Tài sản cố định được hiểu là những tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp, tài sản đó có thời hạn sử dụng, được luân chuyển. Trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp sẽ thanh lý tài sản cố định đó. Dưới đây là hướng dẫn cách viết hóa đơn khi thanh lý xe ô tô, tài sản cố định:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tài sản cố định?
Tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số
– Tài sản cố định hữu hình: được hiểu là tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, đảm bảo phải có các tiêu chuẩn, tài sản này sẽ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, và vẫn phải giữ được nguyên hình thái vật chất ban đầu. Ví dụ như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình: được hiểu là tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện được lượng giá trị đầu tư thỏa mãn các điều kiện của một tài sản cố định vô hình, loại tài sản này sẽ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ như: chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả; chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng;…
– Tài sản cố định thuê tài chính: được hiểu là tài sản mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Lưu ý là tổng số tiền thuê một loại tài sản trong hợp đồng thuê tài chính sẽ phải tối thiểu tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng.
– Tài sản cố định tương tự: được hiểu là tài sản có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh; có giá trị tương đương.
2. Cách viết hóa đơn khi thanh lý xe ô tô, tài sản cố định:
– Theo quy định hiện nay, khi thanh lý tài sản công ty sẽ xuất hóa đơn giá trị gia tăng, kê khai thuế giá trị gia tăng và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định. Bên cạnh đó phải ghi giảm tài sản cố định.
– Thuế suất đối với doanh nghiệp khi thanh lý tài sản cố định như sau:
+ Đối với doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: thuế suất sẽ là 10%.
Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng khi thanh lý tài sản cố định như sau:
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG | |||||
| |||||
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 |
01 | Thanh lý xe ô tô ABC | Chiếc | 01 | 500.000.000 | 500.000.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng tiền hàng: 500.000.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10%, tiền thuế GTGT: 50.000.000 | |||||
Tổng tiền thanh toán: 550.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm năm mươi triệu đồng chẵn |
+ Đối với doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Doanh nghiệp phải laaji hóa đơn bán hàng và nộp thuế giá trị gia tăng với tỷ lệ % trên doanh thu là 1%.
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG | |||||
| |||||
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 |
01 | Thanh lý xe ô tô ABC | Chiếc | 01 | 500.000.000 | 500.000.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng tiền bán hàng hoá: 500.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm triệu đồng chẵn |
3. Thủ tục thanh lý ô tô, tài sản cố định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về thủ tục thanh lý tài sản cố định như sau:
– Đối với tài sản cố định đi thuê:
+ Trường hợp là tài sản cố định thuê hoạt động:
Trách nhiệm của doanh nghiệp đi thuê là phải quản lý và sử dụng tài sản cố định theo các quy định tại hợp đồng thuê.
Các khoản chi phí thuê tài sản cố định này sẽ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Đối với doanh nghiệp cho thuê (tư cách là chủ sở hữu) có trách nhiệm theo dõi, quản lý tài sản cố định cho thuê.
+ Trường hợp là tài sản cố định thuê tài chính:
Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê (tư cách là chủ đầu tư) phải tiến hành theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
Trách nhiệm của doanh nghiệp đi thuê là thực hiện theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
Lưu ý: nếu như trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động hay thuê tài chính) có quy định nội dung của bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì khi đó khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê sẽ được hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
4. Hướng dẫn hạch toán khi mua tài sản cố định:
Thứ nhất, hạch toán tài sản cố định khi mua mà không cần lắp đặt, chạy thử:
(1) Tài sản cố định hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế:
– Nợ tài khoản 221 (Tài sản cố định hữu hình).
– Nợ tài khoản 153 (công cụ, dụng cụ) cho thiết bị phụ tùng thay thế.
– Nợ tài khoản 133 (VAT được khấu trừ) (nếu có).
– Có tài khoản 111, 112, 331.
(2) Mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
– Khi mua tài sản:
+ Nợ tài khoản 211 (TSCĐ hữu hình) (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay).
+ Nợ tài khoản 133 (VAT được khấu trừ) (nếu có).
+ Nợ tài khoản 242 (Chi phí trả trước) (phần lãi trả chậm là chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và VAT).
+ Có tài khoản 111, 112, 331.
– Khi thanh toán định kỳ cho người bán:
+ Nợ tài khoản 331 (Phải trả cho người bán).
+ Có các tài khoản 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
– Khi tính vào chi phí lãi trả chậm, trả góp:
+ Nợ tài khoản 635 (Chi phí tài chính).
+ Có tài khoản 242 (Chi phí trả trước).
(3) Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu, tặng:
– Khi tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu, tặng, quy trình hạch toán thực hiện như sau:
+ Nợ tài khoản 221 (TSCĐ hữu hình).
+ Có tài khoản 711 (Thu nhập khác).
+ Nợ tài khoản 211 (TSCĐ hữu hình).
+ Có các tài khoản 111, 112, 331…
(4) Mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất:
Nợ tài khoản 211 (TSCĐ hữu hình) (nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc).
Nợ tài khoản 213 (TSCĐ vô hình) (nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất).
Nợ tài khoản 133 (VAT được khấu trừ) (nếu có).
Có tài khoản 111, 112, 331…
Thứ hai, cách hạch toán khi mua tài sản cố định mà phải lắp đặt, chạy thử:
Nợ tài khoản 241 (Mua sắm tài sản cố định).
Nợ tài khoản 133 (VAT được khấu trừ).
Có tài khoản 112, 331.
– Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:
Nợ tài khoản 211 (TSCĐ hữu hình).
Có tài khoản 241.
Thứ ba, cách hạch toán trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng tài sản cố định:
Nợ tài khoản 211 (TSCĐ hữu hình).
Có tài khoản 411 (Nguồn vốn kinh doanh).
Thứ hai, cách hạch toán khi mua tài sản cố định mà lắp đặt, chạy thử:
Nợ tài khoản 241 (Mua sắm tài sản cố định).
Nợ tài khoản 133 (VAT được khấu trừ).
Có tài khoản 112, 331.
Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:
Nợ tài khoản 211 (TSCĐ hữu hình).
Có tài khoản 241.
5. Hướng dẫn thanh lý tài sản cố định:
– Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Nợ tài khoản 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán).
Có tài khoản 711 (Phân bổ giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý).
Có tài khoản 3331 (VAT phải nộp 33311) (nếu có).
– Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Nợ tài khoản 811 (Chi phí khác).
Nợ tài khoản 133 (VAT được khấu trừ) (nếu có).
Có các tài khoản 111, 112, 141, 311,… (Tổng giá thanh toán).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
THAM KHẢO THÊM: