Mức đóng, phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất năm 2021. Mức phí tham gia, số tiền phải đóng khi tham gia BHYT dành cho hộ gia đình theo quy định mới nhất 2021.
Bảo hiểm y tế là chính sách quan trọng của nhà nước, mang ý nghĩa nhân đạo chứ không mang ý nghĩa lợi nhuận và có tính chia sẻ trong cộng đồng, làm cho mỗi người sống có trách nhiệm với nhau hơn. Bảo hiểm y tế đặc biệt có ý nghĩa đối với gia đình, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sau vùng xa, biên giới hải đảo khi bị ốm đâu mà không có điều kiện vẫn được chữa trị. Đảm bảo an sinh xã hội, mọi công dân đều được công bằng trong chính sách của nhà nước.
Tư vấn mức đóng, phí tham gia bảo hiểm y tế trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Tuy nhiên về mức đóng Bảo hiểm y tế sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng có sự khác nhau phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đã được đánh trên cơ sở khách quan, hợp lý và đặc biệt đối với trong hộ gia đình có sự giảm xuống theo số thành viên trong gia đình đến thành viên thứ 5. Nhằm mục đích khuyến khích, tạo điều kiện để hộ gia đình có thể có điều kiện mua Bảo hiểm y tế cho tất cả các thành viên trong gia đình, đảm bảo ổn định cuộc sống.
Thứ nhất, về đối tượng đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình:
“5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, bao gồm:
5.1 Toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng.
5.2 Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, và 4 Điều này.”
Như vậy, Bảo hiểm y tế hộ gia đình bao gồm tất cả các thành viên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của gia đình. Tuy nhiên trừ đi một số đối tượng đang đóng theo chế độ khác (đóng theo nơi học tập hoặc nơi làm việc) và trường hợp được nhà nước đóng.
Thứ hai, về mức đóng:
Căn cứ Khoản 1, Điều 2 Nghị định 105/2014 NĐ/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
“Điều 2. Mức đóng bảo hiểm y tế
e) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đó với đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và Điểm n Khoản 3; Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật bảo hiểm y tế và đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
g) Mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi , bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ.”
Như vậy, cho thấy khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì mức đóng có sự giảm dần theo các thành viên khác so với các hình thức đóng còn lại. Để tạo thuận lợi cũng như khuyến khích tất cả các thành viên trong gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế.
Thứ ba, về phương thức đóng:
Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Quốc hội ban hành thì mức lương cơ sở được xác định: Kể từ ngày 1/7/2018 đến 30/12/2018 sẽ là 1.390.000 đồng.
Do đó số tiền bảo hiểm y tế các thành viên trong gia đình phải đóng như sau:
– Phương thức đóng định kì 12 tháng khoản phí là:
– Người thứ nhất: 4,5% x 1.390.000 = 62.550 Việt Nam đồng/tháng x 12 tháng = 750.600 Việt Nam đồng/năm
– Người thứ hai: 70% x 750.600 = 525.420 Việt Nam đồng/năm
– Người thứ ba: 60% x 750.600 = 450.360 Việt Nam đồng/năm
– Người thứ tư: 50% x 750.600 = 375.300 Việt Nam đồng/năm
– Người thứ năm: 40% x 750.600 = 300.240 Việt Nam đồng/năm
Phương thức đóng bảo hiểm y tế thì hộ gia đình có thể lựa chọn theo khả năng kinh tế của gia đình. Tuy nhiên thì vẫn phải thực hiện theo quy định của pháp luật
“Căn cứ Khoản 6, Điều 15 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật bảo hiểm y tế 2014
6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng quỹ bảo hiểm y tế.”
– Phương thức đóng định kì 3 tháng khoản phí là:
Người thứ nhất: 4,5% x 1.390.000 = 62.550 Việt Nam đồng/tháng x 3 tháng = 187.650 Việt Nam đồng/ 3 tháng
– Người thứ hai: 70% x = 131.355 Việt Nam đồng/ 3 tháng
– Người thứ ba: 60% x = 112.590 Việt Nam đồng/3 tháng
– Người thứ tư: 50% x = 93.825 Việt Nam đồng/3 tháng
– Người thứ năm: 40% x = 75.060 Việt Nam đồng/3 tháng
– Phương thức đóng 06 tháng khoản phí là:
Người thứ nhất: 4,5% x 1.390.000 = 62.550 Việt Nam đồng/tháng x 6 tháng = 375.300 Việt Nam đồng/ 6 tháng
– Người thứ hai: 70% x = 262.710 Việt Nam đồng/ 6 tháng
– Người thứ ba: 60% x = 225.180 Việt Nam đồng/ 6 tháng
– Người thứ tư: 50% x = 187.650 Việt Nam đồng/ 6 tháng
– Người thứ năm: 40% x = 150.120 Việt Nam đồng/ 6 tháng
Như vậy theo các khung đóng phí trên thì hộ gia đình có thể lựa chọn hình thức tham gia Bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình vừa đảm bảo mọi thành viên trong gia đình sẽ được bảo vệ về mặt sức khỏe khi chẳng may có rủi ro về sức khỏe, ốm đau tai nạn. Giúp gia đình phát triển bền vững, an tâm.
Tuy nhiên mức đóng trên sẽ không luôn cố định mà sẽ có sự thay đổi khi nền kinh tế xã hội thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào sự thay đổi về mức lương cơ sở mà nhà nước quy định ở mỗi năm nên cũng dẫn đến mức đóng Bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi theo. Do đó khi bạn thực hiện vấn đề đóng Bảo hiểm xã hội bạn cần kiểm tra thời điểm mình đóng mức lương cơ sở của nhà nước quy định như thế nào, để đưa ra phương thức đóng phù hợp.
Mục lục bài viết
1. Có bắt buộc tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều phải tham gia bảo hiểm y tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được biết có luật mới về Bảo Hiểm y tế là trong gia đình nếu 1 người cần mua bảo hiểm thì bắt buộc hết tất cả thành viên trong gia đình đều phải mua phải không?Trường hợp gia đình tôi, giờ có tôi đang làm việc ở Nhật Bản, ở đây tôi cũng có bảo hiểm của công ty. Bên Việt Nam, mẹ tôi đang muốn mua bảo hiểm thì phải làm thế nào? Tôi có phải gửi bảo hiểm của tôi về để làm bằng chứng là hiện tại tôi có bảo hiểm?
Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008, Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật bảo hiểm y tế
Mặt khác, Khoản 1, Điều 1 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế :
“1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
8. Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, người muốn mua BHYT tự nguyện theo hộ gia đình sẽ phải đăng ký mua cho toàn bộ người có tên trong hộ khẩu và cả người có tên trong diện đã khai báo tạm trú, tạm vắng (trừ những đối tượng đã mua hoặc diện được cấp thẻ BHYT từ nguồn khác như: nhóm được cấp thẻ BHYT do Nhà nước cấp, hộ nghèo, cận nghèo, người ở vùng biên giới hải đảo, đối tượng diện BHXH, cán bộ, công chức…). BHYT sẽ không bán cho những trường hợp mua theo diện tự nguyện riêng lẻ kiểu trong gia đình có “người mua, người không”.
Đối với trường hợp của bạn, bạn phải có giấy tờ chứng minh bạn đã tham gia bảo hiểm y tế ở bên Nhật thì mẹ bạn ở Việt Nam mới có thể tham gia bảo hiểm y tế. Hộ gia đình bạn muốn tham gia bảo hiểm y tế thì cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú dài hạn) đăng ký và đóng tiền mua BHYT.
2. Cách tính tỷ lệ đóng khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi một vấn đề như sau:
Tôi đi làm ở trong Bình Dương từ 2013, năm nay tôi về quê làm việc gần nhà và có tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Tôi nghe bên trạm xá nói là người thứ nhất đóng 4,5 mức lương cơ sở. Những người tiếp theo thì được giảm xuống 70%, 60%…. tuy nhiên có người tôi thấy nộp hơn 300.000 đồng, người nộp hơn 600.000 đồng. Tôi chưa hiểu nội dung như vậy, tôi hỏi nhưng họ chưa giải thích rõ.
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày, gia đình bạn đang tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Đây là nội dung mới của Luật bảo hiểm y tế 2014 và Nghị định số 105/2014/NĐ-CP . Theo đó mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo mức người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mặt khác tại Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC đối với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được thực hiện theo kỳ đóng. Người tham gia bao hiểm y tế đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng thì số tiền đóng được xác định theo mức đóng giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi trên mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế.
Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở thì người tham gia không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại đã đóng bảo hiểm y tế.
Ví dụ 3: Trường hợp 04 người của gia đình bạn có nhu cầu đóng BHYT một lần cho cả năm, số tiền đóng bảo hiểm y tế như sau:
– Người thứ nhất: 1.150.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 621.000 đồng.
– Người thứ hai: 621.000 đồng x 70% = 434.700 đồng.
– Người thứ ba: 621.000 đồng x 60% = 372.600 đồng.
– Người thứ tư: 621.000 đồng x 50% = 310.500 đồng.
Tương tự như vậy, nếu bạn đóng theo kỳ 3 tháng, 6 tháng thì mức đóng sẽ giảm xuống tương ứng thời giant ham gia.
3. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Như vậy:
Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của gia đình trừ đối tượng quy định theo Luật bảo hiểm y tế thuộc đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo các nhóm khác quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì phải tham gia cho tất cả thành viên trong gia đình.
2. Mức đóng của từng người trong gia đình khi tham gia bảo hiểm y tế
Theo khoản 3 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức đóng của từng người trong hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
– Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
– Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng người thứ nhất;
– Người thứ ba mức đóng bằng 60% mức đóng người thứ nhất;
– Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
– Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất;
4. Điều kiện tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cận nghèo
Tóm tắt câu hỏi:
Cho hỏi: Gia đình tôi được xác định hộ cận nghèo nhiều năm qua. Nhưng tôi không được hưởng bảo hiểm y tế hộ cận nghèo, từ lúc tôi có chồng (tôi có chồng được 4 năm). Nhưng không tách ra khỏi hộ khẩu gia đình, tôi không ở chung nhà, nhưng cũng ở cùng địa phương và khu phố. Vậy tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm cận nghèo không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“[…]
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
… “
Điều 25 Luật cư trú 2006 quy định sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình như sau:
“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”
Luật sư
Mặt khác, theo quy định Điều 29 Luật Cư trú 2006 thì trong trường hợp cá nhân chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh.
Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn, gia đình bạn được xác định là hộ cận nghèo nhiều năm qua. Sau đó bạn lấy chồng, nhưng không tách khỏi hộ khẩu gia đình, không ở chung nhà nhưng ở cùng địa phương như vậy bạn không phải là thành viên trong hộ gia đình do đó sẽ không được hưởng bảo hiểm cận nghèo.