Tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện lại tình cảm sâu sắc của hai cha con giữa ông Sáu và bé Thu một cách chân thực nhất dù bị chiến tranh chia cắt. Dưới đây là bài viết cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà đã được tổng hợp ngắn gọn giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa mà tác phẩm đã mang lại.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt tác phẩm Chiếc lược ngà:
Từ khi con gái còn nhỏ ông Sáu đã phải rời xa nhà đi kháng chiến, ông chỉ được nhìn thấy con thông qua tấm ảnh nhỏ. Trong suốt những năm tháng kháng chiến, lúc nào ông Sáu cũng nhớ về con gái. Nhân dịp được nghỉ phép 3 ngày ông Sáu nôn nao về nhà để được trông thấy con. Nhưng khi về đến nhà, con gái của ông – bé Thu không nhận ra người ba của mình bởi chiến tranh đã để lại vết thẹo ở trên mặt ông Sáu. Ông Sáu cố gắng vỗ về, gần gũi con gái trong suốt ba ngày nghỉ phép nhưng càng lại gần con thì bé Thu lại càng đẩy ông ra xa. Đến khi con bé không nghe lời, ông Sáu đã đánh vào mông bé Thu và nó đã bỏ về bên nhà ngoại. Khi bé Thu nhận ra ba mình thì đó cũng là lúc ông Sáu hết ngày phép phải vào lại chiến trường. Trước khi chia tay, bé Thu muốn ba mua một chiếc lược cho mình khi ba trở về. Nỗi nhớ con gái của ông càng trở nên đau đáu, ông Sáu lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ để làm cho bé Thu một chiếc lược. Nhưng ông Sáu chưa kịp trở về nhà đưa chiếc lược tận tay chiếc lược cho con gái thì ông đã hi sinh tại chiến trường khốc liệt. Ông Sáu đã gửi lại chiếc lược cho ông Ba – đồng đội của mình nhờ đưa hộ chiếc lược đến cho con gái mình, rồi mới nhắm mắt xuôi tay.
2. Dàn ý cảm nhận tác phẩm Chiếc lược ngà:
Mở bài
– Giới thiệu tác giả “Nguyễn Quang Sáng” và tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài
a, Tóm tắt tác phẩm
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm và nhân dịp được nghỉ phép 3 ngày ông Sáu về thăm gia đình. Ông Sáu đã mong chờ nôn nao để được gặp con gái và được con gái gọi tiếng ba nhưng chỉ vì vết thẹo trên mặt ông do chiến tranh để lại mà bé Thu đã không nhận ông Sáu là ba. Suốt ba ngày nghỉ phép ông Sáu đã tìm mọi cách để được gần gũi với con gái nhưng càng gần gũi thì càng không được. Chỉ mãi đến khi ông Sáu phải về lại kháng chiến thì bé Thu mới nhận ông Sáu là ba. Khi trở lại đơn vị, ông làm chiếc lược ngà để tặng cho con gái nhưng chưa kịp trở về để trao tận tay cho con gái thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường. Sau này, ông Ba đã trao lại cho bé Thu chiếc lược ngà mà ông Sáu đã làm bằng cả tình yêu thương của mình để dành tặng cho con.
b, Hình tượng chiếc lược ngà
– Câu chuyện về chiếc lược ngà
+ Trong phút chia tay ba, bé Thu mới mong muốn ba mua cho mình một cây lược.
+ Khi vào chiến trường, ông Sáu đã dồn hết tất cả tình yêu thương cùng với nỗi nhớ của mình để làm chiếc lược dành tặng con.
+ Ông Sáu hớt hải vui sướng chạy về và khoe khi tìm được khúc ngà.
+ Bằng tất cả tình yêu thương và say mê của mình để tỉ mỉ làm chiếc lược bằng vỏ đạn hai mươi li của Mĩ.
+ Ông Sáu đã khắc lên chiếc lược bằng cả tình yêu và nỗi nhớ con của mình “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.
+ Ông thấy hối hận khi đã vung tay đánh con và lấy cây lược ra ngắm mài lên tóc cho thêm bóng và thêm mượt.
=> Chiếc lược ngà phần nào đã gỡ rối được tâm trạng của ông Sáu.
+ Nhưng chưa kịp trao chiếc lược kịp đến tay con gái thì ông đã hi sinh. Trong giây phút cuối đời của mình ông Sáu đã gửi lại chiếc lược cho ông Ba là đồng đội của mình nhờ trao đến tận tay cho con gái.
– Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà
+ Chiếc lược là kỉ vật vô cùng thiêng liêng, đó là cầu nối giữa ông Sáu với bé Thu.
+ Chiếc lược là biểu tượng cho tình cha con thiêng liêng không có bất cứ điều gì có thể ngăn cản được.
+ Góp phần làm cho cốt truyệt được phát triển, tạo ra tình huống vô cùng éo le, làm tăng cảm xúc trong lòng người đọc.
c, Nghệ thuật
– Xây dựng tình huống truyện bất ngờ và đầy đau xót, éo le.
– Ngôi kể thứ nhất với giọng văn trầm lắng tạo sự ám ảnh trong lòng độc giả.
– Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.
Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề.
– Nêu cảm nhận của bản thân.
3. Sơ đồ tư duy cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà chuẩn nhất:
4. Cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà ngắn gọn:
Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau do chiến tranh gây ra vẫn còn ở đó. Chiến tranh đã dập sự sum vầy của nhiều gia đình, nó đã cướp đi những người thân yêu nhất. Nhưng chiến tranh không thể nào ngăn cản được tình yêu thương ruột thịt thiêng liêng. Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện tình cảm sâu sắc của hai cha con giữa ông Sáu và bé Thu một cách chân thực nhất dù bị chiến tranh chiến tranh chia cắt. Đồng thời, tác phẩm cũng là lời lên án, tố cáo sâu sắc về bản chất xấu xa của cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây ra.
Tác giả đã xây dựng hai tình huống truyện vô cùng độc đáo, gây ám ảnh trong tâm trí người đọc. Ở tình huống thứ nhất là cuộc gặp gỡ đầy sự xúc động giữa ông Sáu và bé Thu sau 8 năm xa cách, nhưng trớ trêu thay là bé Thu không nhận ba. Đến lúc ông Sáu phải về đơn vị thì bé Thu mới chịu nhận cha của mình. Ở tình huống thứ hai là sau khi ông Sáu về đơn vị, ông đã dồn hết tất cả nỗi nhớ con và tình yêu thương của mình dành cho con để làm cho bé Thu một chiếc lược ngà. Nhưng chiếc lược vẫn chưa kịp trao tận tay cho bé Thu thì ông Sáu đã phải hi sinh ở chiến trường khốc liệt. Trong giây phút cuối đời, ông Sáu đã nhờ cho người đồng đội là ông Ba đưa tận tay chiếc lược ngà đến cho con gái mình. Nguyễn Quang Sáng đã thành công trong việc thể hiện tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu vô cùng thắm thiết và sâu nặng. Tình cảm cha con cao cả ấy đã khiến cho người đọc không khỏi tiếc thương.
Bé Thu là một cô bé thương yêu ba vô cùng sâu sắc. Suốt 8 năm trời xa cách bé Thu luôn mong ước được gặp lại ba của mình. Nhưng tưởng rằng khi gặp lại ba bé Thu sẽ vui mừng khôn xiết thay vào đó là cái tròn xoe mắt nhìn rồi chạy đi tìm mẹ. Suốt 3 ngày nghỉ phép ngắn ngủi ở nhà ông Sáu tìm mọi cách để dỗ dành gần gũi thể hiện tình yêu thương của mình đối với con gái nhưng bé Thu vẫn nhất quyết tránh xa ông và không nhận là ba. Ngay cả lúc cô bé loay hoay cần sự giúp đỡ để chắt nước nồi cơm to nhưng cũng tự xoay sở làm vì bé Thu không muốn nhận ông Sáu là ba. Đỉnh điểm đó là trong một lần ăn cơm, bé Thu đã hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho khiến cơm bị văng tung tóe. Ông Sáu đã trách phạt bé Thu và cô bé đã bỏ về nhà ngoại. Bé Thu đã nói với bà ngoại vì trên mặt ông Sáu có vết thẹo không giống với bức hình mà bé Thu đã nhìn thấy suốt 8 năm qua do vậy bé Thu mới không nhận ông Sáu là ba. Khi nghe bà ngoại giải thích cho Thu và cuối cùng bé Thu cũng đã hiểu ra được mọi chuyện.
Sáng ngày hôm sau, khi Thu trở về cũng là lúc mà ông Sáu phải lên đường trở đơn vị. Đối với ông Sáu, Thu có thái độ khác hoàn toàn. Khuôn mặt Thu sầm lại vì buồn rầu khi đối mặt với ba, với ánh mắt đôi mắt trời mến và buồn rầu của ông Sáu. Trong khoảnh khắc ấy Thu đã cất tiếng gọi ba, tiếng gọi như xé lòng, tiếng gọi của tình yêu thương, của nỗi nhớ da diết và của sự đợi chờ cùng như mong ước trong suốt 8 năm của bé Thu. Thu chạt đến ôm cặt lấy ông Sáu, cô hôn ba, hôn từng vết thẹo trên mặt ba. Mặc dù không muốn ba đi nhưng Thu vẫn phải chia tay và nhìn hình bóng của ba. Để có được cảm giác tình yêu thương của ba Thu đã dặn ông Sáu mua cho mình chiếc lược trong lúc sắp phải chia xa. Mặc dù Thu là một cô gái bướng bỉnh và cố chấp nhưng tính cách ấy được bắt nguồn từ chính là tình yêu thương ba sâu sắc.
Giống với bé Thu, nhân vật ông Sáu cũng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Sau một quãng thời gian dài ông Sáu được trở về quê ông Sáu không khỏi xúc động trước những kỷ niệm đang ùa về. Ông vui vẻ hạnh phúc vui vẻ khi nghĩ đến việc được lặp lại đưa con gái của mình là bé Thu. Đổi lại ông hụt hẫng và đau khổ khi chứng kiến thái độ Xa Lạ của con mình. Thời gian 3 ngày là quá ít đối với ông, trong những ngày này ông luôn tìm mọi cách để gần gũi với con và chờ đợi con mình cất tiếng gọi ba. Đến lúc ông được con mình nhận là cha thì cũng là lúc ông phải lên đường ra chiến trường khốc liệt. Người đọc không kìm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người cha đang cố ghìm cảm xúc và không muốn con mình nhìn thấy mình khóc “một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”. Những giọt nước mắt ấy vừa là giọt nước mắt của sự xúc động vừa là giọt nước mắt của một niềm hạnh phúc lớn lao, của tình yêu thương con sâu nặng.
Trở về chiến khu ông Sáu mang theo lời hứa là sẽ tặng con một chiếc lược ngà. Ông đã rất hối hận vì đã trách phạt đứa con gái mà ông yêu thương, vì vậy chiếc lược ngà chính là vật mà ông dồn hết tất cả tình yêu thương của mình dành cho con gái. Mỗi lần nhớ đứa con gái của mình, ông lại lấy chiếc lược ra ngắm nghía và chải lên tóc mình để lược thêm bóng, thêm mượt. Chiếc lược ấy chính là cầu nối tình yêu thương giữa hai cha con ông Sáu. Tình cảm cha con ấy thật sâu đậm và thật lớn lao, ông Sáu vẫn tiếc nuối vì trong những phút giây cuối cùng của cuộc đời ông không thể trao tận tay cho con chiếc lược. Để thực hiện tâm nguyện, ông chỉ có thể nhờ đồng đội của mình. Để rồi khi bé Thu nhận được chiếc lược, tình cảm cha con thiêng liêng ấy không chết đi mà nó trở thành một điểm tựu vững chắc cho bé Thu lớn lên và trưởng thành.
Bằng nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn và cách xây dựng các tình huống đặc sắc, tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Tác phẩm thể hiện tình cảm cha con thiêng liêng cao quý. Đồng thời, tác giả đã góp phần tái hiện những mất mát to lớn mà chiến tranh đã gây ra cho nhiều gia đình, để rồi ta yêu thêm cuộc sống hôm nay và mãi trân trọng giá trị của hai chữ hòa bình.