Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết cảm nhận bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương hay nhất. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý cảm nhận bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm “Tự tình II”
Khái quát nội dung tác phẩm “Tự tình II”
1.2. Thân bài:
*Hai câu đề:
Hoàn cảnh của một thiếu nữ, cô đơn trong đêm vắng, đợi chồng đến mức chán chường.
Nỗi buồn trong đêm tối quá tĩnh mịch và cô đơn, tạo nên nỗi buồn và sự u sầu của con người, nhưng đối với Hồ Xuân Hương, đó còn lại là sự tủi nhục của số phận thứ thiếp.
Phản ánh số phận bất hạnh, bi thảm của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tiếng khóc, đau đớn, cay đắng cho cuộc sống của mình, cũng như của nhiều người phụ nữ ngoài kia, hạnh phúc đối với họ trở thành một thứ xa xỉ, bởi trong xã hội này không có hạnh phúc.
*Hai câu thực:
Cái vòng luẩn quẩn bất tận, mỗi lần Hồ Xuân Hương thức dậy, cô lại cảm thấy đau xót trước cuộc đời bất hạnh của mình.
Đó cũng là sự phản ánh hoàn cảnh người thiếu phụ đã sắp đi qua hết tuổi trẻ, sắc đẹp của mình nhưng trải qua 2 lần chồng mà tình duyên vẫn lận đận
Đó là lời than về số phận éo le của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc
*Hai câu luận:
Ý chí, cũng như mong muốn cháy bỏng thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ phong kiến, đòi hỏi sự bình đẳng, mong muốn hạnh phúc của người phụ nữ.
*Hai câu kết:
Hạnh phúc của người phụ nữ trong chế độ phong kiến không trọn vẹn, mà phải chia cho người khác, khiến họ vô cùng đau khổ và chán nản vì nỗi ghen tuông và cô đơn.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ “Tự tình II”
2. Cảm nhận bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương hay nhất:
“Tự tình” của Hồ Xuân Hương là bài thơ thể hiện nỗi buồn, tâm sự của nhà thơ về số phận cô đơn và khát vọng được hạnh phúc, được yêu thương. Mở đầu bài thơ là không khí tĩnh lặng của đêm khuya:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Không gian mở ra giữa đêm, bồi hồi, lắng nghe tiếng trống dồn dập sang canh. Không gian cô đơn, vắng người, gợi cho người đọc cảm giác ớn lạnh. Nhà thơ nhận ra nỗi cô đơn vây quanh, cảm thấy mình đơn độc giữa cuộc đời, thấy mình nhỏ bé giữa đêm đen. Càng cô đơn và tĩnh lặng hơn, không tìm thấy chút ánh sáng nào. Trong sự buồn chán, nhà thơ mượn rượu giải sầu:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Nhà thơ bày tỏ tâm trạng, nỗi buồn của mình. Uống chén rượu để quên hiện tại, quên nỗi cô đơn bủa vây cô càng uống lại càng tỉnh, nỗi buồn càng dâng lên, nhà thơ thu mình trong không gian hiu quạnh. Thấy trăng đã xế nhưng chưa tròn. Trăng như số phận của nhà thơ, “Khuyết chưa tròn”. Không biết khi nào trăng tròn và nhà thơ cũng không biết khi nào sẽ cảm nhận được hạnh phúc của riêng mình.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Những hình ảnh trước mắt nhà thơ là những hình ảnh mang tính biểu tượng. Nhìn từ gần đến xa tít tắp tận chân trời. “Rêu” là một sinh vật nhỏ bé, mỏng manh, nhưng có sức sống vô cùng mạnh mẽ, bất kể điều kiện nào, nó vẫn phát triển rất tốt. Một vẻ ngoài mạnh mẽ, một sức phản kháng, sự vươn lên để khẳng định bản thân của nó.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân, nhà thơ cảm thấy buồn cho chính mình. Nhà thơ cảm thấy ngán ngẩm vì quy luật của tạo hóa, xuân qua rồi xuân lại tới. Vòng thời gian trôi là một sự tuần hoàn liên tục càng làm cho nhà thơ thấy chán ngán số phận của mình. Tuổi trẻ trôi qua mà không có một mối tình trọn vẹn. Chỉ có chút tình duyên sau bao ngày mong ngóng thì phải chia sẻ với người khác, không cảm nhận được tình yêu trọn vọn. Những nỗi buồn chán, thất vọng lại bao quanh nhà thơ.
Qua bài thơ “Tự tình II” ta thấy được nỗi buồn và niềm khao khát chân thành của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Lần đầu tiên trong xã hội đó có mội người phụ nữ dám nói lên nỗi lòng của mình.
3. Cảm nhận bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương ý nghĩa nhất:
“Tự Tình” là một trong những bài ấn tượng nhất của Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm kín của một người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng lại gặp phải những sự éo le, một người luôn khao khát tình yêu nhưng lại tiếc nuối vì ước mơ không thành.
Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy biến động (nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX), Hồ Xuân Hương là một chứng nhân của lịch sử và là người chịu ảnh hưởng của bầu không khí sôi sục trong phong trào đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Trong hoàn cảnh đó đã tác động trực tiếp đến tâm hồn giàu tình thương của bà.
Mở đầu bài thơ “Tự tình II”, tác giả chỉ ra một khoảng thời gian, một góc tiếng gà gáy xào xạc. Đó là một khoảng không gian, thời gian nghệ thuật để thông qua đó tác giả giãi bày tâm sự: “canh khuya văng vẳng trống canh dồn”. “Văng vẳng” là từ tượng thanh nhưng ở đây nó biểu thị tâm trạng, bầu không khí tĩnh lặng, buồn bã của một con người trằn trọc giữa đêm vắng. Câu thơ thứ hai là một tâm sự của nhà thơ :
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Điểm đắt giá nhất của câu thơ là “trơ”. Một mình trơ trọi, cô đơn, biệt lập. Nhà thơ cảm nhận được nỗi buồn sâu sắc của người phụ nữ. Nỗi buồn của một cá nhân càng khủng khiếp hơn khi nó là nỗi buồn của toàn xã hội, toàn cuộc sống: “nước non”. Một nỗi buồn đè nặng lên tâm trí, làm tăng thêm gánh nặng cho số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng được, bà muốn chống cự, trốn chạy. ” Chén rượu hương đưa” bộc lộ nỗi lòng của một con người đang bị đè nén quá mức. Tuy nhiên, bi kịch vẫn là bi kịch:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”
Đến câu thơ tiếp theo, nhà thơ chuyển sang một sự cám cành si tình. Hồ Xuân Hương nói :
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Trong quan điểm thẩm mỹ cổ đại, trăng tượng trưng cho cuộc sống và tuổi tác của người phụ nữ. Cụm từ “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” vừa là hình ảnh đẹp, chân thực nhưng nhuốm màu buồn. Nỗi buồn của một “vầng trăng khuyết”. Đối với thơ cổ, cảnh là tình, hình ảnh trăng khuyết man mác gợi lên nỗi buồn trong cuộc đời của bà.
Ở câu thơ 5 và 6, ý thơ đột nhiên thay đổi. Mỗi cảnh vật được miêu tả cụ thể khiến người đọc thấy được sự thuần khiết:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.
Với sự can đảm, sức sống vô cùng mãnh liệt, cùng sự khát khao có được hạnh phúc, bà nhìn cảnh vật bằng đôi mắt yêu đời, nồng nàn, tràn đầy sức sống. Đó là lời giải thích cho sự kháng cự, sự đối lập trong bản chất của bà, tạo nên những câu thơ trào phúng tương phản. Vũ khí mạnh hơn hẳn chén rượu “say rồi tỉnh”. Chỉ khi đó ta mới hiểu được tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, trong hai câu thơ cuối:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.
Đọc tác phẩm “Tự tình II”, người đọc dường như hiểu được bi kịch ẩn giấu sau những vần thơ của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách khao khát có được hạnh phúc, là một tâm hồn luôn tràn đầy sức sống, yêu đời nhưng chỉ khi gặp gian khổ, bất hạnh, ta sẽ cảm nhận rõ tiếng thở dài trong những câu thơ của bà.