Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày hè siêu hay. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày hè siêu hay:
1.1. Mở bài:
Nguyễn Trãi là nhà thơ, nhà văn tài năng xuất chúng của dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc.
– “Cảnh ngày hè” là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và cũng là lòng yêu nước, yêu dân của tác giả.
1.2. Thân bài:
– Bức tranh cảnh ngày hè hiện lên với vẻ đẹp thiên nhiên mùa hè rực rỡ
=> Cảnh hè tràn đầy sức sống.
– Nhà thơ cảm nhận được sự tinh tế, rộn ràng của mùa hè qua thị giác và thính giác. Ngày hè được cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ ngửi thấy mùi sen trong gió.
=> Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi hòa quyện với thiên nhiên, cho thấy tác giả là người rất yêu đời.
– Tình yêu đất nước, con người của Nguyễn Trãi:
Phong thái nhà thơ thong thả, vô tư khi về ở ẩn hoàn toàn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.
Những trong lòng ông luôn nghĩ đến dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn mong muốn dân được hưởng cuộc sống thái bình, no đủ.
1.3. Kết bài:
Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên của tác giả, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của tầng lớp thi sĩ, dù ông đã xin cáo quan để ẩn dật, ông vẫn hết lòng lo lắng cho sự nghiệp chung của đất nước.
2. Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày hè siêu ý nghĩa:
“Cảnh ngày hè” là một trong những bài thơ xuất sắc của Nguyễn Trãi. Tác phẩm được nhà thơ viết sau khi đã cáo quan về quê ở ẩn. Trong đó, bức tranh thiên nhiên mùa hè được ông miêu tả rất sinh động.
Trước hết, Nguyễn Trãi là nhà thơ có tình yêu thiên nhiên nồng nàn. Bức tranh thiên nhiên mùa hè được ông miêu tả rất sinh động. Câu thơ mở đầu khi đọc lên nghe rất êm dịu, gợi mở một cuộc sống thanh bình, nhàn nhã: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Từ “rồi” ở đây có nghĩa là sự nhàn nhã và rảnh rỗi của nhà thơ. Ông rảnh rỗi suốt ngày dài ngồi thư thả hông mát. Từ đó, ta thấy được trạng thái tâm hồn nhàn nhã, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi bận rộn suốt cuộc đời, ông luôn có sự tận tâm hết sức vì đất nước, có lẽ những khoảng khắc nhàn nhã như vậy là sự hiếm hoi trong cuộc đời của ông.
Nhờ đó, ông có thời gian gần gũi với thiên nhiên hơn. Bức tranh ngày hè hiện lên với hình ảnh rực rỡ của thiên nhiên:
“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Nguyễn Trãi cảm thấy say mê, thích thú trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè. Cây hoa hòe có sức sống manh liệt, tán lá xanh của nó giờ đây bao phủ toàn bộ không gian. Cùng với màu đỏ của cây lựu, nó tô điểm thêm cho cảnh vật. Ao sen tỏa hương và trôi theo gió. Nhà thơ cảm nhận được sự thay đổi của thiên nhiên qua màu sắc, hương thơm. Chỉ có người có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên mới có thể có những khám phá tinh tế và tuyệt vời như vậy.
Nhà thơ cũng cảm nhận được bức tranh thiên nhiên qua những âm thanh:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Các từ Hán Việt như “ngư phủ, cầm ve, tịch dương” được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn kết hợp với các từ thuần Việt “lao xao”, dắng dỏi” đã vẽ nên một bức tranh vừa bình dị, tao nhã, lại mộc mạc của thôn quê. Cuộc sống con người không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà còn bằng thính giác. Đó là âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi mùa hè về. Những âm thanh đặc biệt của những ngày hè nơi thôn dã trở nên tươi vui, rộn ràng hơn. Chỉ khi đó, ta mới tìm thấy một tâm hồn luôn say mê cuộc sống làng quê của Nguyễn Trãi.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” không chỉ độc đáo về nội dung mà còn độc đáo về nghệ thuật. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu thiên nhiên nồng nàn của Nguyễn Trãi.
3. Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày hè siêu hay:
Qua bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, ta không chỉ bắt gặp tình yêu thiên nhiên của một nghệ sĩ lớn mà còn hiểu được suy nghĩ của một người anh hùng luôn mang trong mình nỗi niềm “ưu quốc ái dân”. Những suy tư, cảm xúc của nhà thơ giúp ta hình dung ra một nhân cách lớn.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Rõ ràng, nhà thơ nói về việc tận hưởng làn gió mát mà không hề thấy sự nhàn nhã. Hai chữ ngày trường lại gợi lên nỗi buồn, sự chán chường của một ngày dài vô vị. Hưởng nhàn mà không được thư giãn! Có lẽ đó sẽ là nguồn cơn của nỗi đau tuôn trao trong nhà thơ. Tuy nhiên, mọi suy nghĩ đều bị dồn nén lại khi nhà thơ đối diện với một thiên nhiên tràn đầy sức sống:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Ba câu thơ ngắn gọn nhưng đã vẽ cho ta một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, cùng với những hình ảnh đặc trưng của mùa hè. Cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Trãi luôn có sức sống của không gian, và cũng gợi cảm giác phóng khoáng tự do. Cái nhìn trải từ gần đến xa, theo quy luật đối xứng trong hai câu thơ hiện thực, khéo léo đan xen màu đỏ của thạch lựu trước nhà với màu hồng của ao sen. Câu đầu miêu tả, câu thứ hai thoang thoảng hương thơm. Thiên nhiên ấy cũng chất chứa nhiều cung bậc cảm xúc xúc động, khi thì nhẹ nhàng lan tỏa, khi thì phấn khích phun trào. Và rồi cuối cùng, tác giả thấy tiếc nuối, nhớ nhung hương sen hồng dịu dàng cuối hè. Phải là người có tâm hồn tinh tế mới có thể cùng lúc diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc chỉ trong vài câu thơ ngắn gọn. Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, nhà thơ cũng trút bỏ những nỗi niềm riêng, để lòng mình hòa cùng thiên nhiên rộn ràng.
Không chỉ nhìn bằng mắt, Nguyễn Trãi còn mở lòng lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Có sự thay đổi về cảm xúc trong cách lắng nghe âm thanh của cuộc sống. Giờ đây, âm thanh được cảm nhận từ xa đến gần, từ ồn ào đến náo nhiệt. hiên nhiên không tĩnh lặng và u trầm trong buổi chiều buông mà ngược lại, nó nhộn nhịp và gần gũi với tình yêu cuộc sống nồng nàn của nhà thơ. Lao xao là âm thanh ám chỉ rõ nét cuộc sống bình yên của những người đánh cá, cảnh mua bán tấp nập mà không quá ồn ào. Dường như Nguyễn Trãi đã chủ động dẫn đường đến chợ cá và làng chài để thấy mình không xa rời cuộc sống đời thường. Những âm vang của cuộc sống thực tạo nên sự gắn kết giữa nhà thơ và con người, mang đến niềm vui và xôn xao cho cảnh vật và thiên nhiên nơi đây. Nghệ thuật tương phản tạo nên một nguồn cảm hứng rất mới trong thơ Nguyễn Trãi khi âm thanh gây ấn tượng trong lòng nhà thơ không phải ánh tịch dương mà chính là âm thanh của tiếng ve sầu cuối chiều. Sự liên tưởng bất ngờ và độc đáo này đã được chứng minh chất nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. Âm thanh đặc biệt của mùa hè đến với Nguyễn Trãi như một bản nhạc mạnh mẽ, rực rỡ mang theo nhịp điệu trọn vẹn của thiên nhiên.
Bức tranh thiên nhiên sống động đó dường như đang chứa đựng một thông điệp về tâm tư của nhà thơ. Bản thân ông luôn có ước muốn tránh xa những xô bồ của sự đời, ở ẩn và yên bình ngắm nhìn ánh nắng dịu dàng của mùa hạ, nhưng khi nhốt mình trong căn phòng đóng kín, ông không thể không nghe và nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên tươi tắn rộn rã xung quanh mình. Cuộc sống của ông không phải là cuộc sống của một người sống ẩn dật mà là sự phản chiếu của một tâm hồn yêu đời say đắm, ông luôn khao khát có được niềm vui với cuộc sống thanh bình nơi làng quê để có thể quên đi những sầu muộn.