quyền cầm giữ tài sản chi phát sinh trong quan hệ hợp đồng, cụ thể là hợp đồng song vụ.
1. Cầm giữ tài sản
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Bộ Luật Dân sự, quyền cầm giữ tài sản chi phát sinh trong quan hệ hợp đồng, cụ thể là hợp đồng song vụ.
Ngoài ra, theo Điều 149, Luật Thương mại, bên đại diện cho thương nhân có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn. Điều 239, 240 của Luật Thương mại cũng trao cho thương nhận kinh doanh dịch vụ logistics quyền cầm giữ hàng hóa và chứng từ liên quan đến đòi nợ đã đến hạn của khách hàng sau thời hạn 45 ngày kể từ ngày
Trường hợp cầm giữ trong khuôn khổ cầm cố thông thường thực chất chỉ là một quyền gắn liền với đặc trưng của cầm cố: quyền chiếm hữu về mặt vật chất tài sản cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm cố. Cũng cần phải thấy rằng cầm giữ khác với cầm cố ở chỗ, tài sản (chẳng hạn hàng hóa) được gửi không phải vì mục đích đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (chẳng hạn như để bảo quản hộ hay để sửa chữa). Tương tự, việc trao cho bên nhận cầm cố mà không có việc chuyển giao tài sản quyền cầm giữ ảo chẳng qua là cách thức mà nhà lập pháp muốn tăng cường hiệu quả của biện pháp bảo đảm này mà thôi và cũng khá gượng ép.
2. Thực hiện quyền cầm giữ tài sản
Quyền cầm giữ tài sản chỉ được thực hiện khi thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
– Tồn tại một quyền đòi nợ: nghĩa vụ làm phát sinh quyền cầm giữ là nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản khi đến hạn không được thực hiện hay thực hiện không đúng theo thỏa thuận
– Khả năng chiếm giữ tài sản: tài sản cầm giữ thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ đang được bên có quyền chiếm giữ một cách liên tục và hợp pháp
– Mối liên hệ giữa quyền và khả năng chiếm giữ tài sản
>>> Luật sư
3. Hệ quả pháp lý
Đối với bên có nghĩa vụ: quyền cầm giữ tài sản nằm ở chỗ chế định này trao cho người cầm giữ tài sản một quyền không phải làm một việc nhất định. Điểm c, Khoản 3, Điều 416 “Bộ luật dân sự 2015”, người có quyền đòi nợ được tiếp tục giữ tài sản cho đến khi bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ.
Tuy nhiên, bên cầm giữ tài sản không có quyền được ưu tiên thanh toán. Nếu bên cầm giữ tài sản giao tài sản để bán đấu giá thì bên cầm giữ tài sản mặc nhiên bị mất đi quyền này và không được ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ khác.
4. Chấm dứt quyền cầm giữ tài sản
Khoản 3, Điều 416 BLDS nêu ba căn cứ có thể dẫn tới việc chấm dứt quyền cầm giữ tài sản:
– Theo thỏa thuận của các bên
– Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, gìn giữ tài sản cầm giữ
– Bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ