Hiện nay, mặc dù trình độ dân trí cao nhưng hiện tượng hành hung gây thương tích cho người khác vẫn có thể phát sinh dựa trên những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Dưới đây là một số cách xử lý khi vừa bị người khác hành hung gây thương tích.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cách xử lý khi vừa bị người khác hành hung gây thương tích:
- 2 2. Hành hung gây thương tích cho người khác thì bị xử lý như thế nào?
- 3 3. Trách nhiệm dân sự đối với hành vi hành hung người khác:
- 4 4. Trách nhiệm dân sự và hình sự khi có hành vi cố ý gây thương tích:
- 5 5. Xử lý đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác:
1. Cách xử lý khi vừa bị người khác hành hung gây thương tích:
1.1. Hành hung gây thương tích được hiểu như thế nào?
Hành hung được coi là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người (cụ thể là người bị hành hung). Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là hành vi hành hung. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hình sự, có thể hiểu, hành hung là hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội được thực hiện một cách cố ý với những hành vi dựa trên vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc sử dụng các thủ đoạn khác tương tự tác động lên thân thể của con người để lại những vết tích trên da thịt, gây ra những thương tích hoặc tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người đó. Hành hung ở mức độ lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134
1.2. Một số cách xử lý khi vừa bị người khác hành hung gây thương tích:
Vậy câu hỏi đặt ra: Khi bị người khác hành hung gây thương tích thì cần phải xử lý như thế nào? Dưới đây là một số tư vấn về cách thức xử lý khi bị người khác hành hung, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần phải thông báo ngay cho trung tâm tiếp nhận thông tin về an ninh và trật tự. Khi bị người khác hành hung gây thương tích thì cần phải liên hệ ngay đến số điện thoại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho lực lượng Cảnh sát 113. Với phương châm hiện nay đó là “Nhanh nhất – Mạnh nhất – Hiệu quả nhất”, thì mỗi chiến sĩ và mỗi cảnh sát sẽ luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm để tiếp nhận những thông tin một cách chính xác và nhanh chóng có mặt mọi lúc mọi nơi để giúp đỡ người dân khi bị hành hung. Vì vậy cho nên khi bị người khác anh hung gây thương tích thì việc đầu tiên cần làm đó là báo cáo ngay cho
– Dùng điện thoại cố định của mình hoặc điện thoại của người khác để bấm số di động 113 kết nối liên kết với Tổng đài chỉ huy Cảnh sát;
– Khi có tín hiệu trả lời thì người dân cần phải cung cấp những thông tin cơ bản như: thông tin của chủ thể bị hành hung, thời gian và địa điểm xảy ra tình huống, đặc điểm nhận dạng của đối tượng hành hung, nguyên nhân và nội dung của vụ việc, diễn biến của vụ việc và mức độ thiệt hại sơ bộ của hành vi hành hung …;
– Thực hiện theo hướng dẫn của các lực lượng chức năng (nếu có).
Thứ hai, liên hệ với các cơ sở và đơn vị y tế nhằm mục đích tiến hành hoạt động sơ cứu cấp cứu kịp thời. Các cơ quan này là một trong những nơi cần phải liên hệ khi bị hành hung nhằm can thiệp một cách nhanh chóng cứu sống nạn nhân và phục hồi chức năng sống cũng như hạn chế di chứng lâu dài cho nạn nhân. Khoảng thời gian trong 1 giờ đầu tiên khi bị hành hung gây thương tích được coi là “khung giờ vàng” để cấp cứu nạn nhân. Nếu như nạn nhân bị thương nhẹ và có biểu hiện tỉnh táo cũng như không chảy máu, nạn nhân không có vết thương họ và tự đứng dậy được thì cần phải nghỉ ngơi sau đó đến cơ sở ý tế tiến hành hoạt động kiểm tra. Nếu như nạn nhân bị chảy máu thì cần phải tiến hành hoạt động cầm máu tại chỗ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nếu như nạn nhân bị tổn thương mạnh ở những vùng trọng yếu, thì cần phải vài người đến hỗ trợ và sơ cứu kịp thời rồi mới đưa đi bệnh viện. Đưa đến cơ sở ba trung tâm cấp cứu chính là một trong những điều kiện nhằm mục đích xác định phần trăm thương tích và xác định tỷ lệ tổn thương trên cơ thể để có thể truy cứu đối tượng phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thứ ba, liên hệ với người thân gần nhất để có thể hỗ trợ. Nếu như bị người khác hành hung gây thương tích thì hãy liên hệ với những người quen biết gần đó để có thể được hỗ trợ một cách kịp thời. Đồng thời thì sau khi bị người khác hành hung gây thương tích nạn nhân thường có tâm lý hoảng loạn vì thế cho nên cần phải liên hệ với người thân để có thể giúp đỡ, ổn định tinh thần của nạn nhân tránh trạng thái hoảng loạn và sơ cứu tại chỗ đối với trường hợp gãy xương hoặc không thể di chuyển … Ngoài ra khi bị người khác hành hung gây thương tích thì có thể nhờ người xung quanh hoặc người chứng kiến xác nhận hiện trường. Bởi hiện trường vụ án là nơi xảy ra tai nạn, có nhiều hiện trường ẩn chứa các dấu vết quan trọng vào chứng cứ phục vụ cho công tác điều tra. Bảo vệ hiện trường làm việc bảo vệ nguyên vẹn các dấu vết và các tang vật còn tồn động tạo điều kiện cho các chủ thể có thẩm quyền điều tra làm rõ vụ việc. Vì vậy cho nên khi bị người khác cố ý hành hung gây thương tích, chúng ta cần phải cố gắng bình tĩnh để cầu cứu những người xung quanh và do họ bảo vệ hiện trường một cách tốt nhất.
2. Hành hung gây thương tích cho người khác thì bị xử lý như thế nào?
Nhìn chung thì cố ý hành hung gây thương tích cho người khác có thể bị xử lý theo các hướng sau đây:
Thứ nhất, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy đối với trường hợp hành hung người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, người hành hung gây thương tích cho người khác còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
3. Trách nhiệm dân sự đối với hành vi hành hung người khác:
Hành hung là hành vi xâm hại sức khỏe, gây thương tích cho người khác, dù có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì người thực hiện hành vi hành hung vẫn phải bồi thường theo quy định của Điều 584
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hành hung họ phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nhưng nếu các bên không thể ngồi lại để thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay được ghi nhận là 1.800.000 đồng).
4. Trách nhiệm dân sự và hình sự khi có hành vi cố ý gây thương tích:
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi bị một người cầm cái điếu cày hút thuốc lào đánh vào mặt.gây chấn thương như sau: mũi sưng, phù nề, có dịch trong mũi và miệng. bi rách đa vùng gò má phải 3cm. xương gò má phải bị rạn. vai phải bi sưng, mắt phải bị sưng, phù, xuất huyết. chuẩn đoán của bác sỹ là bị đụng dập nhãn cầu.
Sau một thời gian điều trị thì bố tôi đã được xuất viện, kết luận sau khi ra viện như sau: những vết thương ở gò má, mũi, vai chuyển biến tốt, phục hồi tốt. nhưng mắt phải bị đụng dập nhãn cầu, không phục hồi lại được. mắt phải không nhìn thấy được. Theo những kết luận trên, tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi những vấn đề sau:
– Tổn thương cơ thể bố tôi khoảng bao nhiêu %?
– Nếu đưa ra pháp luật thì người gây thương tích cho bố tôi phải bồi thường như thế nào cho bố tôi kể từ khi bố tôi nhập viện và sau này ? (người đánh bố tôi sai hoàn toàn.)
– Nếu 2 bên thỏa thuận được, và người đánh bố tôi chấp nhân bồi thường bằng tiền, thi phải bồi thường cho bố tôi khoảng bao nhiêu là đúng theo pháp luật ? (không tính các khoản chi phí trước khi bố tôi ra viện) – Người đánh bố tôi như vậy thì phải chịu nhưng hình phạt như thế nào ? Tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi .
Luật sư tư vấn:
Mắt của ba bạn hiện nay bị dập nhãn cầu không nhìn được và không còn khả năng phục hồi nên đã bị mù chưa khoét bỏ nhãn cầu. Hiện tại không có quy định cụ thể về việc bị dập nhãn cầu không nhìn được và không còn khả năng phục hồi sẽ bị suy giảm bao nhiêu phần trăm? Về nguyên tắc xác định, sau khi ba bạn điều trị ổn định có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan có thẩm quyền sẽ trưng cầu giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể. Kết luận giám định tỷ lệ tổn thưởng cơ thể sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng làm căn cứ để xem xét khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017.
Bố bạn bị người khác đánh bằng điếu cày, tức là họ đã có hành vi cố ý gây thương tích cho bố bạn nên người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tại điểm 2 khoản 2 Mục I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP quy định về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”.
Điếu cày là dụng cụ được chế tạo nhằm phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày và nếu sử dụng điếu cày để tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người bị tấn công. Theo đó, người phạm tội đã sử dụng điếu cày tấn công bố của bạn nên sẽ bị coi là có sử dụng hung khí nguy hiểm. Do đó, bạn này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 3 Điều 134 sẽ bị phạt tù từ 5 đến 10 năm.
Ngoài ra, người đánh bố bạn còn phải bồi thường thiệt hại do lỗi của họ gây ra căn cứ theo quy định tại Điều 590
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của bố bạn
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của bố bạn; nếu thu nhập thực tế của bố bạn không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bố bạn trong thời gian điều trị; nếu mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc bố bạn.
+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần.Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở.
5. Xử lý đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em trai em đang chơi đánh bạc chơi vui thôi. Trong khi chơi thì anh B chơi bài và cãi nhau. Anh B đạp vào mặt em trai em và dùng cây gậy gỗ đập vào đầu em trai em. Em trai em phải nắm viện 1 tuần. Cũng chưa biết là thương tật bao nhiêu phần trăm nhưng theo luật sư anh B sẽ bị mức hình phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 134
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, B có hành vi đánh đấm em trai của bạn gây thương tích; bạn phải biết rõ tỷ lệ thương tật của em bạn là bao nhiêu? Bạn căn cứ tỷ lệ thương tật như trên để biết rõ trách nhiệm hình sự của người B.
Nếu hành vi của B không cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xâm hại đến sức khỏe người khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.