Bài thơ "Hầu trời" là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ thơi mới, thể hiện cái tôi, cái bản sắc nhất của Tản Đà. Cả bài thơ là lối thơ với phong cách ngông ngạo vốn có cùng với chất thơ lãng mạn và lối tư duy sáng tạo mới mẻ, để qua đó, nhà thơ bộc lộ nỗi lòng của mình. Bài viết dưới đây sẽ phân tích tác phẩm này, mởi các ban tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dàn bài cảm nghĩ về bài thơ Hầu trời của Tản Đà hay nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tản Đà và bài thơ Hầu trời.
– Tản Đà là một tác giả thuộc phong trào Thơ mới với cái tôi phóng khoáng, ngông cuồng trước thời thế. Bài thơ này thể hiện rõ phong cách thơ ca của ông.
1.2. Thân bài:
a. Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe
– Thi nhân đọc một cách hào hứng và ngông cuồng.
– Nội dung những bài thơ xoay quanh cuộc sống và công việc của tác giả.
b. Thái độ của người nghe
– Bầu Trời thể hiện sự tâm đắc và tán dương, khen ngợi.
– Các vị Chư tiên rất xúc động, tâm đắc.
c. Thi nhân trò chuyện với trời
– Qua cuộc trò chuyện, thể hiện thi nhân khẳng định cái tôi của bản thân, tuy có cuộc sống nghèo khó nhưng vẫn luôn mang phong thái thư thái ung dung.
– bài thoe được bao trùm bởi cảm hứng nghệ thuật.
1.3. Kết luận
– Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ Hầu trời
– Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
2. Dàn bài chi tiết về cảm nhận bài thơ Hầu trời:
2.1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Tản Đà và bài thơ “hầu trời”
– Dẫn dắt vào vấn đề => cảm nhận và phân tích bài thơ.
2.2. Thân bài:
Khái quát chung một số nội dung chi tiết về bài thơ:
– Xuất xứ: tác phẩm trích từ tập “còn chơi”, bài thơ gồm 4 phần
– Chủ đề bài thơ thể hiện cái tôi ngông cồng, ung dụng của tác giả sau khi về lại trần gian.
Phân tích
– Thi nhân đọc thơ cho trời và các vị chư tiên trên trời nghe với thái độ ung dung và tâm hồn nghệ sĩ:
– Với thái độ rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc: “ Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lý lại văn chơi”
– Kể tường tận, chi tiết về những tác phẩm của mình: “Hai quyển khối tình văn lý thuyết/ Hai khối tình còn là văn chơi/ Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết….”
– Giọng đọc đôi khi hóm hỉnh, lúc lại ngông nghênh có phần tự đắc.
=> Đoạn thơ cho thấy thi nhân rất ý thức cao về tài năng nghệ thuật của mình và cũng là người táo bạo, ngang nhiên, ung dụng lộ “cái tôi” cá thể. Qua đó, thể hiện sự “ngông” khi tìm đến trời để khẳng định tài năng, hay đó chính là niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ.
Thái độ của người nghe:
– Thái độ của trời: dành những lời khen cho tài năng nghệ thuật của thi nhân: “cho văn thật tuyệt, văn trần được thế chắc có ít, văn chuốt như sao băng”…
– Thái độ của chư tiên: rất xúc động, hâm mộ và tán thưởng “Tâm nở dạ, cơ lè lưỡi” bởi tài năng của thi nhân.
Thi nhân trò chuyện với trời:
– Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình.
– Thi nhân kể về một cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường, mà ở đó, ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cõi trời để thỏa nguyện nỗi lòng.
=> Phải chăng, đây chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, một cuộc sống cơ cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bĩ rẻ rúng, và nghệ thuật dường như không có chỗ dứng.
Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:
– Nhiệm vụ trời giáo: Truyền bá thiên lương, điều này chứng tỏ nhà thơ Tản Đà lãng mạn chứ không hoàn toàn thoát li cuộc sống, mặc dù tìm đến trời để bài tỏ nỗi lòng, nhưng ông vẫn hiểu rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đời để đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.
– Mong ước của thi nhân khát khao được gánh vác việc đời.
2.3. Kết bài:
– Nêu cảm nhận chung chung về bài thơ.
3. Bài làm Cảm nghĩ, cảm nhận về bài thơ Hầu trời của Tản Đà hay nhất:
Tản Đà là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam thuộc lớp nhà văn thuộc phong trào Thơ mới. Ông sáng tác cả văn xuôi lẫn thơ ca nhưng vẫn được biết đến nhiều hơn là các tác phẩm thơ, trong đó, một trong những tác phẩm tiêu biểu là Tác Phẩm Hầu trời. Nhà thơ Tản Đà vốn là tác giả có cái tôi khá lớn, do vậy, trong thơ của ông thể hiện rất rõ cái “tôi” chơi ngông của mình trong nhiều tác phẩm.
Hầu trời là một bài thơ dưới dạng tự sự, kể truyện, trong đó Tản Đà tưởng tượng mình được lên trời để đọc thơ cho trời nghe, cũng thể hiện tài năng nghệ thuật của ông. Bởi lẽ, đối với người phương Đông, trời là một đấng tối cao, do vậy, đặt trong hoàn cảnh này, ta thấy được cái “ngông” của nhà thơ.
Mặc dù, đâu là một hoàn cảnh được nhà thơ tưởng tượng, nhưng nội dung bài được triển khai một cách logic, cụ thể, rành mạch và rõ ràng, Sau khi thi nhân được đưa lên trời, Trời và các vị chư tiên tỏ thái độ thành kính chứ không hề cao ngạo, ông được chào đón một cách nhiệt thành và tổ chức vô cùng long trọng. Sau khi nhà thơ giãi bày cảnh ngộ, nỗi lòng cùng Trời thì Trời cũng vô cùng tán thưởng và khen ngợi tài năng của nhà thơ và đưa ông về trần giới một cách an toàn. Như vậy, khác với những nhà thơ khác, là thay vì nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình thì nhà thơ lại chọn một cách thể hiện mới mẻ và đầy cá tính.
“Đêm qua chẳng biết có hay không
Thật được lên tiên sướng lạ lùng”
Nhà thơ đã đưa ra lý do để mình được lên Hầu trời một cách rất đời thường và cũng rất tự nhiên, nên khiến người đọc dễ tin: đó là khi nhà thơ đang đun nước uống và ngâm nga bài thơ chơi trăng động tới trời xanh, khi ấy, lời thơ đã làm cho Trời mất ngủ và ông được các vị Chư tiên mời lên trời để ngâm thơ cho Trời nghe.
Nội dung Hầu trời vẽ ra cuộc hội kiến giữa nhà thơ và Trời cùng với các vị Chư tiên chốn bồng lai tiên cảnh, khung cảnh ấy được nhà thơ kể lại một cách vô cùng chi tiết, nên càng làm tăng lên cảm giác chân thật. Nét thành công trong tài phẩm là Nhà thơ Tản Đà đã thể hiện nội dung một cách hóm hỉnh với lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời. Thông qua một câu chuyện tưởng tượng, nhà thơ đã có cơ hội giới thiệu tên tuổi, quê hương, đất nước, nghề nghiệp và còn kể tên các tác phẩm mà mình trên con đường nghệ thuật mà ở chốn nhân gian khó có thể được giãi bày.
Với cách lựa chọn tình huống vô cùng độc đáo, Nhà thơ Tản Đà đã ngầm khẳng định được tài năng của bản thân mình:
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi
Văn dài, hơi tốt ran cung mây.
Thay cho lời Trời và các vị chư tiên, rõ ràng, nhà thơ đang tự khen mình nhưng ông lại chọn hình thức là để cho ông Trời và các vị chư tiên khen, quả thật là một cách chơi ngông tếu táo và đáng yêu và vô cùng kéo léo. Hơn nữa, nhà thơ còn mượn lời của Trời để một lần nữa khẳng định tài năng của bản thân mình:
Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt
Văn trần được thế chắc có ít
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết
Trong thời buổi khó khăn của đất nước đang mất đi quyền tự chủ, việc Tản Đà đứng lên tự giới thiệu, tự khẳng định bản thân giống như một sự tự hào và tự tôn của dân tộc, đây là một trong những cái tôi nghệ thuật đáng trân trọng. Nhưng chưa dừng lại ở đó, ông còn hóm hỉnh khẳng định cái ngông của mình bằng những lời thơ vô cùng tếu táo:
Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông
Nói về cái tôi của bản thân không đơn thuần vì nhà thơ muốn khẳng định mình mà hơn hết, chính ông nhận thấy được trách nhiệm của bản thân và cũng chỉ ra trách nhiệm chung của những người nghệ sĩ – nghệ nhân đó chính là lo việc thiên lương của nhân loại. Những lời thơ sau thể hiện sâu sắc được những mong muốn, khát vọng của nhà thơ:
Trời rằng: Không phải là Trời đày
Trời định sai con một việc này
Là việc thiên lương của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay
Qua những câu thơ trên đây, Tản Đà đã chỉ ra cho người đọc thấy ý nghĩa của văn chương và tầm quan trọng của văn chương trong cuộc sống, bên canh đó, ông cũng đề cao những người văn nghệ sĩ và hơn hết, ông muốn khẳng định văn chương cũng là một nghề giúp con người ta kiếm sống.
Bằng việc sử dụng lối kể chuyện độc đáo và mới lạ, bài thơ Hầu trời đã mang đến một luồng gió mới cho nền văn học Việt Nam thời kỳ thơ mới đầu thế kỉ XX. Qua đây, nhà thơ không chỉ khẳng định được cái tôi của mình, mà hơn hết, ông đã khẳng định được vai trò, vị trí của văn chương cũng như khẳng định vai trò của người nghệ sĩ đó là làm đẹp cho đời. Mà vậy, chính ông chẳng ngại ngần khi mang văn chương ra đường đem bán hay mang ra để tâm sự với Trời chuyện đó và mượn lời của Trời để tự an ủi chính mình.