Thương lượng tập thể thành công được xem là cơ sở và tiền đề để tiến tới hoạt động ký kết thỏa ước lao động tập thể, điều chỉnh chính sách phúc lợi cho người lao động. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề cải tiến quy trình thương lượng trong quan hệ lao động hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Cải tiến quy trình thương lượng trong quan hệ lao động:
Với tư cách là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật về quan hệ lao động, pháp luật về thương lượng nói chung và thương lượng tập thể nói riêng đã quy định cụ thể về quy trình, nguyên tắc và nội dung trong quan hệ lao động mà các bên cần phải đàm phán và thỏa thuận với nhau sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để quá trình thương lượng diễn ra một cách hiệu quả, vấn đề cải tiến quy trình thương lượng trong quan hệ lao động là một trong những vấn đề cần phải diễn ra thường xuyên và cần phải được chú trọng. Căn cứ theo quy định tại
Bước 1: Đề xuất yêu cầu cần thương xuất, đề xuất nội dung cần thương lượng. Trong quá trình thương lượng, các bên cần phải đề xuất yêu cầu và đề suất nội dung mà mình cần phải thương lượng, từ đó thỏa thuận với nhau trên bàn đàm phán. Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 hiện nay có quy định, người lao động và người sử dụng lao động có quyền đề xuất các yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu theo quy định của pháp luật sẽ không có quyền từ chối quá trình thương lượng. Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, người lao động và người sử dụng lao động cần phải thỏa thuận với nhau về thời gian bắt đầu quá trình thương lượng. Đồng thời, pháp luật về lao động hiện nay cũng đưa ra yêu cầu người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm vật chất trong quá trình thương lượng, xây dựng thỏa ước lao động tập thể để đảm bảo cho tinh thần cộng tác trong quá trình thương lượng. Cụ thể như sau:
– Mọi chi phí cho quá trình thương lượng, ký kết và bổ sung, sửa đổi hoặc công bố cả ước lao động tập thể sẽ do người sử dụng lao động chi trả;
– Đại diện tập thể lao động là người lao động do doanh nghiệp trả lương thì vẫn sẽ được trả lương trong khoảng thời gian họ tham gia quá trình thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Bước 2: Chuẩn bị thương lượng. Theo quy định của pháp luật về lao động hiện nay, trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng ít nhất trong khoảng thời gian 10 này, người sử dụng lao động và phía doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi người lao động yêu cầu, ngoại trừ các bí mật liên quan đến bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ của phía bên công ty. Đại diện thương lượng của bên tập thể người lao động sẽ tiến hành hoạt động lấy ý kiến của người lao động về các vấn đề sẽ thỏa thuận với người sử dụng lao động. Chậm nhất trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng, các bên sẽ đưa ra những yêu cầu thương lượng, vấn đề này cần phải được thực hiện bằng văn bản gửi cho bên còn lại những nội dung dự kiến sẽ tiến hành thỏa thuận trong quá trình thương lượng.
Bước 3: Tiến hành thương lượng. Trong quá trình thương lượng, các bên cần phải đàm phán với nhau dựa trên tinh thần thiện chí và tự nguyện, tất cả các vấn đề mà các bên đưa ra trong quá trình thương lượng cần phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của bên doanh nghiệp và bên người sử dụng lao động, từ đó giúp cho quá trình thương lượng đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đó, các bên sẽ tiến hành hoạt động phổ biến và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể người lao động liên quan đến tất cả các nội dung đã thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Bước 4: Kết thúc phiên họp thương lượng.
Theo đó thì có thể nói, Bộ luật lao động năm 2019 nhìn chung đã có sự cải tiến hơn trong quá trình thương lượng tập thể với người sử dụng lao động, từ đó bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người lao động.
2. Quy định về nguyên tắc thương lượng trong quan hệ lao động:
3. Quy định về nội dung thương lượng trong quan hệ lao động:
Nội dung thương lượng là một trong những vấn đề được pháp luật quy định cụ thể. Theo đó, phía bên người lao động và bên người sử dụng lao động dựa trên cơ sở các nguyên tắc thương lượng theo như phân tích nêu trên để đưa ra từng vấn đề cụ thể trong quá trình thương lượng. Pháp luật về lao động hiện nay quy định nội dung thương lượng trong quan hệ lao động tại Điều 67 của Bộ luật lao động năm 2019. Bao gồm các vấn đề chính như sau:
– Tiền lương, trợ cấp, vấn đề nâng lương, nâng thưởng, bữa ăn và các chế độ khác của người lao động;
– Mức lao động, do làm việc của người lao động, thời giờ nghỉ ngơi, vấn đề làm thêm giờ và nghỉ giữa ca trong quá trình lao động;
– Đảm bảo việc là tốt nhất đối với người lao động;
– Bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, thực hiện nội qui lao động;
– Điều kiện và phương tiện hoạt động của người lao động phải mối quan hệ giữa người lao động và tổ chức đại diện người lao động;
– Cơ chế và phương thức phòng ngừa tranh chấp lao động phải vấn đề giải quyết tranh chấp lao động;
– Đảm bảo vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ lao động, bảo vệ tài sản, vấn đề nghỉ hằng năm, chế độ phòng chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Các nội dung khác mà một hoặc các bên có quan tâm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động năm 2019