, mỗi nơi tác giả từng ghé thăm đều gợi lên những kỷ niệm và cảm xúc đặc biệt. Đây là cách tác giả thể hiện những tình cảm đặc biệt của người chiến sĩ đối với mảnh đất, cuộc sống mà họ đã trải qua, đồng thời là cách tôn vinh những giá trị, ký ức quý giá về quê hương và cuộc sống quê nhà.
Khổ thơ mở đầu bài thơ “Tây Tiến” đã tạo nên một bức tranh đẹp như tranh vẽ về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, đồng thời tôn vinh tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ Tây Tiến. Tình yêu quê hương, đất nước có thể được thể hiện một cách rất đặc biệt, kết hợp với tình đồng chí, tình đồng đội trong chiến tranh. Sự kết hợp, yêu thương giữa con người và thiên nhiên với nhau tạo nên một bức tranh tâm hồn và tinh thần rất đáng khâm phục.
THAM KHẢO THÊM: