Cách tính trọng tải xe. Thường thì trọng tải xe sẽ được đề cập trong hồ sơ đăng kiểm của xe. Vậy cách tính trọng tải của xe với từng loại?
Thông thường, tổng trọng lượng xe được phép tham gia giao thông thường được ghi rõ trong hồ sơ chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và trong đăng kiểm xe. Tuy nhiên, việc xác định này căn cứ vào từng loại xe.
Căn cứ pháp lý để tính trọng tải xe được quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGTVT ngày 07 tháng 02 năm 2014.
1.Giải thích từ ngữ.
Để áp dụng cách tính đúng đối với từng loại xe, ta cần làm rõ khái niệm của nó. Theo Điều 3 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGTVT ngày 07 tháng 02 năm 2014 về giải thích từ ngữ đã giải thích một số thuật ngữ liên quan đến vấn đề này, cụ thể:
-Tổng trọng lượng của xe gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng lượng hàng hóa xếp trên xe (nếu có);
-Tải trọng trục xe là tổng trọng lượng của xe phân bố trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba);
-Kính thước tối đa cho phép các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là kích thước bao ngoài giới hạn chiều rộng, chiều cao, chiều dài của xe kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) được phép tham gia giao thông trên đường bộ.
– Xe bánh xích là loại xe máy chuyên dùng tự hành di chuyển bằng bánh xích, khi tham gia giao thông trên đường bộ, răng bánh xích có thể gây hư hỏng mặt đường, lề đường.
– Tổ hợp xe với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc là một xe kéo một rơ moóc hoặc sự kết hợp một xe đầu kéo với một sơ mi rơ moóc.
-Hàng không thể tháo rời (chia nhỏ) là hàng dạng kiện còn nguyên kẹp chì, niêm phong của cơ quan Hải quan, An ninh, Quốc phòng hoặc là tổ hợp cấu kiện, thiết bị máy móc nếu tháo rời, chia nhỏ sẽ bị hư hỏng hoặc thay đổi công năng.
>>> Luật sư
2. Cách tính trọng tải xe theo Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGTVT ngày 07 tháng 02 năm 2014.
Cụ thể:
a )Cách tính trọng lượng xe tải được được phép tham gia giao thông:
+ Đối với xe thân liền:
– Có tổng số trục bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn;
– Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn;
– Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn;
– Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;
+ Đối với tổ hợp xe đầu kéo với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc:
– Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn;
– Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;
– Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn;
+ Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Tổng trọng lượng của tổ hợp xe gồm tổng trọng lượng của xe thân liền (tương ứng với tổng trọng lượng của các xe được quy định tại điểm a khoản này) và tổng các tải trọng trục xe của rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo (tương ứng với các tải trọng trục xe được quy định tại khoản 1 Điều này), nhưng không được lớn hơn 45 tấn.
b) Cách tính trọng tải trục xe tải, tải trọng cầu xe.
+ Trục đơn: Tải trọng trục xe ≤ 10 tấn/trục.
+ Cụm trục kép (hai trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
– Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
– Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
– Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.
+ Cụm trục ba (ba trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
– Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;
– Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.