Câu ca dao Anh em như thể tay chân thể hiện mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống, tạo nên bởi tinh thần, tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc, từ đó đề cao tình cảm giữa những người anh em ruột thịt. Bài viết dưới đây xin đi sâu để nêu cảm nghĩ về câu ca dao này, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Cảm nghĩ về câu ca dao Anh em như thể tay chân hay nhất:
Tình cảm gia đình được xem là một trong những chủ đề tiêu biểu trong dân ca, ca dao Việt Nam từ trước đến nay. Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thông thường là lời dặn dò của cha mẹ đối với con, dặn dò của anh chị em trong cùng một gia đình với nhau. Một trong những câu ca dao thuộc chùm ca dao thể hiện tình cảm gia đình đó là:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu ca dao đã sử dụng lối so sánh, ví von, biện pháp nghệ thuật này được sử dụng trong câu ca dao để nhằm mục đích cụ thể hóa ý nghĩa của câu ca dao đó. Anh em được so sánh với chân và tay, đây là những bộ phận không thể thiếu và vô cùng quan trọng trên cơ thể của con người. Ai cũng biết là chân, tay là một trong những bộ phận quan trọng, là một thể thống nhất trên cơ thể. Trên cơ thể của mỗi con người chúng ta, một bộ phận đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, khác nhau tuy nhiên giữa chúng lại có những mối quan hệ gắn bó và khăng khít, không thể tách rời. Chúng ta không thể thiếu đi một trong những bộ phận trên cơ thể bởi vì thiếu đi chúng thì cơ thể chúng ta sẽ không hoạt động được một cách bình thường, sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình lao động, học tập và sản xuất. Bộ phận này hỗ trợ cho bộ phận kia, chúng bổ sung chức năng cho nhau. Mượn ý nghĩa của các bộ phận trên cơ thể con người, tác giả đã nói đến tình cảm anh em trong gia đình, đặc biệt là anh em ruột thịt. Anh em trong một gia đình cũng giống như chân và tay, tuy là những con người riêng biệt tuy nhiên họ lại có những điểm chung rất thiêng liêng và cao quý: Chung nhà, chung cha mẹ, chung huyết thống, chung một tình cảm gia đình. Tình cảm anh em được xem là tình cảm gắn bó ruột thịt, anh em có mối quan hệ máu mủ với nhau, vì vậy đây là một thứ tình cảm rất đáng được trân trọng.
Anh em trong cùng một gia đình, cùng cha mẹ, cùng hoàn cảnh thì phải cư xử sao cho đúng mực. Câu ca dao đã khuyên nhủ anh em cần phải “Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Có nghĩa là anh em phải yêu thương, san sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. “Rách” và “lành” là hai từ tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau, “rách” muốn nói đến một cuộc sống khó khăn, túng quẫn, nghèo khổ, còn “lành” là thể hiện một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Rách lành đùm bọc là ý muốn nói rằng, trong cuộc sống dù có nhiều khó khăn khổ đau đến đâu, thì anh em cũng phải hòa thuận và giúp đỡ, đùm bọc lấy nhau. Người đủ đầy sẽ chia sẻ với những người khó khăn giống như sự nhân đạo trong câu ca dao mà người xưa đã từng dạy: “Lá lành đùm lá rách”. Khi no hay khi đói, dù đủ đầy hay túng thiếu, thì anh em lúc nào cũng phải yêu thương, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Cuộc sống này có thể có nhiều thay đổi nhưng tình cảm anh em thì sẽ không thể thay đổi, đó là một thứ tình cảm quý giá và mãi mãi trường tồn. Anh em cần phải luôn giữ tình cảm thắm thiết, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là trong lúc khó khăn hoạn nạn. Nếu như tình cảm anh em là tình cảm tự nhiên thì sự giúp đỡ lẫn nhau cũng là việc làm tất yếu.
“Đùm bọc, đỡ đần” có nghĩa là cần phải chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cùng nhau vượt qua những thử thách của cuộc đời. Đây cũng là trách nhiệm của anh em trong gia đình, có lẽ trong chúng ta ít nhiều ai cũng đã từng nghe đến câu chuyện dân gian kể về tình cảm anh em đó là câu chuyện “Cây khế”, câu chuyện này để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về tình anh em, anh em phải giúp đỡ nhau và không nên tính toán. Vì vậy, câu ca dao nêu trên đã mang lại đến cho bạn đọc một bài học đạo đức sâu sắc và đúng đắn. Ngày nay, bài học này vẫn đã và đang giữ nguyên giá trị của nó.
2. Cảm nghĩ về câu ca dao Anh em như thể tay chân chọn lọc:
Người Việt Nam ta từ xưa đến nay rất coi trọng tình cảm gia đình, anh em trong nhà cần phải sống hòa thuận và yêu thương nhau. Đây được xem là tình cảm, đạo đức ai cũng phải quan tâm. Từ xưa, có rất nhiều câu ca dao tục ngữ, lời ca của người đi trước nhằm mục đích xây dựng cuộc sống, gia đình và mái ấm hòa thuận. Một trong số đó là câu ca dao:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu ca dao này đã sử dụng hình ảnh so sánh đặc biệt để khẳng định tình cảm gắn bó giữa anh em trong gia đình với nhau. Vật được đem ra so sánh với tình cảm anh em trong trường hợp này là tay và chân, đây là bộ phận cơ thể con người quan trọng. Tay và chân là hai bộ phận quan trọng của một cơ thể, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp cho con người có khả năng lao động để có thể tạo ra của cải vật chất, sinh tồn. Nếu mất đi một trong hai bộ phận đó thì con người rất khó khăn hoạt động hoặc có khả năng hoạt động tuy nhiên khả năng đó sẽ bị giảm dần. Điều này chứng tỏ rằng, sự cần thiết của tay và chân đối với cơ thể con người là vô hạn. Anh em trong gia đình cũng như vậy, tất cả đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong một gia đình và có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau, anh có thể giúp đỡ cho em lúc khó khăn và ngược lại, em cũng có thể giúp đỡ cho anh, đó là mối quan hệ tương hỗ giống như mối quan hệ giữa chân và tay.
Thông qua hình ảnh so sánh “anh em như thể chân tay”, người xưa đã muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh và em, giữa những người trong gia đình với nhau. Tình cảm đó sẽ được xem là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh và em, mong muốn tình cảm anh em ngày càng trở nên tốt đẹp. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới “rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” là một hình ảnh biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. “Rách” và “lành” là hai từ chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau, “rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Còn “lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống sung túc và thuận lợi. Câu thơ đã nêu lên lời khuyên về cách cư xử của anh em trong gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau, dù vui sướng, dù thiếu thốn, hoàn cảnh nào thì cũng là anh em, cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lý do nào, không hoàn cảnh nào có thể thay đổi được, cần phải giữ mãi tình cảm anh em thắm thiết.
Câu ca dao “Anh em như thể tay chân” nêu lên một vấn đề đạo đức, đồng thời thể hiện tình cảm anh em trong gia đình. Trong gia đình, anh em đã từng sống với nhau từ thuở tấm bé, đến lúc lớn lên dù mỗi người có một cuộc sống khác nhau thì cũng cần phải giữ mãi tình cảm cao đẹp đó. Dù trong hoàn cảnh khác nhau, có người sung sướng hoặc có người nghèo khổ thì anh em vẫn phải chăm sóc và quan tâm lẫn nhau, giữ mãi tình cảm tốt đẹp ấy được xem là bổn phận của mỗi con người trong gia đình, yêu thương hòa thuận với nhau được xem là đạo đức và nhân cách sống của con người. Gia đình nào có anh em biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì đó được xem là gia đình hạnh phúc.
3. Cảm nghĩ về câu ca dao Anh em như thể tay chân xuất sắc nhất:
Việt Nam từ trước đến nay là đất nước có nền văn hiến lâu đời, mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống vô cùng cao đẹp. Một trong những giá trị vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay là nền văn học dân gian được ra đời rất sớm với sự phát triển kéo dài, đạt được nhiều thành tựu đặc biệt. Bản chất của văn học dân gian là mang tính truyền miệng, vì vậy những câu ca dao tục ngữ đậm tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu, cuộc sống rất dễ để đi vào lòng người. Câu ca dao, tục ngữ cũng là một trong những lời giáo huấn, khuyên răn đối với mỗi con người chúng ta, để giúp cho mỗi con người có thể tự rèn luyện bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội. Trải qua bề dày ca dao, những câu ca dao nói đến tình cảm gia đình đã được nhiều người quan tâm, đây được xem là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của mỗi con người. Nói đến gia đình, chúng ta không thể nhắc đến câu ca dao:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Chỉ với hai câu thơ lục bát vô cùng đơn giản đã mang đến một đạo lý cao đẹp ngàn đời, thể hiện tình yêu thương của con người, đặc biệt là tình anh em. Ở câu ca dao đầu tiên “Anh em như thể tay chân” có lẽ đã khẳng định sự quan trọng của những người anh em trong gia đình. Đây là một mối quan hệ không thể tách rời, cần phải tồn tại song hành cùng với nhau. Tay và chân chính là bộ phận quan trọng trên cơ thể của con người, được xem là nơi lưu giữ chức năng quan trọng nhất của con người, dù nằm ở vị trí khác nhau tuy nhiên chúng luôn kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động, công việc của con người. Nếu mất đi một trong hai thứ đó thì cuộc sống con người sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Vì vậy câu ca dao muốn khẳng định mối quan hệ anh em trong gia đình là sự gắn kết chặt chẽ, không thể tách rời.
Đến câu ca dao thứ hai “Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” lại nói đến sự răn đe về cách đối nhân xử thế giữa những người anh em với nhau. Những cặp từ trái nghĩa xuất hiện để nói về hoàn cảnh khác nhau, đã là con người trong cuộc sống thì không ai là hoàn hảo, và những người anh em cũng vậy. Tuy nhiên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cũng không thể thay đổi được tình anh em trong sáng, bền vững. Câu ca dao cho thấy được sự quý giá và tầm quan trọng của những người anh em trong gia đình. Và vì vậy, mỗi người chúng ta đều phải tự gìn giữ và yêu thương lẫn nhau, đặc biệt là những người anh em của mình. Câu ca dao ngắn ngủi tuy nhiên lại chứa đựng nhiều giá trị to lớn và kinh nghiệm sống ngàn đời của ông cha, thể hiện niềm tự hào của ông cha về tình cảm, tình yêu gia đình. Niềm tự đó sẽ đi theo ta trong suốt cuộc đời, giúp ta vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống và trở thành một người có ích. Điều đầu tiên chúng ta cần phải làm đó chính là trân trọng bản thân, trân trọng tình cảm gia đình, và trên hết đó là trân trọng và yêu quý chính những người anh em của mình.
THAM KHẢO THÊM: