Cam kết học xong về phục vụ tại đia phương có đúng không? Có được giữ văn bằng gốc của người khác không?
Cam kết học xong về phục vụ tại đia phương có đúng không? Có được giữ văn bằng gốc của người khác không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư,tôi có câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giùm.Tôi có đứa em là sinh viên học theo địa chỉ sử dụng nghành y trường đại học y cần thơ.Lúc đầu khi chuẩn bị đi học,tỉnh có kêu nó lên làm tờ cam kết là, sau khi học xong 6 năm ra trường làm bác sĩ,nó sẽ trở về phục vụ cho tỉnh 6 năm,tiền học phí mỗi năm tự nó đóng.Tỉnh sẽ hỗ trợ 2 năm cuối mỗi năm 5 triệu,tổng cộng 10 triệu.Trong tờ cam kết cũng có ghi,nếu vi phạm hợp đồng,tôi sẽ bồi thường gấp 3 lần số tiền tỉnh hỗ trợ cho tôi.Hôm trước,nó có lên sở y tế để nhận tiền hỗ trợ,thì cán bộ ở đây nói là,nếu không nhận tiền thì sau khi ra trường bắt buộc về làm cho tỉnh 6 năm,còn nếu nhận tiền hỗ trợ,thì phải làm thêm 5 năm,tổng cộng 11 năm.Cán bộ ở đây nói là làm theò quyết định số 08 của ủy ban nhân dân tỉnh năm 2008.Và trong tờ giấy đó cũng có viết,sinh viên sau khi ra trường sẽ về phục vụ cho tỉnh 5 năm,tỉnh sẽ hỗ trợ 2 năm cuối là mỗi năm 5 triệu,tổng cộng 10 triệu,nếu vi phạm hợp đồng,sinh viên sẽ bồi thường gấp 3 lần số tiền tỉnh hỗ trợ,tổng cộng là 30 triệu.Cán bộ đó nói,cái quyết định 08 này là riêng,còn nhiệm vụ của sinh viên học theo địa chỉ sử dụng là sau khi ra trường là phải làm 6 năm.Nhưng trong tờ cam kết lúc đầu chúng tôi nhận được,chỉ ghi là,sinh viên về làm cho tỉnh 6 năm,tỉnh sẽ hỗ trợ 10 triệu cho 2 năm cuối,nêú vi phạm hợp đồng sẽ bồi thường gấp 3 số tiền tỉnh hỗ trợ. Vậy theo luật sư,trong trường hợp này tỉnh nói đúng hay sai.Em tôi có thể hủy hợp đồng và bồi thường theo tờ cam kết để đi được không.Theo như tôi nhớ,thì cái tờ cam kết đó hình như không có chữ kí của sở,nếu như không có chữ kí của sở thì sẽ như thế nào.Còn một việc,cán bộ ở đây cũng có nói,nếu không về làm cho tỉnh,thì sở y tế sẽ giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên,và điều này có được sự đồng ý của ủy ban nhân dân tỉnh.Theo như tôi biết,thì căn cứ theo khoảng 1,điều 20 bộ luật lao động 2012,thì bên sử dụng lao động không được giữ bằng,vậy trong trường hợp này,sở giữ bằng có đúng không.Tôi mong hồi âm sớm từ luật sư,xin cám ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2005 về thực hiên hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm:
"1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.
3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm."
Vậy theo thỏa thuận giữa bạn và tỉnh đã ký trong
Về việc em bạn có thể không về làm cho tỉnh, không thực hiện theo đã thỏa thuận thì em bạn phải chấp nhận các điều khoản phạt trong hợp đồng. Hợp đồng của em bạn được ký kết dưới dạng giấy cam kết nhưng không có chữ ký của sở thì việc này hoàn toàn không ảnh hưởng tói hiệu lực của hợp đồng mặc dù hợp đồng bắt buộc phải có chữ ký của hai bên vì sở giáo dục là bên giữ giấy cam kết của em bạn nên việc có bổ sung thêm chữ ký hay không thì sở sẽ có toàn quyền quyết định. Đối với việc bằng tốt nghiệp của em bạn thì cơ quan có thẩm quyền trả bằng chính là trường đại học mà em bạn theo học nếu em bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đào tạo cũng như nộp đầy đủ chi phí học tập. Sở giáo dục sẽ không có quyền giữ bằng của bạn vì cơ quan mà trường đại học trực thuộc là cơ quan cấp Bộ. Sở giáo dục không có thẩm quyển quản lý đối với đơn vị cơ sở giáo dục là trường đại học.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 “Bộ luật lao động 2019” thì đúng là bên sử dụng lao động không được giữ bằng của em bạn, cụ thể:
"1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện
hợp đồng lao động ."
Trong mọi trường hợp nếu sở giáo dục giữ bằng của em bạn buộc em bạn phải phục vụ tại tỉnh nếu không sẽ không trả bằng thì bị coi là vi phạm pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
"1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính."