Chưa có văn bản nào của cơ quan thẩm quyền định nghĩa một cách chính xác và đầy đủ thế nào là giấy tay. Có ý kiến cho rằng, giấy tay là giấy viết tay bằng bút. Nếu hiểu như vậy thì giấy tờ là văn bản được tạo ra từ máy tính, máy đánh chữ có phải là giấy tay không? Cam kết viết tay có hiệu lực không?
Mục lục bài viết
1. Giấy viết tay có phải là giao dịch dân sự không?
Thực tế giao dịch bằng giấy tờ viết tay là giao dịch dân sự. Trong một số giao dịch dân sự các bên tham gia giao dịch thường thỏa thuận đưa ra nội dung cam kết để tránh những tranh chấp phát sinh cũng như những rủi ro khách quan không lường trước. Nội dung cam kết nhằm ràng buộc người viết cam kết, yêu cầu họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có sự giao dịch dân sự, đó là sự chuyển giao tài sản, quyền tài sản hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó giữa người này với người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân này với pháp nhân khác…
Sự thỏa thuận dân sự đó được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó.
Điều 116
2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự ở đây gọi là cam kết giữa 2 bên sẽ có hiệu lực pháp lý nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Nếu thỏa thuận trong giao dịch dân sự vi phạm 1 trong các điều kiện trên thì giấy cam kết hai bên thỏa thuận lập sẽ bị coi là vô hiệu. Trong trường hợp đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như trên thì khi một trong hai bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình trong giao dịch đã cam kết có thể sử dụng bản cam kết đó làm bằng chứng để kiện bên còn lại. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
Về hình thức của giao dịch dân sự pháp luật Dân sự Việt Nam quy định tại Điều 119
– Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Người xác lập giao dịch dân sự có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch dân sự đó. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức buộc các chủ thể phải tuân thủ theo (yêu cầu phải lập thành văn bản, phải có chứng nhận, chứng thực, đăng kí, xin phép). Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải được công chứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng kí hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
+ Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Hình thức này thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau khi thực hiện ( mua bán trao tay), hoặc giữa các chủ thể có quan hệ thân thiết, tin cậy. Tuy nhiên, có những giao dịch dân sự khi thể hiện bằng lời nói phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định mới có giá trị (VD: di chúc miệng).
+ Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản là việc các bên lập văn bản thỏa thuận các điều khoản của giao dịch và cũng ký tên vào văn bản đó. Hình thức này có giá trị làm chứng cứ cao hơn hình thức thể hiện bằng lời nói trong giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong hình thức thể hiện giao dịch dân sự dưới dạng văn bản có thể phân chia thành 2 loại: văn bản thông thường và văn bản có chứng nhận công chứng của Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
+ Văn bản thường: Được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự thoả thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng hình thức văn bản. Nội dung giao dịch dân sự được thể hiện trên văn bản có chữ kí xác nhận của các chủ thể cho nên hình thức này là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào một giao dịch dân sự rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói.
+ Văn bản có công chứng chứng nhận, uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực: Được áp dụng trong những trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc các bên có thoả thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép thì khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó (mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất…).
– Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Ví dụ như: Mua nước ngọt bằng máy tự động, chụp ảnh bằng máy tự động, gọi điện thoại tự động… Đây là hình thức giản tiện nhất của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết. Hình thức này càng ngày càng trở nên phổ biến, nhất là tại những quốc gia có nền công nghiệp tự động hoá phát triển.
Pháp luật cũng quy định nhiều loại hợp đồng dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (như: hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất,
3. Giấy cam kết viết bằng tay có giá trị pháp lý không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi cho bạn tôi vay tiền, số tiền là 50 triệu để bạn tôi đi kinh doanh, hai bên chỉ làm giấy tờ tay cam kết 06 tháng sau bạn tôi sẽ trả lại. Nhưng sau về nhà tôi lại cảm thấy lo lắng vì giữa tôi và bạn mình chỉ có văn bản bằng giấy tờ viết tay thôi mà không có ai làm chứng, không có dấu của văn phòng công chứng hay Ủy ban nhân dân. Cho tôi hỏi việc tôi cho bạn mình vay như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không? Sau này bạn tôi không trả được lại bảo văn bản đó bạn tôi không ký thì phải làm sao? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, việc bạn cho bạn của mình vay đây là giao dịch dân sự, hình thức cụ thể là bằng văn bản thường. Như nội dung ở trên đã phân tích, văn bản thường được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự thoả thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng hình thức văn bản. Nội dung giao dịch dân sự được thể hiện trên văn bản có chữ kí xác nhận của các chủ thể cho nên hình thức này là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào một giao dịch dân sự rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói.
Ngoài ra, để xác thức hơn bạn có thể lưu lại những thông tin bạn trao đổi với bạn của mình qua tin nhắn, ghi âm điện thoại khi nói về vấn đề khoản vay này ở thời điểm hiện tại khi chưa có tranh chấp gì xảy ra, để sau này khi người bạn của bạn không trả và đặt ra vấn đề không ký vào văn bản vay trước đó thì bạn cũng có căn cứ chứng minh có giao dịch vay và có xác nhận thông qua văn bản giấy, tin nhắn và lời nói điện thoại. Cuối cùng có thể yêu cầu đi giám định chữ ký để có thêm thông tin chứng minh rõ ràng hơn (nếu cần).
Trong thực tế, nhiều loại giấy tờ hợp đồng, giao kèo chỉ có hai bên tự lập nhưng vẫn có giá trị pháp lý, đó là các giao dịch mà pháp luật không quy định phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để chặt chẽ và hạn chế việc tranh chấp, giấy tờ giao dịch được lập giữa hai đối tác phải có đầy đủ chữ ký, trường hợp cần thiết và chặt chẽ hơn nên có điểm chỉ (lăn tay).
Kinh nghiệm cho thấy, tuy các giấy tờ giao dịch nếu chỉ có chữ ký của các bên, khi xảy ra tranh chấp thì không thừa nhận chữ ký. Chính vì vậy, để xác định chính xác danh tính của từng trường hợp cụ thể, cơ quan thẩm quyền phải trưng cầu giám định chữ ký. Việc làm này vừa tốn kém, rất mất thời gian, đôi khi kết quả lại không hoàn toàn chính xác. Do đó, trong văn bản lập giữa hai bên, tốt nhất ngoài chữ ký nên có bút tích của người ký tên. Ví dụ, chữ viết của một người này khó có thể lẫn với chữ viết của một người khác.