Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng trong công trình xây dựng. Thời điểm xuất hóa đơn trong hoạt động xây dựng.
Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng trong công trình xây dựng. Thời điểm xuất hóa đơn trong hoạt động xây dựng.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện công ty em đang tiến hàng làm hợp đồng xây dựng với các bên nhà thầu. Là 1 kế toán em muốn về điểm khác biệt sau trong hợp đồng xây dựng ghi là "tạm ứng" và "thanh toán". Trường hợp nào phải xuất hoá đơn và trường hợp nào không phải xuất hoá đơn?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định Thanh toán hợp đồng xây dựng: Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 5 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng:
"1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với một số trường hợp đặc thù."
Khoản 5 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thời điểm xác định thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng như sau: Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm xuất hóa đơn trong xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:
+ Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
+ Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Như vậy, việc tạm ứng sẽ không xuất hóa đơn. Khi nghiệm thu hoàn thành giai đoạn tướng ứng phần tạm ứng + xác nhận khối lượng giai đoạn tướng ứng phần tạm ứng + quyết toán khối lượng là dựa vào khối lượng thực tế đã thi công và thanh thoán giai đoạn tướng ứng phần tạm ứng + xuất hóa đơn theo giá trị giai đoạn tướng ứng phần tạm ứng.