Ngày nghỉ của người lao động được chia ra thành ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày nghỉ hàng năm. Ngày nghỉ hàng năm là những ngày người lao động được phép nghỉ có lương sau khi làm việc 1 năm, không bao gồm ngày nghỉ lễ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng nào được hưởng tiền nghỉ phép năm:
- 2 2. Cách tính thời gian nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt:
- 3 3. Tiền lương làm căn cứ tính tiền nghỉ phép năm:
- 4 4. Cách tính tiền nghỉ phép hằng năm của lao động:
- 5 5. Nhân viên của cơ quan hành chính sự nghiệp có được nghỉ phép năm không?
- 6 6. Nhân viên có bắt buộc phải nộp kế hoạch nghỉ phép năm không?
- 7 7. Yêu cầu lao động nghỉ phép năm khi công ty gặp sự cố có đúng không?
1. Đối tượng nào được hưởng tiền nghỉ phép năm:
Tiền nghỉ phép năm được chi trả dựa trên căn cứ nào? Trên thực tế, mỗi người lao động họ ít khi để ý tới chế độ nghỉ phép năm nếu như họ đã sử dụng đến khối lượng ngày nghỉ đó hoặc trước khi họ nghỉ việc tại doanh nghiệp, nhưng đây lại là một quyền lợi không hề nhỏ của người lao động. Các quy định của vấn đề này như thế nào? Cụ thể:
Căn cứ theo Điều 113
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Cũng tại Điều 113
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
2. Cách tính thời gian nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt:
Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp đặc biệt như sau:
– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
– Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
3. Tiền lương làm căn cứ tính tiền nghỉ phép năm:
Căn cứ theo Khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm căn cứ cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm như sau:
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
4. Cách tính tiền nghỉ phép hằng năm của lao động:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một câu hỏi cần được giải đáp như sau:
Tôi thử việc 2 tháng và Ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm với công ty. Do một số công việc bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động làm việc tại công ty. Tôi làm đơn xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 04/02/2021 _ 04/03/2021.
Tính đến tại thời điểm nghỉ việc tôi làm được cho công ty là 8 tháng chính thức và 2 tháng thử việc. Công ty hứa chốt sổ bảo hiểm và trả đúng thời hạn. Tôi có trao đổi với bộ phận nhân sự về tiền lương phép năm trong thời gian đi làm mà tôi chưa nghỉ ngày phép nào được chi trả ra sao thì họ hẹn khi nào trả lương tháng tới họ giải quyết. Vậy xin quý công ty cho tôi hỏi tôi được chi trả tiền nghỉ phép hằng năm không? Nếu được chi trả thì cách tính như thế nào và căn cứ vào quy định pháp luật nào. Tôi cảm ơn công ty.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành thì tiền lương nghỉ phép được tính như sau. Tại Điều 113,
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Số ngày nghỉ hằng năm trong trường hợp chưa làm đủ 12 tháng được quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Như vậy bạn có 10 ngày phép hằng năm được hưởng tiền ngày nghỉ phép khi bạn làm việc chưa nghỉ. Do bạn không nêu mức lương cụ thể nên bạn muốn xác định mức tiền chính xác bạn áp dụng công thức theo quy định mà công ty trích dẫn.
5. Nhân viên của cơ quan hành chính sự nghiệp có được nghỉ phép năm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nhân viên văn thư của trường mầm non có được nghỉ phép năm không? Tôi hỏi cán bộ tổ chức của PGD thì trả lời là tôi làm trong cơ quan hành chính sự nghiệp không được nghỉ. Bảo tôi xem Nghị định số 28 hay 48 gì đó quy định đối với trường mầm non. Tôi cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo nội dung chị đưa ra thì hiện tại chị đang là nhân viên văn thư trường mầm non, nhưng chúng tôi không rõ chị đã có hợp đồng lao động với đơn vị trường học hay chưa? Nếu có hợp đồng lao động thì thời hạn là bao lâu?
Do đó, chị cần nắm rõ về nội dung này trước.
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 thì nếu công việc của bên chị làm trong điều kiện bình thường chị sẽ được hưởng 12 ngày nếu có đủ 12 tháng làm việc cho đơn vị.
Cũng căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc với giáo viên mầm non.
Như vậy, chị cần phải xác định được chính xác hợp đồng lao động để áp dụng số ngày nghỉ hằng năm mà chị được hưởng theo quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT.
6. Nhân viên có bắt buộc phải nộp kế hoạch nghỉ phép năm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chao Luật sư. Luật sư vui lòng cho tôi hỏi. Hiện tôi là cvc của một bệnh viện tuyến huyện, ở Bến Tre. Vừa qua Giám đốc bệnh viện chỉ đạo cho tất cả cán bộ công chức trong bệnh viện mỗi người phải nộp phân ra ngày nghỉ phép cho phòng tổ chức hành chính. Nếu làm vậy có đúng không? tôi thiết nghĩ chế độ phép năm nhà nước quy định cho cán bộ công chức nghỉ phép thì khi có việc riêng của cá nhân thì cán bộ công chức sẽ xin nghỉ phép sao Giám đốc bệnh viện lại bắt buộc cán bộ công chức phải làm lịch quy định nghỉ phép hàng tháng. Xin Luật sư vui lòng giải thích giùm. Trân trọng kính chào.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 13 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi. Theo đó việc nghỉ phép năm của bạn sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm. Theo đó, việc nghỉ phép năm là quyền của cán bộ, công chức khi có nhu cầu giải quyết việc riêng. Về thời điểm nghỉ phép năm là do cán bộ, công chức tự đăng ký với đơn vị nơi mình công tác. Do vậy, việc giám đốc bệnh viện bắt buộc cán bộ, công chức đăng ký lịch nghỉ phép như vậy là không đảm bảo đúng quyền lợi của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, có thể để đảm bảo hoạt động của công việc tại đơn vị nên đơn vị có những quy định riêng. Để nắm rõ hơn vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Giám đốc bệnh viên để hỏi rõ trường hợp này.
7. Yêu cầu lao động nghỉ phép năm khi công ty gặp sự cố có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vui lòng cho em hỏi công ty của em bị sự cố và yêu cầu em làm việc 24 giờ liên tục, Từ 6 giờ sáng hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau, vậy 6 giờ sáng hôm sau là đến ca của em trực, công ty yêu cầu em nghỉ phép năm hoặc không lương, vậy cho em hỏi có đúng không ? Em có được nghỉ bù 4 giờ kế tiếp hưởng lương không ? Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Điều 108 Bộ luật lao động 2019 quy định về làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt. Theo đó, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào, dù là ngày làm việc bình thường hay ngày nghỉ và người lao động không được từ chối trong hai trường hợp:
– Trường hợp thứ nhất: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp thứ hai: Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Ở đây, công ty của bạn gặp sự cố. Do bạn không nêu rõ sự cố là gì nên nếu sự cố nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa thì công ty bạn có quyền yêu cầu bạn làm thêm giờ.
Tuy nhiên, công ty bạn vẫn phải đảm bảo số thời giờ làm thêm và các quyền lợi cho người lao động theo quy định của Điều 105 Bộ luật lao động 2019.
Như vậy, trường hợp bạn làm thêm giờ cho công ty do công ty gặp sự cố thì nếu công ty bạn chỉ tổ chức làm thêm giờ 1 ngày, không tổ chức đợt làm thêm nhiều ngày liên tục trong tháng thì trường hợp này công ty phải trả lương làm thêm giờ theo quy định Điều 97 Bộ luật lao động 2019 đối với ngày làm thêm giờ.
Mặt khác, nghỉ không hưởng lương được quy định tại khoản 2, Điều 115 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra, nếu muốn nghỉ thêm thì người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Và theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. Như vậy, từ các quy định trên thì việc công ty của bạn yêu cầu bạn nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ phép năm sau khi làm thêm 24 giờ tại công ty là không đúng.