Cách tính tiền lương của giáo viên mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. Mức tiền lương làm căn cứ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của giáo viên mầm non.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi là giáo viên mầm non công tác tại TP. Hồ Chí Minh, đến tháng 5/2017 hệ số lương + phụ cấp thâm niên nghề của tôi là 4.89 và 28%, hưởng phụ cấp ưu đãi là 35% + hổ trợ giáo viên mầm non là 25% + phụ cấp chức danh là 0.15. Vậy xin luật sư cho tôi biết cách tính từng phần để ra tổng lương của tôi. Cách tính trừ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội của tôi có phải là 10.5% trên hồ sơ lương x lương cơ sở + phụ cấp thâm niên không? Chân thành cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
+ Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐND;
+ Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC
+ Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn nêu bạn là giáo viên mần non công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ số lương là 4,89. Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BNV thì:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
2. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được điều động, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”
Như vậy, bạn là viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 02/2017/TT-BNV. Căn cứ theo Điều 3, Thông tư 02/2017/TT-BNV, chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dựa trên mức lương cơ cở và hệ số lương theo quy định tại Nghị định số 47/2017/NĐ-CP, mức lương, mức phụ cấp, và mức tiền như sau:
a) Công thức tính mức lương:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 | = | Mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng) | x | Hệ số lương hiện hưởng |
b) Công thức tính mức phụ cấp:
– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 | = | Mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng) | x | Hệ số phụ cấp hiện hưởng |
– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 | = | Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 | + | Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 (nếu có) | + | Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 07 năm 2017 (nếu có) | x | Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định |
– Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
>>> Luật sư
Áp dụng công thức trên với trường hợp của bạn thì bạn là giáo viên mầm non hưởng hệ số lương 4,89. Phụ cấp chức danh là 0.15. Thâm niên nghề 28%. Phụ cấp ưu đãi nhà giáo là 35%. Hỗ trợ giáo viên mầm non là 25%. Tiền lương của bạn hàng tháng được tính như sau:
Căn cứ khoản 2, Điều 3 Nghị định 47/2017/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng
– Mức lương theo hệ số lương = 1.300.000 x 4,89 = 6.357.000 đồng. Tiền lương theo hệ số được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
– Về phụ cấp chức vụ: Căn cứ theo Tiết 1, Mục IV Thông tư
Phụ cấp chức vụ được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
– Về phụ cấp thâm niên: Căn cứ khoản 3, Điều 2 Thông tư liên tịch
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng |
Mức phụ cấp thâm niên bạn được hưởng = (4,89 + 0,15) x 28% x 1.300.000 = 1.834.560 đồng. Phụ cấp thâm niên nghề được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.
– Về phụ cấp ưu đãi: Căn cứ theo Tiết 1, Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở ở đồng bằng, thành phố, thị xã là 35%. Phụ cấp ưu đãi được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Mức phụ cấp ưu đãi = 1.300.000 x (4,89 + 0,15) x 35% = 2.293.200 đồng.
Phụ cấp ưu đãi không được dùng làm căn cứ tính đóng bảo hiểm.
– Về phụ cấp hỗ trợ giáo viên mầm non là 25%: theo mục 4.2 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐND hỗ trợ giáo dục mầm non thành phố Hồ Chí Minh thì đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập: Hỗ trợ thêm 25% tiền lương/tháng do tính chất công việc.
Về việc trừ tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Theo quy định tại khoản 1, Điều 89
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).”