Để thể hiện một người sự đa tài. cụ thể người đó biết chơi đàn nhạc, chơi cờ, viết chữ làm thơ và vẽ tranh thì dân dan ta có câu "Cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm".
Mục lục bài viết
1. Cầm kỳ thi hoạ là gì?
Cầm kỳ thi họa là một cụm từ đã rất quen thuộc đặc biệt là các bạn học sinh lớp 8,9 vì đã được Nguyễn Du đề cập đến trong “Truyện Kiều”. Nguồn gốc của câu này là thành ngữ gốc Hán đã được biên soạn theo tiếng Trung là 琴棋书画 (qín qí shū huà). Dịch ra Tiếng Việt Sử nghĩa là cầm kỳ thi họa và hiện tại cụm từ đang được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội từ trước đến ngày nay.
Xét về bản gốc thì người Trung Quốc viết là 琴棋书画 (qín qí shū huà) nghĩa là cầm kỳ thi họa. Đây là hệ thống chữ tượng hình được người Trung Quốc sử dụng. Do đó, người Trung Quốc viết là Thư, ám chỉ thư pháp. Tuy nhiên, để phù hợp với văn hóa Việt Nam, chúng ta sử dụng chữ cái Latin, chính vì vậy, chữ thư này đã được chuyển thành chữ thi là thơ ca. Điều này là một điểm nhấn mạnh niềm tự hào của dân tộc ta đối với nghệ thuật thơ văn, thể hiện sự khác biệt giữa người Trung Quốc và Việt Nam. Nó vừa thể hiện được rằng, chúng ta học hỏi, làm mới để biến cái của họ thành của mình, không phải bị thuần hóa. Từ đó cũng khẳng định rằng Trung Quốc và Việt Nam có nền văn hóa khác nhau.
Cầm kỳ thi họa có thể đơn giản hiểu là người thông thạo trong việc chơi đàn, chơi cờ, làm thơ và vẽ tranh. “Tứ nghệ” không chỉ là cách để người xưa tu thân dưỡng tính, bồi dưỡng phẩm hạnh, mà còn là một mối liên thông giữa trí tuệ của con người và trời đất. Bộ tượng Cầm – Kỳ – Thi – Họa là hình ảnh thể hiện chân thực “Tứ nghệ” đó và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Người xưa thường dựa vào sự tinh thông các yếu tố cầm kỳ thi họa để đánh giá tài năng của người đó.
2. Giải thích làm rõ cụm từ Cầm kỳ thi họa:
2.1. Giải thích từ “Cầm”:
Cầm trong cầm kỳ thi họa (琴) có nghĩa là đánh đàn giỏi. Đó là người giỏi chơi đàn, thể hiện tài năng âm nhạc tuyệt đỉnh. Âm nhạc luôn là phương tiện giúp tâm hồn chúng ta thư thái, sống lạc quan và yêu đời. Để làm được điều đó, cần đến tài hoa của những người nghệ sĩ, nhưng không ít nữa là khả năng truyền tải tiếng đàn đi vào lòng người. Người xưa có câu:
“Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm cuộc khúc nhạc …”
Như trong những khúc nhạc nổi tiếng thời xưa có tên “Hoa tư dẫn” rất nổi tiếng. Nguồn gốc của nó là một vụ hoàng đế trị vì đến năm thứ 15, lo lắng cho thiên hạ không anh Bình mà buồn bã, một đêm ông nằm mộng thấy một nơi là Hoa Tư Quốc. Nhân dân nơi đây sống an nhàn, thoải mái không chạy theo những dục vọng của con người, không có thiện và ác. Khi tỉnh dậy ông nhận ra được một đạo lý trị quốc theo phương thức như trong Hoa Tư Quốc.
Người dân trồng hoa từ quốc không tham lam và cũng không lưu luyến vào sinh mệnh, do đó họ không có những dục vọng tranh đấu. Tâm trạng đó thể hiện cảnh giới của người tu đạo, cho nên văn hóa cổ cần cũng là một loại tu luyện. Các nhà nho xưa yêu thích chơi đàn, cầm được coi là quân tử, người học theo triết lý đạo, cho rằng cầm đàn có thể mang đến đạo, tương tự như đức có thể tự mình sáng trí tuệ và tĩnh tâm thiền định. Đạo đã yêu thích đàn vì nó có thể giúp họ tu tâm dưỡng tính.
Chính khả năng truyền tải tiếng đàn đã khiến cho người đánh đàn trở nên đặc biệt hơn trong mắt mọi người. Tiếng đàn đi sâu vào lòng người, giúp con người ta xoa dịu tâm hồn, thư giãn đầu óc và tinh thần, giúp bản thân trở nên tĩnh lặng và nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.
2.2. Giải thích từ “Kỳ”:
Kỳ trong cầm kỳ thi họa (棋) có nghĩa là chơi cờ giỏi.
Trong một trận đấu cờ, bộ não của chúng ta sẽ được đặt vào trạng thái làm việc, tư duy thường xuyên để đưa ra những nước cờ anh minh, sắc sảo, và thú vị, qua đó kích thích những cảm xúc hưng phấn, đồng thời cải thiện khả năng tập trung và tư duy logic. Thời gian chơi cờ cũng là những khoảng thời gian mà tâm trí con người được giải thoát, không bị áp lực của những lo âu thường ngày. Chính vì vậy, người chơi cờ giỏi thường có tư duy thông minh và sắc sảo, họ thường xuất sắc trong công việc và bình tĩnh trong cuộc sống, giỏi xử lý các tình huống và sự kiện.
Sở dĩ, khả năng chơi cờ được nhắc đến ở đây là bởi vì cờ giống như cuộc sống, mỗi trận cờ được coi như tình thế của một cuộc chiến diễn ra trong đời sống thực tại. Việc tính toán từng nước đi sẽ phản ánh cách hành xử của người chơi cờ. Do đó, chơi cờ thể hiện tài trí, sự tập trung, tư duy logic của người chơi và tài quan sát cũng như sự sắc bén của họ
2.3. Giải thích từ “Thi”:
Thi trong cầm kỳ thi họa (詩) là giỏi thơ ca.
Thi (詩) ở đây có nghĩa là thơ. Bất kể thời đại nào, quốc gia nào, tinh hoa nghệ thuật luôn phải hài hòa giữa hình thể và tinh thần của nó. Nếu hình thể không mang ý nghĩa, nghệ thuật sẽ mất đi linh khí cùng tinh thần của nó. Nếu ý nghĩa không được thể hiện qua hình thể, nghệ thuật lại mất đi khía cạnh vật chất, mất đi bản sắc độc đáo của nó.
Vào thời cổ đại, khi Thương Hiệt mới sáng tạo ra chữ viết, ông đã khám phá cái hồn của văn tự. Sau đó, qua nhiều thế kỷ, mọi người mới phát triển nghệ thuật thư pháp dành cho văn tự, tạo ra hình thái đẹp đẽ hơn. Một thư pháp tốt luôn chú trọng đến pháp độ và đòi hỏi phải có một thời gian dài để rèn luyện. Người viết thư pháp cần mang trong mình nội hàm, tinh thần và tu dưỡng tốt.
2.4. Giải thích từ “Họa”:
Họa trong cầm kỳ thi họa (畫) được cho là giỏi vẽ tranh. Người xưa có câu “thi chung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi” có nghĩa là trong thơ có hoạ và trong hoạ có thơ. Những công cụ truyền thống để phát triển hội họa bao gồm bút lông, mực, thuốc màu, giấy lớn,…
Chủ đề của hội họa có thể phân thành người, vật, phong cảnh, hoa cỏ,… Kỹ thuật của hội họa gồm sử dụng ngồi bút và kỹ thuật viết ý. Những bức tranh thông thường được vẽ kèm theo đó là bức thư pháp và đường nét có thể là theo kiểu mềm mại, sắc nét hoặc thanh lịch nhẹ nhàng, đồng thời cũng có thể biểu hiện qua những bất đồng liên quan đến tư thái cùng ý vị khác nhau của mỗi nghệ sĩ. Hội vào hoạ vốn có cùng những mục đích, cả hai đều chú trọng đến vẻ ngoài và tư chất đồng nhất.
Một nghệ sĩ tài hoa có thể đưa người và vật vẽ ra thành hình sống động nhất. Người xưa thường có câu: “Trong thơ có họa, trong họa có thơ” thường được dùng như một cách tán thưởng khi thấy một bức tranh đẹp hãy nghe một bài thơ hay. Thơ kết hợp cùng họa như là một cách nhằm giúp cho cố nhân vẽ lên bức tranh cuộc sống hằng ngày. Đặt trong thời gian xưa tại vùng đất phương Bắc có nhiều họa gia nổi tiếng với kỹ năng hội họa của mình
Ví dụ như: Vào thời nhà Bắc Tề, có Tào Trọng Đạt với sở trường về vẽ phật đà, bồ tát, các nhân vật trong bức tranh mềm mại như lụa, giống như từ dưới nước đi ra, nên ông được người đời ca tụng là “Tào y xuất thủy”.
3. Cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm là gì?
Như đã phân tích và làm rõ như trên về cụm từ “Cầm kỳ thi hoa” thể hiện đàn nhạc, chơi cờ, viết thơ và vẽ tranh. Thì ” Đủ mùi ca ngâm” nghĩa là gì?
Từ “Đủ” (足) có nghĩa là thể hiện lên sự đầy đủ, không thiếu thứ gì. Từ Mùi (味) thường được hiểu là hương vị, ở đây có ý chỉ sự đầy đủ đặc sắc và không khuyết điểm nào trong những khía cạnh của người đó. Cuối cùng từ “Ca ngâm” (歌吟) thể hiện sự tượng trưng cho sự thanh cao và lôi cuốn đến từ tài năng nghệ thuật, ám chỉ việc trình diễn, diễn đạt nghệ thuật đầy tinh tế và sâu sắc.
“Cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm” thể hiện một tài năng nghệ thuật đa phương diện, người đó có những khả năng vượt trội trong chơi đàn nhạc, chơi cờ, viết thơ và vẽ tranh. Họ hội tụ đầy đủ tinh tế và lôi cuốn trong mọi khía cạnh của nghệ thuật, giống như âm nhạc ca ngâm thanh cao và say đắm.
Người ta thường nói “Cầm kỳ thi họa, tinh thông mọi thứ” để thể hiện một người sự đa tài. cụ thể người đó biết chơi đàn nhạc, chơi cờ, viết chữ làm thơ và vẽ tranh. Đó là nét đẹp thẩm mỹ phong kiến, sự đa tài và tinh thông trong mọi lĩnh vực nghệ thuật.