Hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? Cách xác định mã số hàng hóa? Thủ tục xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? Nguyên tắc khai báo trên tờ khai hải quan?
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến việc tính thuế và xác định giá cả hàng hóa. Đồng thời việc xác định mã số hàng hóa làm cơ sở cho cán bộ hải quan sử dụng tra cứu, kiểm tra kiểm soát đối với mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại, hàng có tính rủi ro cao về mã số, ngăn ngừa gian lận khi áp dụng các biểu thuế. Vậy cách xác định mã số hàng hóa và khai báo trên tờ khai hải quan như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Khi tiến hành thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân đề nghị cần phải chuẩn bị 01 hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cụ thể như sau:
– Đơn đề nghị xác định trước mã số hàng hóa theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
– 01 bản chụp các tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp gồm: hình ảnh hàng hóa, bản phân tích thành phần, catalogue.
– Mẫu hàng hóa cá nhân, tổ chức dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
Cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; mẫu lấy phải phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại. Mẫu phải được lấy khi có đại diện của người khai hải quan và các bên ký xác nhận, niêm phong. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên. Nếu người đại diện khai hải quan vắng mặt thì việc lấy mẫu phải được sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, cảng, kho bãi và có ký xác nhận của các bên chứng kiến.
2. Cách xác định mã số hàng hóa:
Khi có đề nghị của người khai hải quan, cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật hải quan năm 2014, cụ thể như sau:
– Đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu khi người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan thì người khai hải quan cung cấp thông tin, các chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan để cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo quy định. Nếu người khai hải quan không thể cung cấp được mẫu hàng hóa dự kiến xuất, nhập khẩu thì phải cung cấp các tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa đó.
– Đối với tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan có trách nhiệm: trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng phải nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan; làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan thông qua tham gia đối thoại với cơ quan hải quan; trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan có thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
– Căn cứ quy định của pháp luật về việc phân loại hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan và các chứng từ, các thông tin liên quan do người khai hải quan cung cấp, cơ quan hải quan xác định trước xuất xứ, mã số, trị giá hải quan và có văn bản thông báo cho người khai hải quan biết kết quả xác định trước. Tổng cục hải quan có trách nhiệm:
+ Đối với trường hợp không đủ Điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan hoặc hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã có văn bản hướng dẫn về mã số của cơ quan quản lý nhà nước hoặc hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước thì tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi tổ chức, cá nhân, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
+ Đối với trường hợp thông thường thì trong thời hạn 30 ngày hoặc đối với trường hợp phức tạp cần xác minh làm rõ thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan được gửi cho tổ chức, cá nhân, đồng thời thông báo này phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan.
3. Thủ tục xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Theo quy định Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thủ tục xác định mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc là hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc là không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh, hàng hóa không có tính phổ biến. Đồng thời tổ chức, cá nhân cũng có yêu cầu cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.
Bộ hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa mà cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị bao gồm đơn đề nghị xác định trước và mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân tổ chức sẽ tiến hành nộp hồ sơ đề nghị xác định trước mã số tại Tổng cục Hải quan.
Bước 2: Xử lý hồ sơ:
– Sau khi nộp hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ điện kiện xác định trước mã số hoặc hồ sơ không hợp lệ thì sẽ bị tổng cục hải quan từ chối xác định trước mã số trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.
– Trường hợp cá nhân, tổ chức có đề nghỉ đủ điều kiện xác định trước mã số hàng hóa, hồ sơ hợp lệ thì tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp thông thường), hoặc 60 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh làm rõ) và gửi cho tổ chức, cá nhân, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan.
Bước 3: Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với nội dung xác định trước mã số của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét. Trường hợp cá nhân, tổ chức mà cần thiết phải tiến hành thông quan hàng hóa thì tổ chức, cá nhân thực hiện bảo lãnh theo quy định hoặc thực hiện nộp thuế theo giá khai báo để thực hiện thông quan hàng hóa. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.
4. Nguyên tắc khai báo trên tờ khai hải quan:
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Điều 25 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP việc khai báo trên tờ khai hải quan được thực hiện như sau:
– Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số)) cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo mẫu số 03 Phụ lục II ban hành ông tư 38/2015/TT-BTC.
– Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai theo từng loại hình tương ứng;
– Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn, nếu lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai hải quan thì người khai hải quan lập Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL. Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy thì phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hóa đơn và tổng lượng hàng trên tờ khai hải quan; phải lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan nếu không thể khai hết các hóa đơn trên tờ khai hải quan;
– Khi khai hải quan phải khai các chỉ tiêu thông tin liên quan đến không chịu thuế, miễn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế;
– Khi khai mức thuế trên tờ khai hải quan giấy phải khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và văn bản quy định đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế;
– Người khai hải quan phải khai và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt, trừ trường hợp bán hàng sau khi phương tiện vận tải đã xuất cảnh; chỉ phải khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với trường hợp là phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu;
– Người khai hải quan khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật;
– Việc khai hải quan đối với hàng hóa tái xuất, tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy khi đã khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy;
– Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh quốc phòng thì người khai hải quan nộp văn bản đề nghị miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với diện được miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
– Người khai hải quan phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành;
– Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung đối với trường hợp hàng hóa gửi nhầm, gửi thừa so với hợp đồng mua bán hàng hóa;
– Người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan theo mẫu số 41/TB-HTSC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông và lựa chọn phương thức khai hải quan thông qua đại lý hải quan hoặc tại trụ sở cơ quan hải quan nếu hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử;
Ngoài ra, theo quy định, thì tối đa một tờ khai hải quan là 50 dòng hàng, ếu quá 50 dòng hàng thì phải khai hải quan trên nhiều tờ hải quan. Với những trường hợp mà cùng một lô hàng có nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu để sản xuất, chế biến, gia công, .. thì người khai hải quan được khai gộp những mặt hàng mà có cùng mã số hàng hóa, cùng xuất xứ, cùng thuế suất theo quy định.