Hiện nay, việc chuyển thể, cải biên các tác phẩm văn học sang các hình thức khác như tác phẩm điện ảnh, hài kịch,.... và ngược lại đang là một xu hướng và hết sức phổ biến trong đời sống văn hóa nghệ thuật trong nước và thế giới. Vậy Cải biên là gì? Chuyển thể là gì? Quy định về tác phẩm cải biên, chuyển thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cải biên là gì?
Theo Khoản 8, Điều 4
Cải biên là sửa đổi hoặc biên soạn lại một phần nội dung, chuyển thể loại, thay đổi hình thức thể hiện dựa trên một phần hoặc toàn bộ Tác phẩm gốc để sáng tạo ra tác phẩm mới. Khi cải biên tác phẩm, người cải biên phải được chủ sở hữu tác phẩm gốc cho phép và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Ví dụ: Ngoài phiên bản do Đài truyền hình Trung Quốc sản xuất năm 1986 thì còn nhiều phiên bản khác được cải biên như Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện (2013) do Châu Tinh Trì làm đạo diễn. Phim cũ (Tây Du Ký 1986) xây dựng hình ảnh Đường Tăng là một nhà sư trẻ hiền lành, một lòng hướng Phật nhưng phim của Châu Tinh Trì lại phóng tác Đường Tăng là một thầy trừ yêu có mối tình với một nàng pháp sư.
Cải biên tên tiếng Anh là:”Adaptation “.
2. Chuyển thể là gì?
Chuyển thể tên tiếng Anh là: “ Transform”
Đặc điểm của tác phẩm phái sinh
– Thứ nhất, phải được hình thành dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại và phải còn dấu ấn của tác phẩm gốc.
Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản
Tác phẩm phái sinh hình thành trên cơ sở thay đổi tác phẩm gốc, có dấu ấn của tác phẩm gốc. Khi tiếp xúc với tác phẩm phái sinh, công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.
Người sáng tạo tác phẩm phái sinh phải tôn trọng quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả tác phẩm gốc. Thuật ngữ tác phẩm gốc vừa nêu là tác phẩm mà người sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên nền của nó để sáng tạo tác phẩm (phái sinh) của mình.
– Thứ hai, trong tác phẩm phái sinh phải mang dấu ấn cá nhân của tác giả tác phẩm phái sinh
Dấu ấn cá nhân có thể hiểu là sáng tạo về nội dung, hình thức thể hiện tác phẩm
– Thứ ba, hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh khác biệt từng phần hoặc hoàn toàn so với tác phẩm gốc
Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Do đó, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra. Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động, phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Nội dung, giới hạn quyền, thời gian bảo hộ quyền tác giả
Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm cải biên, chuyển thể
Theo Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, quyền tài sản được phát sinh và được bảo hộ khi tác phẩm cải biên, chuyển thể ra đời. Tuy nhiên, quyền tài sản của các tác phẩm cải biên, chuyển thể do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của pjasp luật.
Quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm cải biên, chuyển thể đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
” Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”
Trong trường hợp sử dụng các tác phẩm cải biên, chuyển thể với mục đích được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả
Theo Khoản 7 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả, theo đó:
” 7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.”
Trong trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm để làm tác phẩm phái sinh thì đấy là hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ trường hợp tác phẩm cải biên , chuyển thể được chuyển sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Đây là một quy định hợp lý và có tính nhân văn cao, bởi lẽ những người khiếm thị là những người yếu thế cần được giúp đỡ và bảo vệ trong xã hội nên việc chuyển thể, cải biên tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị không là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
4. Ý nghĩa nhân văn của việc sáng tác và bảo hộ tác phẩm phái sinh:
Có thể nói, việc kế thừa các tác phẩm đã tồn tại trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tài sản trí tuệ. Sự “va đập, bổ sung, tương hỗ” giữa cái mới và cái cũ tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm phái sinh, đồng thời khiến tác phẩm gốc được biết đến nhiều hơn.
Nền văn hóa hiện tại đang hướng đến việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị mới, hướng tới tương lai. Tác phẩm phái sinh cũng chính là một trong các dạng tác phẩm thực hiện việc kế thừa những giá trị về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm gốc, đồng thời mang những giá trị sáng tạo nhất định về hình thức thể hiện nội dung so với tác phẩm gốc. Tuy nhiên, tác phẩm phái sinh cần phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền tài sản của tác giả tạo ra tác phẩm gốc và không trái với thuần phong mỹ tục. Vì vậy, việc bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm phái sinh mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, nó không chỉ bảo vệ các tác phẩm phái sinh, nó còn mang tính bảo tồn, phát huy những ý nghĩa nhân văn của tác phẩm gốc. Từ đó, tác phẩm phái sinh mới có thể đem tới những giá trị tinh thần mới mẻ và được công chúng đón nhận.