Trong hoạt động thủy sản thì cá nhân, tổ chức cần tuân thủ các quy định liên quan đến vấn đề này, tránh thực hiện hành vi bị nghiêm cấm. Vậy hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản được quy định thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cấm cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản có phải là một trong nhưng hành vi bi nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản?
- 2 2. Mức xử phạt với hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản:
- 3 3. Trạm trưởng Trạm kiểm ngư thuộc Chi cục kiểm ngư vùng có được xử phạt khi phát hiện hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản:
1. Cấm cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản có phải là một trong nhưng hành vi bi nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản?
Cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động thủy sản sẽ không được phép thực hiện một số hành vi vi phạm được quy định tại Điều 7 Luật Thủy sản năm 2017, cụ thể:
– Trong suốt quá trình hoạt động có hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái thủy sinh khu vực tập trung sinh sản khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống hoặc những nơi cư trú của các loài thủy sản;
– Tại những khu vực được sử dụng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển thì lấn chiếm, gây hại trực tiếp đến những khu vực này;
– Khi tiến hành khai thác nuôi trồng thủy sản xây dựng công trình và các hoạt động khác nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển;
– Tiến hành khai thác thủy sản hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển như trường hợp bất khả kháng cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với tàu cá tàu biển và các phương tiện khác;
– Mặc dù không được phép tiến hành khai thác thủy sản nhưng lại cố tình thực hiện hành vi này và cũng không báo cáo không theo quy định; tổ chức việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp hoặc đưa thủy sản có chất cấm nhằm mục đích gian lận thương mại đưa ra bên ngoài thị trường tiêu dùng;
– Để có thể khai thác nguồn lợi thủy sản mà bất chấp hành vi sử dụng chất hóa học, chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp hoặc phương tiện ngư cụ khai thác có tính hủy diệt và tận diệt;
– Có hành động cạnh tranh không lành mạnh đối với các tổ chức, cá nhân đang khai thác thông qua việc sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại; có hành động thả neo đậu tàu tại nơi ngư cụ của tổ chức cá nhân khác đang tiến hành khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác từ trường hợp bất khả kháng;
– Đồng thời có hành động vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Hành động tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đây cũng là hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối trong quá trình hoạt động thủy sản;
Nếu những loại được xếp vào danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cũng như sử dụng giống thủy sản nằm ngoài danh mục và thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam tại nuôi trồng thủy sản nếu cố tình thực hiện cũng sẽ bị xử phạt theo đúng quy định;
– Thực hiện hành vi phá hủy, tháo gỡ, gây hư hại, lấn chiếm phạm vi công trình của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá hoặc xả chất thải tại khu vực này;
– Có hành vi gián tiếp làm ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh lợi ích quốc gia quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác thông qua việc lợi dụng điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, có hành động cung cấp khai thác thông tin sử dụng, thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản nhưng đi ngược lại với quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt với hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản:
– Hiện nay, đối với hành vi gây cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản sẽ bị áp dụng mức xử phạt đã được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 42/2019/NĐ-CP, theo đó hành vi này được xếp vào hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm dưới đây sẽ dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng:
+ Nếu cơ quan cá nhân có thẩm quyền phát hiện ra hành vi không dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông và hồ, đầm, phá thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt trên;
+ Ngoài ra, cũng không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình và có các hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
+ Quy định này cũng nhắc đến các hành vi cản trở trái phép được di cư tự nhiên của loài thủy sản
– Hình thức xử phạt bổ sung cũng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm để bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản đó là sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này; Trong trương hợp có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c và d Khoản 1 của Điều 6 Nghị định này thì sẽ bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm đã thực hiện;
Đồng thời tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP thì về mức phạt tiền thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản cũng đã được ghi nhận như sau:
– Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chỉ được phép áp dụng mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực tùy sản không quá 1 tỷ đồng;
– Mức phạt tiền được quy định tại chương II của Nghị định này, trong đó có cả hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản thì sẽ áp dụng đối với hành vi vi phạm là của cá nhân, trừ trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 của Nghị định này; Còn trong trường hợp có cùng hành vi vi phạm nhưng tổ chức là đối tượng thực hiện thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
Với các nội dung đã phân tích cá nhân khi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thị xã có thể bị áp dụng mức xử phạt là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng còn trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền là 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Đồng thời, cá nhân tổ chức khi có hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính và bắt buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
3. Trạm trưởng Trạm kiểm ngư thuộc Chi cục kiểm ngư vùng có được xử phạt khi phát hiện hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản:
Thẩm quyền của Trạm kiểm ngư thuộc Chi cục kiểm ngư vùng đã được quy định tại khoản 2 của Điều 53 Nghị định 42/2019/NĐ-CP theo đó, cá nhân này có thể được áp dụng mức phạt tiền lên đến 10 triệu đồng; Thực hiện việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và đảm bảo rằng các tang vật phương tiện này nếu quy đổi ra giá trị sẽ không được vượt quá mức tiền phạt quy định là 10 triệu đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được cá nhân này được sử dụng khi phát hiện hành vi vi phạm: việc áp dụng các biện pháp này phải thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi năm 2020; đồng thời được áp dụng tại các điểm a, b, d, k, l khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Tóm lại, Trạm trưởng trạm kiểm ngư thuộc Chi cục kiểm ngư Vùng có thẩm quyền trong việc áp dụng mức phạt tiền lên đến 10 triệu đồng thì sẽ chỉ được phép xử phạt hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của thủy sản đối với đối tượng thực hiện đó là cá nhân còn trong trường hợp nếu phát hiện tổ chức có hành vi vi phạm thì sẽ không được phép ra quyết định xử phạt mà có thể lập biên bản sau đó gửi biên bản này đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Thủy sản năm 2017;
– Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.