Trong hệ thống pháp luật cũng có những quy định về cách thức sửa chữa những lỗi sai, những thông tin không phù hợp hoặc không đáng tin cậy. Một trong những số đó có biện pháp buộc xin lỗi và cải chính công khai.
Mục lục bài viết
1. Cải chính công khai là gì?
” Cải chính công khai” là một cụm từ được nhắc đến trong
Theo đó cải chính công khai có thể được hiểu là sửa chữa lại những thông tin sai lệch về một chủ thể cho đúng với sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng xã hội….. để tất cả mọi người cùng được biết, để loại bỏ những thông tin sai lệch.
Cải chính công khai tên tiếng Anh là: “Public rectification”
2. Biên pháp Buộc xin lỗi, cải chính công khai được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ:
– Theo Điều 198
” Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra
2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.”
Về chủ thể: chủ thể áp dụng quy định này là những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ,
Theo đó, cải chính công khai, bắt buộc xin lỗi là quyền tự bảo vệ của mỗi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mỗi khi bị xâm hại hay có rủi ro về những tranh chấp không đáng có. Khi một tổ chức, cá nhấn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân đó xin lỗi, cải chính công khai. Biện pháp này nhằm đính chính lại những thông tin khôn đúng sự thật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cũng như bảo vệ sự uy tín, sự vẹn toàn của các sản phẩm trí tuệ.
– Theo Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định,
” Các biện pháp dân sự
Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”
Buộc xin lỗi, cải chính công khai là một trong các biện pháp dân sự mà Tòa án sẽ áp dụng biện pháp này để xử lý tổ chức, cá nhận có hành vi xâm phạm quyền sở hữu.
Trong trường hợp các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện việc xin lỗi, cải chính đó mà thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về các vấn đề như nội dung, cách thức thực hiện và các chi phí thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai thì căn cứ vào tính chất hành vi xâm phạm cũng như mức độ, thiệt hại do hành vi đó gây ra thì Tòa án ra quyết định về các vấn đề đó. Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể được thực hiện trực tiếp tại nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên báo hàng ngày của cơ quan trung ương, báo địa phương nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại trong ba số báo liên tiếp.
3. Buộc cải chính, xin lỗi công khai được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước:
Không chỉ trong Luật sở hữu trí tuệ, ” buộc cải chính, xin lỗi công khai” cũng được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, thuộc Mục 3 : Phục hồi danh dự. Theo đó, trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai là một trong các hình thức phục hồi danh dự, quy định tại Điều 56
” Hình thức phục hồi danh dự
1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
b) Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.”
Như vậy có hai hình thức để phục hồi danh dự của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng, đó là : trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai; đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
– Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai được quy định tại Điều 58 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017:
” Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai
1. Việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
– Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai được quy định tại Điều 59 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017, cụ thể:
” Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai
1. Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”
Về cách thức thực hiện quy định thì khác nhau thuy nhiên về bản chất, quy định về buộc xin lỗi và cải chính công khai đều hướng đến một mục đích nhằm bảo vệ và tôn trọng sự thật, sửa lại những thông tin sai lệch, phục hồi nhân phẩm, danh dự cho người bị thiệt hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật sở hữu trí tuệ 2019
– Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017.