Bài viết dưới đây là Cảm nhận khổ 2, 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chọn lọc siêu hay chọn lọc; Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức và tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1.Dàn ý Cảm nhận khổ 2, 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Khái quát nội dung khổ 2,3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
1.2. Thân bài:
*Khổ thơ thứ hai:
“Lộc” ở trong câu thơ có thể hiểu là sức mạnh của dân tộc, “lộc trải dài nương mạ” là sự hối hả cho một mùa mới bội thu, cho đồng ruộng mãi xanh tươi.
“Người cầm súng và “người ra đồng” là hai hình ảnh đại diện cho hai lực lượng chính xây dựng Tổ quốc. Đó là mùa xuân của trách nhiệm, hình ảnh mùa xuân được gắn liền với ý thức bảo vệ Tổ quốc. Người ra trận phải đổ máu, người ra đồng phải đổ mồ hôi và nước mắt. Hơi thở, mồ hôi và nước mắt của nhân dân ta đã góp phần giữ mãi mùa xuân của dân tộc.
Từ “cứ” ở đầu câu là lời khẳng định, là một chân lý giản dị nhưng thiêng liêng. Có thể nói, mọi nỗi buồn, nỗi cay đắng của dân tộc đều được những mùa xuân bất tận đáp lại.
*Khổ thơ thứ ba:
Nhà thơ Thanh Hải đã ôn lại chặng đường 4000 năm của đất nước qua các tính từ “vất vả”, “gian lao” từ từ đó ta thấy con đường dựng nước và giữ nước của nhân dân ta là con đường đầy gian khổ, khó khăn, thử thách và mất mát.
Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và ý nghĩa. Hình ảnh so sánh vừa gợi lên nguồn sáng tồn tại mãi mãi trong không gian và thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả vào một tương lai tươi sáng, mở rộng tương lai của đất nước với tinh thần mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bản thân về khổ 2,3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
2. Cảm nhận khổ 2, 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chọn lọc:
Mùa xuân tươi trẻ, rực rỡ trong thơ thơ của Thanh Hải thật đẹp. Khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là hai khổ thơ đặc biệt, mang đến những cảm xúc mới mẻ về mùa xuân. Nếu khổ thơ đầu là nỗi niềm của tác giả với mùa xuân của thiên nhiên thì hai khổ thơ sau là những cảm xúc thiêng liêng trước mùa xuân của đất nước:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Ở đây, tác giả muốn nói đến những người vừa có thể là “người cầm súng” vừa có thể là “người ra đồng”. Đây chính là những người đã tạo nên mùa xuân tươi mới cho đất nước. Nhà thơ tạo nên cặp hình ảnh song song tựa như hai vế đối xứng của một câu đối mừng xuân để nói về hai giai cấp chính của cách mạng và cũng là hai nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Những người lính cầm súng ra tiền tuyến, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Những người lao động ở hậu phương tập trung lao động xây dựng và phát triển quê hương. Những từ “mùa xuân”, “lộc”, “người” được lặp đi lặp lại như một hình ảnh thực và mang đến niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Những từ “giắt đầy”, “trải dài” tô điểm sắc xanh bất tận, báo hiệu mùa xuân đã về trên mọi miền Tổ quốc. Trong đó, tính độc đáo và sáng tạo là những hình ảnh về lộc xuân được sử dụng với hai lớp nghĩa.
Từ những cảm xúc rất chi tiết, nhà thơ đi vào miêu tả cái chung. Hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai tràn ngập không khí vui tươi, đầy hứng khởi:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Cách điệp cấu trúc “ tất cả như” và các từ được lặp lại như “hối hả”, “xôn xao” miêu tả không khí khẩn trương, dồn dập, phấn khởi và qua đó cũng giúp người đọc thấy tinh thần gắn kết của con người trong thời đại mới. Nhịp thơ nhanh, mạnh mẽ, quả quyết, phản ánh tinh thần của con người, sự phấn khởi xây dựng đất nước.
Những cảm xúc anh hùng của những vần thơ trên đã dẫn đến lòng tự hào dân tộc và lòng tự tôn. Nhà thơ có những suy nghĩ và trải nghiệm về đất nước.
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước ”
Bởi vì vì sao đó vừa mang ánh sáng lấp lánh của ngôi sao chói lọi trên lá cờ Tổ quốc vừa gợi lên cuộc đấu tranh của nhân dân ta, đi từ bóng tối của chế độ nô lệ đến ánh sáng của hạnh phúc tự thân. Tổ quốc thân yêu như ngọn đèn bất diệt, mãi mãi tỏa sáng trong không gian và thời gian.
Như vậy, chỉ với hai khổ thơ, nhà thơ Thanh Hải đã mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về mùa xuân của đất nước. Thiên nhiên đất nước và con người hòa làm một, hân hoan chào đón mùa xuân tươi sáng. Đất nước, như ai đó đã nói, khiến ta say sưa và say đắm! Tác giả sử dụng thể thơ năm chữ với nhịp điệu uyển chuyển, hình ảnh thơ quen thuộc mà gợi cảm, nhân cách hóa, ẩn dụ, kết hợp biện pháp điệp từ để làm nổi bật nội dung sâu sắc của hai khổ thơ.
3. Cảm nhận khổ 2, 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là tình yêu cuộc sống, đất nước nồng nàn và sự cống hiến những gì đẹp đẽ nhất cho đất nước của nhà thơ. Trong đó, khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ đã diễn đạt tinh tế và sâu sắc cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân của đất nước. Từ những cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, Thanh Hải tiếp tục khai thác những cảm xúc của mình khi đất nước bước vào một mùa xuân mới:
Mùa xuân người cầmsúng
Lộc giắt đầy trên lưng
…
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Trước tiên, nhà thơ cảm nhận mùa xuân của đất nước qua hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Bởi đó là biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta trong giai đoạn này là cùng nhau chiến đấu ở tiền tuyến và cùng nhau xây dựng hậu phương vững chắc. Nhưng cụ thể hơn, “lộc” còn là sức sống, tuổi trẻ, năng lượng tươi trẻ tràn đầy ước mơ, lý tưởng, đầy hoài niệm và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi động trong mỗi tâm hồn con người, đó là tâm hồn của những chiến binh dũng cảm, mạnh mẽ nơi bom đạn rơi, tâm hồn của những người nông dân cần cù, hăng say trong công việc tăng gia sản xuất. “Lộc” là thành tựu hôm nay và niềm tin, hy vọng ngày mai.
Từ những suy nghĩ rất thực về đất nước trong giai đoạn này, nhà thơ khái quát:
Tất cả như hồi hả
Tất cả như xôn xao
Nhà thơ mô tả nhịp điệu của sự hối hả và nhộn nhịp của người dân Việt Nam trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mọi người đều phấn khởi, thư thái trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước. Thanh Hải rất lạc quan, nồng nhiệt và tự tin khi viết những câu thơ này.
Tác giả đã làm sống dậy bức tranh về chặng đường dựng nước và giữ nước của nhân dân ta với biết bao thăng trầm, khó khăn và thử thách. Trong suốt chiều dài lịch sử, đất nước ta đã trải qua biết bao đau thương, mất mát, nhưng đã khẳng định được sức mạnh, ý chí và lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đó là niềm tin, niềm vui, niềm tự hào khi đất nước bước vào mùa xuân, bước vào thời kì đổi mới. Và đằng sau những vần thơ ấy, chúng ta nhận ra rằng trong Thanh Hải có một tình yêu cuộc sống, yêu đời, một tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên, với quê hương, đất nước. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng và đáng giữ gìn.
Đoạn thơ khép lại nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong lòng mỗi người. Tình yêu cuộc sống nồng nàn của nhà thơ và niềm tin mãnh liệt vào tương lai của đất nước vẫn làm rung động lòng người.