Cai nghiện bằng Methadone có bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc? Đang cai nghiện tự nguyện bằng thuốc thay thế có bị cai nghiện bắt buộc.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng tại khoản 1, 2, Điều 16. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng như sau:
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
2. Không áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng đối với các trường hợp sau:
b) Người nghiện ma túy thuộc diện bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục theo quy định của
c) Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú, tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
Như vậy, cai nghiện bắt buộc tại địa phương khi người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
Theo đó đối tượng đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Nghị định 90/2016/NÐ-CP điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thì:
Điều 6. Đối tượng đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
1. Người nghiện chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và cam kết tuân thủ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, chỉ được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
2. Học viên, phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo dưỡng nghiện chất dạng thuốc phiện trước khi được đưa vào quản lý trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và cam kết tuân thủ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, chỉ được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó. Phạm nhân tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được hưởng đầy đủ quyền như những phạm nhân khác.
Luật sư
Theo đó, chương trình điều trị Methadone là chương trình điều trị tại gia đình và địa phương bởi Methadone góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, có sức khỏe để sống và làm việc; giảm nguy cơ bị đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Người sử dụng ma túy có thời gian chăm lo con cái và gia đình. Tuy nhiên, cho đến nay việc tiếp cận với phương pháp cai nghiện Methadone còn gặp rất nhiều rào cản, khó khăn. Đó là do sự quan tâm chưa thỏa đáng của các cấp chính quyền tại địa phương, việc triển khai kế hoạch còn chậm trễ. Đặc biệt, vấn đề tài chính và nguồn nhân lực còn thiếu. Hiện tại, theo Quyết định số 493/QĐ-BYT ngày 18 tháng 02 năm 2016 có hiệu lực từ ngày ban hành đã quy định thêm về điều trị methadone trong các cơ sở cai nghiện ma túy.
Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 3
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Trong trường hợp người nghiện ma túy tự giác khai báo và đăng ký cai nghiện bằng phương pháp methadone tại gia đình và điạ phương thì sẽ không bắt buộc phải đưa và trại cai nghiện bắt buộc, theo Điều 3 Nghị định 90/2016/NÐ-CP điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thì:
Điều 3. Áp dụng pháp luật trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
1. Người nghiện chất dạng thuốc phiện được quyền lựa chọn tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Nghị định này hoặc tự nguyện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo quy định tại Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
2. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện không vi phạm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
3. Không áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này đối với người bị chấm dứt điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này mà tiếp tục sử dụng ma túy trái phép.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện để người cai nghiện được hồi gia
- 2 2. Vướng mắc về thực hiện cai nghiện ma túy
- 3 3. Quy định về cai nghiện bằng thuốc Methadone
- 4 4. Đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 5 5. Trường hợp nào bắt buộc phải đi cai nghiện?
- 6 6. Bảo lãnh người bị bắt đi cai nghiện, điều kiện được bảo lãnh
1. Điều kiện để người cai nghiện được hồi gia
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi nguyên là một học viên trốn trại cai nghiện và hiện đang làm việc tại một cơ sở của tư nhân. Xin hỏi, nay chồng tôi phải làm sao để được hồi gia và nhập lại hộ khẩu? ( Tôi ở Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh).
Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Người cai nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy mà vẫn còn nghiện; đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Thời gian áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy từ một năm đến hai năm. Ngoài ra, theo Điều 61 Nghị định này, trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu lập công hoặc có tiến bộ rõ rệt trong việc giáo dục, chữa trị thì Giám đốc Trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội xét, đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, giải quyết giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian thi hành quyết định còn lại.
Như vậy, nếu không còn nghiện ma túy, chồng của bạn có thể nộp đơn đề nghị Giám đốc Trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội, nơi đã chữa bệnh trước đây xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian thi hành quyết định còn lại.
Về việc nhập lại hộ khẩu đã bị xóa, theo Hướng dẫn số 22 ngày 28-8-2007 của Công an Tp. Hồ Chí Minh, đối với nhân khẩu có quyết định đưa vào trường giáo dục, cơ sở chữa bệnh… bỏ trốn, nếu không có quyết định hoặc thông báo bắt tập trung trở lại thì được giải quyết đăng ký thường trú theo khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú. Cụ thể, nhân khẩu đó được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
2. Vướng mắc về thực hiện cai nghiện ma túy
– Quốc Hội đã ban hành nhiều chính sách nhằm mục đích hạn chế tệ nạn ma túy như Luật phòng, chống ma túy sửa đổi, bổ sung năm 2008,, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc về tòa án cấp huyện… còn rất nhiều hạn chế khi triển khai trên thực tế.Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mất rất nhiều thời gian và trong thời gian đó cơ quan chức năng rất khó để quản lý được người nghiện ma túy.Đặc biệt là các đối tượng nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định sẽ được một tổ chức xã hội quản lý, tuy nhiên trên thực tế lại gặp nhiều khó khắn, người nghiện ma túy ngoài cộng đồng gia tăng làm mất trật tự, an toàn xã hội.
– Cơ sở,vật chất để thực hiện việc cai nghiện còn hạn chế. Công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng gặp phải nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, nguồn lực, kinh phí hạn hẹp. Tại nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện công tác cai nghiện hoặc nếu đã triển khai thì phạm vi triển khai còn nhỏ hẹp.
– Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành tại địa còn chưa chặt chẽ, Công an tỉnh, thành phố chưa hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hầu như chưa có hướng dẫn thẩm tra hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc còn kéo dài.
Để có thể làm giảm số người nghiệm ma túy thì cần phải có những giải pháp mới, phù hợp với thực tế; bảo đảm hiệu quả hơn trong công tác cai nghiện ma túy. Tất cả các cấp các ngành cần phải vào cuộc, sửa đổi, bổ sung các chính sách chưa thật sự hợp lý trong việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cần phải rút ngắn thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đẩy mạnh tuyên truyền vận động và hỗ trợ người nghiện tự nguyện đi cai nghiện.
3. Quy định về cai nghiện bằng thuốc Methadone
Luật sư tư vấn:
Quy định cai nghiện bằng thuốc Methadone được căn cứ theo Quyết định số 493/QĐ-BYT ban hành ” hướng dẫn điều trị Methadone trong các cơ sở cai nghiện ma túy ” nhằm cai nghiện cho những người dùng những chất gây nghiện.
– Với ba phần lớn trong quy định đó là :
+ Phần I, Khái niệm và mục đích của điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.
+ Phần II, Điều trị bằng thuốc methadone.
+ Phần III, Kê đơn, cấp phát thuốc methadone và chuyển tiếp điều trị.
– Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài.
– Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng.
– Với 2 mục đích chủ yếu dùng Methadone để cai nghiện :
1. Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các CDTP và hoạt động tội phạm.
2. Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP.
3. Cải thiện sức khỏe và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
– Để điều trị bằng Methadone ta phải khám lâm sàng và xét nghiệm trước khi khi điều trị kế đến là điều trị, với điều trị ta phải : dò liều, điều chỉnh liều và duy trì liều.Kế đến là theo dõi quá trình điều trị và xử trí các tác dụng không mong muốn thường gặp.
– Đối với kê đơn cấp phát thuốc methadone phải do chỉ định của bác sỹ mới được dùng, Bác sỹ kê đơn thuốc Methadone thực hiện theo các quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Quản lý thuốc Methadone :
+ Kê đơn thuốc Methadone cho học viên thực hiện theo các quy định tại điểm a, b, c, d và điểm đ Khoản 2 điều 13 thông tư số 14/2015/TT-BYT.
+ Với cấp phát thuốc nhân viên cấp phát thuốc Methadone chịu trách nhiệm theo các quy định tại Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 14/2015/TT-BYT
+ Học viên có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại điểm a, b và Điểm c Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 14/2015/TT-BYT và phải lại khu vực điều trị Methadone 20 phút sau khi uống thuốc.
4. Đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Chồng em có dùng ma túy và đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại công đồng một thời gian và đã được hủy hồ sơ. Sau hôm đi đám cưới chồng em có sử dụng và bị công an thử lần 2 kết quả dương tính, có quyết định đưa chồng em đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm. Tuy nhiên chồng em không còn biểu hiện vật vã hoặc thèm, từ hôm được thử cho đến nay trong người anh ấy không còn chất ma túy, gia đình muốn cho chồng em được tự cai tại nhà có được không? Cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo Đều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính, việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng đối với đối tượng thuộc trường hợp sau:
– Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định
– Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
+ Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
+ Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
+ Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận
Như vậy, theo thông quy định trên thì đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo thông tin bạn cung cấp, chồng của bạn có nơi cư trú ổn định tại địa phương, trước đó đã bị áp dụng biện pháp đưa giao dục tại cộng đồng do sử dụng ma túy, sau đó, chồng bạn lại phát hiện sử dụng ma túy, có kết quả dương tính với ma túy, nên sẽ thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thời gian chấp hành là từ 12 đến 24 tháng.
Đối với việc chồng bạn không còn dấu hiệu của biểu hiện vật vã hoặc thèm ma túy thì trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu có tiến bộ rõ rệt thì có thể được xem xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
5. Trường hợp nào bắt buộc phải đi cai nghiện?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư , vào ngày 24/03 vừa rồi tôi có bị cơ quan công an p6 q3 bắt vì kiểm tra trong cốp xe tôi có một dao bấm , 1 bình xịt hơi cay tôi để ở túi xách trong xe để phòng thân . Sau đó tôi được chuyển lên công an quận 3 để tiếp tục điều tra và ngày hôm sau công an quận 3 đưa tôi về công an phường 6 để xử lý vi phạm hành chính tội sử dụng trái phép chất ma tuý vì khi test thì dương tính với ma tuý đá .
Nhưng cho đến hôm nay là ngày 07/08/2016 cơ quan công an gọi tôi lên để nhận lại đồ bị tạm giữ và nói nếu lần này test nước tiểu của tôi còn dương tính với ma tuý nữa thì tôi sẽ phải đi cai nghiện bắt buộc ? Như vậy với trường hợp của tôi liệu có bị như phía công an đã nói không ? Mong luật sư hồi đáp !?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túytrong khu vực, phương tiện mình quản lý;
b) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có chứa dao bấm và bình xịt hơi cay trong xe để phòng thân, những vật dụng này tuy không phải cơ sở để xác định bạn có hành vi chứa chấp vũ khí, để xác định được chính xác còn phải tùy thuộc vào hoàn cảnh mà bạn bị công an kiểm tra. Tuy vậy trong quá trình công an thực hiện kiểm tra đã phát hiện nước tiểu của bạn có dương tính với ma túy, trong trường hợp này công an có cơ sở xác định bạn có hành vi sử dụng ma túy do vậy bạn bị xử phạt hành chính về hành vi này theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Về vấn đề đưa vào trại cai nghiện bắt buộc, theo quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Cụ thể, Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
“Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tạiKhoản 1 Điều 96 của
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Nếu điều kiện của bạn không thỏa mãn nội dung nêu trên thì bạn không bị áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc. Thẩm quyền các định có hay không việc sử dụng ma túy được áp dụng sau khi người dùng ma túy sau một khoảng thời gian nhất định, theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA: “Văn bản đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy của Công an xã, phường, thị trấn hoặc công an cấp huyện, cấp tỉnh”. Sau khi có văn bản xác nhận của bên công an cùng địa phương mới có thể xác định được việc có hay không nghĩa vụ đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cai nghiện của bạn.
6. Bảo lãnh người bị bắt đi cai nghiện, điều kiện được bảo lãnh
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi Bạn em bị hình sự bắt và xét nghiệm thì có dương tính với ma tuý khi được đưa về phường để xác minh trạm trú và thường trú. Nhưng do bạn e đi làm nên thường xuyên không ở lại nơi đăng ký tạm trú chỉ lâu lâu ghé qua thăm gia đình. Và chủ nơi trọ của bạn em cũng quên đi gia hạn tạm trú của bạn em ở phường nên khi bị bắt công an xuống điều tra thì bạn em không có tạm trú nên đã đưa bạn em về trại giáo dưỡng bạn em muốn làm thủ tục bảo lãnh ra nhưng ở địa phương không thể ký giấy xác nhận tạm trú cho bạn em được nên bạn em không đc bão lãnh. Nhưng nay ông ngoại của bạn em đang trong tình trạng nguy kịch muốn gặp mặt cháu lần cuối và gia đình cũng đã xin giấy báo của giám đốc bệnh viện vậy luật sư cho em hỏi nếu có giấy xác nhận của bệnh viện mà k hông có giấy xác nhận tạm trú của phường thì bạn em có đc bão lãnh về hay không?
Luật sư tư vấn:
Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, và Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn đang nằm trong diện không có nơi cư trú ổn định nên công an đã áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc chứ không phải trại giáo dưỡng. Do vậy, ở đây đề ra vấn đề bảo lãnh cho người buộc phải đi tham gia cai nghiện bắt buộc.
Luật sư
Theo Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong các trường hợp:
Điều 18. Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Gia đình có khó khăn đặc biệt là gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất của gia đình đó và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
Người tiến bộ rõ rệt là người tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Người lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Ủy ban nhân dân cấp xã khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
3. Thủ tục đề nghị hoãn miễn chấp hành quyết định:
a) Hồ sơ đề nghị hoãn miễn bao gồm:
Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
Tài liệu chứng minh thuộc diện được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
b) Hồ sơ đề nghị gửi
Như vậy trong trường hợp này bạn của bạn không thể cung cấp được những giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú để thực hiện thủ tục bảo lãnh thì gia đình bạn của bạn có thể đến làm việc trực tiếp tại cơ sở cai nghiện, trình bày chứng minh về trường hợp thuộc gia đình có khó khăn đặc biệt có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã với Giám đốc trại giam để hoãn cai nghiện bắt buộc.