Cách tính tiền tăng ca đúng theo quy định của pháp luật. Tăng ca, tính tiền tăng ca đối với lao động là tài xế.
Cách tính tiền tăng ca đúng theo quy định của pháp luật. Tăng ca, tính tiền tăng ca đối với lao động là tài xế.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Công ty tôi có tuyển một tài xế lái xe tải 4,5 tấn. Theo thỏa thuận giữa Công ty và tài xế: giờ làm việc mỗi ngày 08 tiếng, ngoài 08 tiếng sẽ được tính tiền tăng ca. Thực tế theo yêu cầu của Công ty tài xế thường phải chạy xe vào giờ nghỉ trưa từ 11 giờ 30 đến hơn 12 giờ 30. 01 tiếng nghỉ trưa này là giờ làm việc ngoài 08 tiếng mỗi ngày. Phòng nhân sự tính tiền tăng ca 1 tiếng này cho tài xế thì sếp không đồng ý. Sếp nói tài xế thì phải chấp nhận sự điều động như vậy tức là giờ nghỉ trưa này nếu làm việc vẫn không được tính tăng ca. Nếu tính lương như sếp yêu cầu thì rất thiệt cho tài xế. Cho hỏi:
1. Cách tính tăng ca cho tài xế của phòng nhân sự có đúng luật hay không?
2.Theo Luật có quy định nào về cách tính lương cho tài xế như sếp cty Hà yêu cầu không? Mong sớm nhận được phản hồi của Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Tại Điều 104 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động như sau:
“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.
– Tại Điều 106 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về làm thêm giờ như sau:
“Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Tại Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về làm thêm giờ như sau:
“Điều 4. Làm thêm giờ
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của
Như vậy, làm thêm giờ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
Tại Điều 97 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:
“Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, cách tính tiền lương cho tài xế của công ty bạn là sai, tài xế làm thêm giờ phải tính thêm tiền lương làm thêm giờ cho tài xế. Không có quy định của Luật nào về cách tính lương cho tài xế như sếp của công ty bạn. Cách tính tiền lương và thời gian làm việc theo quy định của “Bộ luật lao động năm 2019”.