Rủ nhau chơi khắp Long Thành là bài ca dao về chủ đề quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của Kinh thành Thăng Long. Cùng bài viết này tìm hiểu về nội dung bài ca dao và một số bài ca dao khác cùng chủ để nhé:
Mục lục bài viết
1. Nội dung bài ca dao Rủ nhau chơi khắp Long Thành:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem hàng phố thật là cũng xinh.
Phố hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
2. Đoạn văn Cảm nhận bài ca dao Rủ nhau chơi khắp Long Thành ngắn gọn:
2.1. Cảm nhận bài ca dao Rủ nhau chơi khắp Long Thành – Mẫu 1:
Thăng Long – Hà Nội là một vùng đất với lịch sử nghìn năm văn hiến. Bởi vậy, không chỉ mỗi người dân nơi đây mà còn ở khắp đất nước đều tự hào khi nhắc đến mảnh đất này:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”
Có lẽ rằng chẳng một người dân nào sinh sống ở Thăng Long này là không biết đến ba mươi sáu phố phường. Các tên phố phường này cũng đặt tên thật độc đáo, nó gắn liền với những mặt hàng buôn bán hay sản xuất ở chính con phố, con đường đó như Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai… Cách gọi thật dễ nhớ, vừa chẳng thể nhẫm lần được lại rất thân quen. Cảnh vật và con người hiện lên thật nhộn nhịp, tấp nập với “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” là những cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sống động và có hồn hơn. Những câu thơ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện lòng tự hào về cuộc sống nhộn nhịp của các phố phường Hà Nội. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí cuộc sống sôi nổi, nhộn nhịp và khá giàu có của Long Thành, bài ca dao còn ngầm thể hiện tình yêu mến, sự tự hào đối với mảnh đất thủ đô.
2.2. Cảm nhận bài ca dao Rủ nhau chơi khắp Long Thành – Mẫu 2:
Một trong những bài ca dao về chủ đề quê hương để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai…”
Mở đầu bài ca dao là câu thơ mang âm hưởng vui vẻ và có sự tự hào. Nội dung bài ca dao giới thiệu về vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long với hàng nghìn năm văn hiến. Ba mươi sáu phố phường với những tên gọi độc đáo gắn liền với những sản vật được buôn bán hay sản xuất ở chính nơi đây:
“Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Cờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Dầu,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,”
Một cách gọi tên độc đáo, vừa thân quen vừa thật dễ nhớ mà hết sức riêng biệt chẳng nơi nào có được. Nét kiến trúc đặc trưng của những con phố cổ cũng được nhắc đến qua những câu thơ – “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Và vẻ đẹp phồn hoa, sầm uất của chốn đô thị Thăng Long khiến cho con người cảm thấy nhớ nhung, lưu luyến. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, bài ca dao còn ngầm thể hiện tình yêu mến và sự tự hào của tác giả đối với mảnh đất thủ đô.
2.3. Cảm nhận bài ca dao Rủ nhau chơi khắp Long Thành – Mẫu 3:
Lịch sử của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội với hàng nghìn năm văn hiến. Hàng trăm thế hệ cha ông, mẹ bà nối tiếp nhau đổ mồ hôi, nước mắt và xương máu để xây dựng mảnh đất này thành biểu tượng cho Việt Nam giàu đẹp. Thăng Long hay Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng liêng, là nơi hội tụ của tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Bởi vậy cho nên con người Hà Nội luôn tự hào khi nhắc tới mảnh đất nghìn năm văn hiến này:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Kinh thành Thăng Long trong bài ca dao được gợi lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường các cách liệt kê vần điệu. Các tên của mỗi phố phường đều gắn với công việc sản xuất riêng của nơi đó: Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm,… là những cái tên thân quen với cuộc sống hàng ngày, vừa dễ nhớ vừa khó quên, như một sự gợi ý các sản phẩm cho du khách khi đặt chân đến thăm. Cảnh vật và con người hiện lên đông đúc, náo nhiệt được tác giả so sánh “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn hiện ra trước mắt ta. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện niềm tự hào về vẻ sầm uất, đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội, thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, tác giả đã ngầm thể hiện tình yêu mến và tự hào đối với mảnh đất rồng thiêng của chúng ta.
3. Một số câu ca dao khác có cùng chủ đề:
1. Tam Sơn chảy xuống ba Hà
Qua đình Hà Thượng chảy ra Cánh Hòm.
2. Hỡi ai đi sớm về trưa
Kìa Bát Tốt Lát đón đưa chào mời
Hương thơm khói đậm tuyệt vời
Hút cho một điếu cho đời thêm tươi.
3. Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men.
4. An Tử có đất trồng chè,
Chồng gọi, vợ bảo: cái gì hắn kia?
5. Thái Bình có chú Phạm Tuân
Bay vào vũ trụ một tuần về ngay
6. Thái Bình có cái cầu Bo
Có nhà máy cháo, có lò đúc muôi.
7. Sá chi thân phận con quy
Ngày thì bùn lấm, đêm thì gió sương
– Cây khô mấy thuở mọc chồi
Cá mại dưới nước mấy đời hóa long
8. Cha chài, mẹ lưới bên sông
Đứa con thi đậu làm ông trên bờ.
9. Trông lên hòn núi Tam Thai
Thấy đôi chim quạ ăn xoài chín cây
Quạ kêu ba tiếng quạ bay
Để bầy chim én đêm ngày chắt chiu.
10. Trai thì nhất bảng đề danh
Gái thời dệt cửi vừa lanh vừa tài.
4. Một số câu hỏi luyện tập cùng chủ đề:
Câu 1. Nội dung chính của bài ca dao Rủ nhau chơi khắp Long thành?
A. Vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long
B. Vẻ đẹp của Tháp Mười
C. Bài học về lao động sản xuất
D. Tình cảm anh em trong gia đình
Đáp án: A
Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Bình Định có núi Vọng Phu,Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.Em về Bình Định cùng anh,Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
A. Vẻ đẹp của Bình Định
B. Vẻ đẹp của Bình Thuận
C. Công ơn của cha mẹ đối với con cái
D. Vẻ đẹp thanh bình của đất nước.
Đáp án: A
Câu 3. Nội dung chính của đoạn dưới đây:
Em đố anh từ nam chí bắc,Sông nào là sông sâu nhất?Núi nào là núi cao nhất ở nước ta?Anh mà giảng được cho ra,Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh. Sâu nhất là sông Bạch Đằng,Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.Cao nhất là núi Lam Sơn,Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
B. Vẻ đẹp lịch sử của đất nước
C. Công ơn của cha mẹ đối với con cái
D. Vẻ đẹp thanh bình của đất nước.
Đáp án: B
Câu 4. Nội dung chính của văn bản sau:
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
A. Vẻ đẹp của Tháp Mười
B. Vẻ đẹp của phong tục, tập quán
C. Công ơn của cha mẹ đối với con cái
D. Vẻ đẹp thanh bình của đất nước.
Đáp án: A
Câu 5. Văn bản sau thuộc loại nào?
Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
A. Ca dao
B. Dân ca
Đáp án: B
Câu 6. Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ nào?
A. Thơ 5 chữ
B. Thơ 6 chữ
C. Thơ 8 chữ
D. Thơ lục bát
Đáp án: D
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong những câu ca dao về vẻ đẹp quê hương?
A. Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát chuyển thể
B. Nghệ thuật miên tả tâm lí nhân vật
C. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng
D. Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quan thuộc trong ca dao
Đáp án: B
Câu 8. Mỗi bài ca dao phải có ít nhất mấy dòng?
A. 2 dòng
B. 3 dòng
C. 4 dòng
D. 6 dòng
Đáp án: A
Câu 9. Chọn khái niệm đúng về ca dao:
A. Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
B. Sáng tác dân gian thuộc loiaj hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.
C. Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật, … hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
D. Kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo; Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.
Đáp án: A
Câu 10. Dân ca là gì?
A. Là những sáng tác dân gian có nhạc không lời
B. Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc
C. Là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và thơ
D. Là những sáng tác dân gian thể loại thơ có vần điệu
Đáp án: B