Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn? Có nên gửi ngay sau khi phỏng vấn không? Lưu ý viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn.
Sau buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn đừng quên gửi thư cảm ơn nhé vì đơn thuần chỉ là trả lời email phỏng vấn, nhưng sẽ tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. Thay vì ngồi chờ kết quả, bạn nên chủ động viết một lá thư cảm ơn để làm tăng cơ hội trúng tuyển cho mình. Vậy sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn? Hi vọng các thông tin dưới đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc nhất.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?
1.1. Cách viết thư cảm ơn:
1. Đặt tiêu đề
Phần này là một phần rất quan trọng vì tiêu đề đi thẳng vào vấn đề cụ thể và viết ohanaf tiêu đề cần dùng cách viết ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra ứng viên của mình.
2. Phần mở đầu
Bắt đầu một bức thư luôn có 3 phần và phần đầu tiên của thư cảm ơn chúng ta cần thể hiện thái độ trân trọng vì nhà tuyển dụng đã dành khoảng thời gian quý giá của mình để phỏng vấn chúng ta, việc này chứng tỏ chúng ta thật sự quan tâm và coi trọng cuộc phỏng vấn mà họ đã sắp xếp.
Chúng ta sẽ bắt đầu thư cảm ơn với phần mở đầu bằng một lời chào cá nhân, cảm ơn và ở phần này chúng ta cũng nên bày tỏ sự đánh giá cao của bản thân khi được tham gia phỏng vấn với người phỏng vấn.
3. Phần nội dung
Phần nọi dung chính là phần giúp bạn có thể gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng vì đây sẽ là tóm gọn những điều chúng ta muốn gửi tới nhà tuyển dụng có thể trong lúc phỏng vấn, vì lo lắng, căng thẳng hay thiếu tự tin khiến bạn không thể hiện được hết năng lực của bản thân, gây mất điểm với nhà tuyển dụng. Thư cảm ơn sẽ giúp bạn giải quyết phần nào vấn đề này.
Để có phần nội dung ấn tượng nhất bạn có thể đưa ra một số điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng. Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn đảm bảo rằng bạn là người phù hợp với công ty, họ cũng muốn biết bạn thật sự muốn tham gia. Đảm bảo hãy đề cập đến điều đó trong email cảm ơn của bạn.
Ngoài ra thì bạn có thể đưa ra những điều mà mình chưa kịp nói trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng hoặc do lúng túng khiến bạn quên đi nó, mà bạn nghĩ nó thật sự cần thiết cho vị trí bạn đã phỏng vấn. Xác định điều gì đặc biệt thú vị đối với bạn về vị trí bạn ứng tuyển và giải thích lý do tại sao. Bạn cũng có thể nói thêm kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và chỉ ra cách bạn sẽ sử dụng chúng để giúp nhà tuyển dụng của bạn đạt được điều họ cần.
4. Phần kết
Làm thế nào để kết thúc email cảm ơn sau khi phỏng vấn hợp lý? đây là câu hỏi thường dược đặt ra khi chúng ta kết thúc một thư cảm ơn. Vậy nên để kết thúc thư chúng ta cần phải cung cấp thêm thông tin bổ sung và nhắc nhà tuyển dụng phản hồi kết quả phỏng vấn của bạn bằng đoạn văn ngắn gọn và lịch sự.
Kết thúc thư chúng ta hãy dùng lời cảm ơn một lần nữa và gửi lời chúc đến nhà tuyển dụng điều đó sẽ tạo ra sự lịch sự và thân thiện hơn.
1.2. Lưu ý viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn:
1. Đúng chính tả
Lỗi chính tả không phải là một lỗi phổ biến ở tất cả mọi người, tuy nhiên không có nghĩa là nó sẽ không xảy ra đối với chính chúng ta việc viết sai lỗi chính tả hay sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hay tên công ty là điều hết sức nghiêm trọng trong Thư cảm ơn bởi qua đó cũng cho họ thấy mức độ quan tâm tới công việc và sự tỉ mỉ của chúng ta. Chỉ cần bạn xảy ra sai sót, nhà tuyển dụng có thể sẽ đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, thiếu cẩn thận… trong công việc sau này.
2. Nội dung rõ ràng, văn phong phù hợp
Khi chúng ta trình bày phần nội dung thư nên trình bày rõ ràng, mạch lạc, không dài dòng và cần trình bày nội dung đi thẳng vào vấn đề chính, tránh lan man gây phản tác dụng.
Không chỉ cần phẩn hồi email nhanh chóng, sự chuyên nghiệp của bạn còn thể hiện qua câu chữ chúng ta diễn tả và sử dụng trong câu. Hãy cẩn thận, chi tiết và sử dụng văn phong phù hợp, tránh thiếu chuyên nghiệp nhé.
3. Viết bằng sự chân thành
Viết bằng sự trân thành chính là chúng ta nói ra những điều như về đánh giá cao cơ hội tuyển dụng đối với công việc này, khẳng định lại sự yêu thích của bạn đối với công việc, nói về khả năng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty đối với vị trí mà họ cần.
4. Thời gian gửi thư phù hợp
Thời điểm thích hợp chúng tôi nghĩ bạn nên gửi thư cảm ơn khi chúng ta kết thúc buoir phỏng vấn họ vẫn còn dư âm về chúng ta trong tâm trí người phỏng vấn. Theo đó chúng ta nên gửi email trong vòng 24 giờ sau cuộc phỏng vấn tức là cùng ngày với cuộc phỏng vấn hoặc ngày hôm sau. Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra vào thứ Sáu, hãy gửi email cảm ơn vào chiều thứ Sáu hoặc vào sáng thứ Hai. Đừng gửi email chính thức vào cuối tuần.
5. Độ dài của thư hợp lý
Về độ đài thì bạn nên căn để trình bày gắn gọn khoảng nửa trang A4 với đầy đủ ý và thông tin cần truyền đạt. Hãy cảm ơn về cơ hội, nhắc lại sự quan tâm của bạn và nhớ tham khảo những gì bạn đã thảo luận trong buổi phỏng vấn nhé.
2. Có nên gửi thư cảm ơn ngay sau khi phỏng vấn không?
Nhưu chúng ta đã biết thì việc gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn là một bước cực kỳ quan trọng trong bất cứ chiến lược tìm việc làm nào bởi nếu chúng ta thử đặt vào vị trí của họ thì sẽ thấy được nếu chúng ta chu đáo gửi thư cảm ơn thì sẽ gây được những thiện chí đối với người phỏng vấn rất nhiều. Thông qua việc viêt thư cảm ơn sẽ góp một phần lớn quyết định liệu bạn có trúng tuyển hay không.
Bởi lí do là thư cảm ơn không chỉ thể hiện thái độ lịch sự, hay có thể là thể hiện được mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí dự tuyển mà còn lại cách tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đây cũng là một cách “nhắc khéo’ nhà tuyển dụng gợi nhớ lại khoảnh khắc khi ngồi phỏng vấn với bạn.
Gửi email cảm ơn
Email là một ứng dụng mà chúng ta trao đổi công việc một cách thuận tiện nhất và đây cũng là cách phổ biến và đơn giản nhất để gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn. Theo số liệu thống kê chúng tôi thấy có khoảng 94% nhà tuyển dụng cho rằng gửi email cảm ơn là cách phù hợp nhất và hầu hết (65%) số lời cảm ơn sau phỏng vấn mà họ nhận được là email.
Bên cạnh đó thì trước khi gửi email, bạn cần phải xác định xem liệu đây có phải là cách tốt nhất để cảm ơn nhà tuyển dụng hay không bằng cách tự xem xem họ đã liên lạc với bạn bằng phương tiện gì trong suốt quá trình phỏng vấn để có thể gửi thư cảm ơn đến được với nhà tuyển dụng tránh những trường hợp có những nhà tuyển dụng họ chỉ liên lạc với các ứng viên qua sđt vậy nếu bạn liên lạc qua email của họ thì sẽ khó có cơ hội được phản hồi nhanh chóng.
Gửi thư giấy
Trường hợp trên chúng tôi đã có nêu nếu công ty mà bạn phỏng vấn vẫn theo phong cách truyền thống và khá coi trọng hình thức, thì theo đó bạn nên gửi thư tay để cảm ơn họ. Khi phải cân nhắc, đánh giá giữa 2 ứng viên ngang tài ngang sức qua vòng phỏng vấn, thì thư cảm ơn ấn tượng sẽ là cách giúp ứng viên ghi nhiều điểm hơn.
Tuy nhiên, bạn nên viết tay hay đánh máy? Thư đánh máy sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn tốt hơn. Nó sẽ cho thấy rằng bạn là người có khả năng giao tiếp hiệu quả thông qua cách trình bày, định dạng và chữ kỹ phía dưới lá thư. Đối với một số vị trí công việc đặc biệt như nhân viên hành chính nhân sự thì kỹ năng giao tiếp qua thư sẽ là một phần vô cùng quan trọng.
Thư viết tay sẽ phù hợp hơn khi bạn muốn gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ bạn, như lễ tân, trợ lý, quản lý văn phòng, hoặc bất cứ nhân viên nào khác góp mặt trong quá trình ứng tuyển và phỏng vấn của bạn.
Do phải phỏng vấn rất nhiều ứng viên trong một ngày hoặc một buổi, nên sẽ rất khó cho nhà tuyển dụng để có thể ghi nhớ cụ thể bạn là ai và bạn có những thế mạnh gì. Do đó, thư cảm ơn sẽ là cơ hội cuối cùng để bạn khẳng định lý do tại sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn và bạn vượt trội hơn những ứng viên khác như thế nào.
Quá trình phỏng vấn xin việc đã thay đổi rất nhiều khi bước vào thế kỉ 21, ví dụ như việc phỏng vấn qua video call, yêu cầu ứng viên gửi liên kết đến trang cá nhân trên mạng xã hội,… Tuy nhiên, có một thứ vẫn chưa bao giờ thay đổi đó là việc gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn. Nó vừa thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với những cơ hội mà nhà tuyển dụng mang đến, vừa giúp khẳng định với họ những tiềm năng vượt trội của bạn. Cùng với đó, sau khi phỏng vấn, hầu hết các ứng viên đều hồi hộp về kết quả của mình có trúng tuyển hay không.