Nhằm mục đích ngăn chặn việc tiết lộ thông tin quan trọng, khi ký hợp đồng lao động với công việc liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, các doanh nghiệp thường yêu cầu người lao động cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong một khoảng thời gian nhất định. Liệu cam kết được quy định như thế nào trong luật và có được công nhận là hợp pháp không?
Mục lục bài viết
1. Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?
Tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 ghi nhận rằng công dân có quyền tự do làm việc, chọn nghề nghiệp, và quyết định về việc làm và nơi làm việc của mình.
Đồng thời, cũng tại khoản 1 Điều 10
Theo đó, người lao động có quyền tự do chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào và ở bất kỳ địa điểm nào mà luật pháp không cấm. Và quyền lựa chọn làm việc ở đâu được xem là một trong hai quyền làm việc của người lao động.
Như vậy, trừ những trường hợp cấm của luật thì người làm việc có thể tự do lựa chọn doanh nghiệp để làm việc và cống hiến. Việc người sử dụng lao động ép buộc người lao động ký cam kết không làm việc cho công ty đối thủ là hành vi vi hiến và trái pháp luật. Cùng với đó, khi đưa ra các loại cam kết như vậy đồng nghĩa với việc các nhà tuyển dụng gây khó khăn, cản trở đi cơ hội việc là của người lao động trong tương lai.
Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 2 Điều 21
Khi công việc của người lao động liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh hoặc bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh và công nghệ, cũng như về các quyền lợi và điều khoản bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Dựa vào quy định này thì một số doanh nghiệp đã lập ra cam kết với người lao động về việc không làm việc cho công ty đối thủ nhằm mục đích bảo vệ bí mật kinh doanh và công nghệ của chính doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nghe có vẻ như thỏa thuận này đã can thiệp vào quyền tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động đã được ghi nhận tại Hiến pháp 2013 và Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, nếu người lao động đã tự nguyện ký vào cam kết không làm việc cho công ty đối thủ với lý do bảo vệ bí mật kinh doanh và công nghệ, thì điều này có nghĩa là người lao động đã chấp nhận từ bỏ quyền này.
Do đó, trong trường hợp cả người lao động và người sử dụng lao động đều tự nguyện lập thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ với lý do nêu trên, điều này được coi là một thỏa thuận hợp pháp. Nếu vi phạm cam kết này, người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo các quy định phạt đã được thỏa thuận.
2. Mẫu bản cam kết không làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CAM KẾT KHÔNG LÀM VIỆC CHO CÔNG TY ĐỐI THỦ
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015
– Căn cứ vào
– Căn cứ trách nhiệm công việc của Nhân viên liên quan đến hoạt động của Công ty.
– Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ số …/…. /HDDV-…
Hôm nay, vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm 2021, tại địa chỉ…………
Chúng tôi gồm:
BÊN A:
Công ty ….
Mã số thuế: …
Đăng ký kinh doanh số: … Ngày cấp: …
Nơi cấp: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: … Fax: …
Email: … Khác: …
BÊN B:
Họ và tên: … Giới tính: …
Ngày sinh: … Dân tộc: … Quốc tịch: …
Căn cước công dân số: … Ngày cấp:…
Nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Địa chỉ liên hệ: …
Nội dung cam kết:
Căn cứ Hợp đồng số …..ngày…..tháng…..năm đã ký kết giữa Công ty …..và…., về việc cung cấp dịch vụ…..
Bên A cam kết bảo mật thông tin của bên B với các điều khoản và bảo mật như sau:
– Tôi cam kết không làm việc cho bất kỳ công ty đối thủ cạnh tranh nào trong vòng … năm sau khi đã nghỉ việc tại Công ty … . Cam kết này nhằm bảo đảm tính trung thực, tôn trọng và đảm bảo không tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với công ty.
– Bản cam kết này có hiệu lực ngay từ thời điểm tôi kết thúc quan hệ lao động và rời khỏi Công ty… Tôi cam kết không tiết lộ bất kỳ thông tin bí mật, dự án, chiến lược hoặc bất cứ tài liệu nào có liên quan đến công ty và không sử dụng những thông tin này để hỗ trợ hoặc tạo lợi ích cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.
– Tôi cam kết không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có thể gây thiệt hại hoặc cạnh tranh không lành mạnh với công ty sau khi tôi đã nghỉ việc. Tôi sẽ không liên hệ, tuyển dụng, hoặc tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc hỏi mướn hoặc thuê các thành viên của Công ty … để tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh hay dự án nào của đối thủ cạnh tranh.
Tôi hiểu rõ rằng vi phạm cam kết này có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý và thiệt hại đáng kể đến Công ty… Tôi cam kết tuân thủ các điều khoản này một cách nghiêm túc và không có sự chấp nhận nào cho việc vi phạm cam kết này.
Trân trọng.
Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) | Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
3. Đã ký cam kết nhưng vẫn làm tại công ty đối tủ sau khi nghỉ việc thì phải bồi thường bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của
– Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
– Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
– Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
– Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
– Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
– Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Theo đó, khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh hoặc bí mật công nghệ, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận giữa hai bên. Quy trình và thủ tục xử lý bồi thường được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Tương tự như cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh hoặc bí mật công nghệ sẽ có thỏa thuận về thời gian không được ứng tuyển cho các công ty đối thủ và các quy định bồi thường khi người lao động vi phạm cam kết, đi làm cho công ty đối thủ trong thời hạn đã cam kết.
Đây là một thỏa thuận hợp pháp đã được pháp luật ghi nhận, vì vậy, các bên phải tuân thủ các cam kết đã đưa ra. Nếu người lao động ký cam kết không làm việc cho công ty đối thủ nhưng lại làm việc cho họ, họ sẽ phải bồi thường cho công ty cũ theo mức bồi thường được quy định trong văn bản cam kết.
Hiện tại, pháp luật không quy định cụ thể đền bù trong trường hợp vi phạm cam kết không làm việc cho công ty đối thủ. Tuy nhiên, nếu mức đền bù được đề xuất quá cao, Tòa án có thể xem xét và áp đặt một mức phạt hợp lý khác để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên.
Các văn bản quy phạm pháp luật đã sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp 2013
– Bộ luật Lao động 2019
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
THAM KHẢO THÊM: