Cách xác định tỉ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm trong tố tụng hình sự? Bị người khác đánh thì xác định tỷ lệ thương tật thế nào? Thủ tục giám định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu % mới nhất?
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội của người dân cũng ngày được cải thiện hơn, các mối quan hệ xã hội cũng trở nên đa dạng và phức tạp. Để đảm bảo cho vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội bên cạnh các quy định của pháp luật về các hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật còn có quy định về xử lý về trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội.
Trong những loại tội được quy định tại
Mục lục bài viết
1. Về nguyên tắc chung khi giám định tổn thương cơ thể
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 22/2019/TT-BYT, viêc thực hiện giám định xác định tổn thương cơ thể phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể phải được thực hiện trên người cần giám định, trừ trường hợp nếu người cần giám định đã bị chết, mất tích hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật tại thời điểm cần giám định thì việc giám định sẽ được thực hiện trên hồ sơ.
Lưu ý:
Trong trường hợp đặc thù phải giám định tổn thương cơ thể qua hồ sơ thì tỷ lệ phần trăm phải được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể.
Thứ hai, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể phải được xác định tại thời điểm thực hiện giám định theo đúng quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể theo quy định
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT, việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể phải được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của người cần giám định luôn phải nhỏ hơn 100%.
Thứ hai, mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương khi thực hiện giám định chỉ được tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể một lần. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bộ phận tổn thương đã gây ra biến chứng hoặc di chứng sang đến bộ phận thứ hai thì tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể phải tính thêm cả phần biến chứng, di chứng ở bộ phận thứ hai.
Thứ ba, trong trường hợp một người có nhiều tổn thương cơ thể nhưng những tổn thương đó lại là triệu chứng của một bệnh hay hội chứng được quy định thì việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sẽ được tính theo hội chứng hay bệnh đó.
Thứ năm, kết quả tính về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của người được giám định được xác định đến hai chữ số hàng thập phân và làm tròn ở kết quả cuối cùng để tổng tỷ lệ phần trăm là số nguyên
Thứ sáu, đối với những bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng thì khi tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể mà có bộ phận còn lại bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định thì phải tính cả tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của bộ phận bị bệnh lý hoặc tổn thương đó.
Ví dụ: Trường hợp một người bị chấn thương phải cắt thận trong khi trước đó do bệnh lý đã phải cắt thận trái thì khi tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sẽ phải tính là mất cả hai thận.
Thứ bảy, pháp luật quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể tại Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể, do đó khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể trong khung tỷ lệ tương ứng.
Thứ tám, trường hợp bị tổn thương đến những bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng thì việc giám định xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể sẽ được tính bằng 30% trên tỷ lệ tổn thương cơ thể của bộ phận đó.
Thứ chín, đối với trường hợp một người bị tổn thương cơ thể mà theo quy định đòi hỏi phải thực hiện cả giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần thì tỷ lệ tổn thương cơ thể của người đó được xác định là tổng hợp tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của cả hai tổ chức giám định này theo quy định.
3. Quy định về phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được xác định theo công thức sau đây:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
– T1: Là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của tổn thương cơ thể thứ nhất được xác định theo khung tỷ lệ được ban hành theo quy định.
– T2: Là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thứ hai, được xác định theo công thức:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100
– T3: là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thứ ba, được xác định theo công thức:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100
– Tn: là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thứ n, xác định theo công thức:
Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
– Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được xác định sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Ví dụ:
1. Trường hợp một người có nhiều tổn thương cơ thể:
Ông Nguyễn Văn A được xác định có 3 tổn thương, cụ thể:
– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải kết quả giám định là 63%
– Mù mắt phải chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 41 %
– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % tổn thương cơ thể được giám định à 22%
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ phần trăm tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:
– T1 = 63%
– T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%.
– T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100 % = 4,80%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83%.
2. Trường hợp một người cần phải giám định tại hai tổ chức
Ông B bị tổn thương cơ thể và cần phải giám định tại hai tổ chức là Giám định pháp y và Giám định pháp y tâm thần, trong đó:
Tại tổ chức giám định pháp y ông B tổn thương cơ thể được xác định là 45%
Tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, kết quả giám định của ông B là 37%
Như vậy, đối chiếu với cách tính ở trên, tổng tỷ lê phần trăm tổn thương cơ thể của ông B được xác định như sau:
T1 đã được xác định là 45 %; T2 được xác định như sau:
T2 = (100 – 45) x 37/100 = 20,35 %.
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông B là = (T1+T2).
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45 % + 20,35 % = 65,35 %.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65 %.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
– Thông tư 22/2019/TT-BYT
2. Luật sư tư vấn
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về nguyên tắc, để xác định tỉ lệ thương tật thì phải căn cứ vào kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền để xác định chính xác tỉ lệ thương tật là bao nhiêu. Trường hợp của bạn không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì có thể tham khảo bảng tỷ lệ phần trăm thương tổn cơ thể do thương tích ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT. Cụ thể tại Chương 7 về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cơ – xương khớp có xác định về thương tích của bạn như sau:
Thứ nhất, đối với phần thương tích gãy xương đòn:
– Can liền tốt, không ảnh hưởng đến gánh, vác: 6-10
– Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác: 16-20
Thứ hai, về gãy thân xương đùi:
– Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường: 21 -25
– Can liền xấu, trục lệch: 26-30
Như vậy, có thể thấy theo quy định của pháp luật, thương tích của bạn nằm trong khung tỷ lệ tổn thương cơ thể, do vậy, để xác định được tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của bạn cần phải có kết luận giám định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền đối với từng phần thương tích.
Sau khi xác định được tỷ lệ phần trăm thương tích đối với từng phần, bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT về phương pháp tính tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.
2. Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.
6. Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.
7. Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.
8. Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư này”.
“Điều 4. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:
a) T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này).
b) T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
2. Ví dụ:
a) Một đối tượng có nhiều tổn thương:
Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương:
– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 – 65%;
– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41 %;
– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:
– T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).
– T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%.
– T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ 1, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là:
T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100 % = 4,80%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83%.
…..”